Đồng tình với Thông tư 67 về “Hình thức giám sát của nhân dân”, chị Nguyễn Thị Phương (26 tuổi, trú tại Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội) cho hay: Khi công dân được sử dụng các thiết bị như điện thoại hay máy ghi âm để giám sát thì việc CSGT dừng xe kiểm tra hành chính hay việc xử phạt sẽ minh bạch hơn.
Cũng theo chị Phương, trước đây, có nhiều trường hợp xử phạt sai; nhưng bên cạnh đó, ngày càng nhiều người tham gia giao thông thiếu ý thức, tùy tiện, đi ngược chiều, sử dụng đèn pha không đúng quy định, vượt ẩu... Nhiều lần chị Phương đã chứng kiến cảnh tranh cãi khi lực lượng CSGT xử phạt người vi phạm vì cả hai bên đều cho rằng mình đúng.
Cụ thể, tại khoản 5 điều 11 của Thông tư 67/2019/TT-BCA quy định về hình thức giám sát của nhân dân đối với lực lượng CSGT, chỉ rõ: Hành động (giám sát) này cũng phải nằm ngoài khu vực bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (đối với nơi có triển khai khu vực bảo đảm trật tự, an toàn giao thông) và tuân thủ các quy định pháp luật khác có liên quan.
Thông tư 67/2019/TT-BCA ra đời với mục đích bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người dân cũng như phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong hoạt động bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.
Ngoài ra, Thông tư này còn một nhiệm vụ nữa là nâng cao chất lượng, hiệu quả…, góp phần xây dựng lực lượng Công an nhân dân chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại.
Một số hình ảnh mà Phóng viên Báo Tin tức ghi nhận trong ngày đầu Thông tư 67/2019/TT-BCA có hiệu lực.
|
Tại nút giao thông ngã tư Kim Liên-Giải Phóng, (một người dân đang sử dụng điện thoại để ghi hình quá trình xử phạt của lực lượng CSGT). |
|
Theo Thông tư 67/2019/TT-BCA, hành động (giám sát) này cũng phải nằm ngoài khu vực bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và tuân thủ các quy định pháp luật khác có liên quan. |
Xem thêm video: Đường dây mua bán trinh tiết trẻ em ở Ba Vì, Hà Nội?