Hoài Linh giữ 14 tỷ, chậm làm từ thiện: Luật pháp quy định thế nào?

Google News

"Nếu nghệ sĩ Hoài Linh không chuyển tiền từ thiện cho đồng bào miền Trung như đã thỏa thuận hoặc có gian dối để chiếm đoạt số tiền đó thì có thể bị xử lý hình sự" - luật sư Đặng Văn Cường cho biết.

Dư luận đang quan tâm về việc NSƯT Hoài Linh (tên thật là Võ Hoài Linh) từng kêu gọi vận động các nhà hảo tâm trên cả nước hướng về miền Trung trong đợt lũ lịch sử (diễn ra vào đầu tháng 10 kéo dài đến đầu tháng 12 năm 2020) bằng cách ủng hộ tiền vào tài khoản ngân hàng cá nhân của mình. Số tiền mà các nhà hảo tâm quyên góp lên đến hơn 14 tỷ đồng. Nhưng đến nay hơn 6 tháng trôi qua kể từ thời điểm đấy, toàn bộ số tiền trên vẫn đang nằm trong “túi” của NSƯT Hoài Linh.
Hoai Linh giu 14 ty, cham lam tu thien: Luat phap quy dinh the nao?
NSƯT Hoài Linh 
The lời giải thích của Hoài Linh, trước Tết 2021, anh định trao số tiền quyên góp được cho bà con nhưng do dịch VOVID-19 bùng lên nên đành hoãn lại. Sau đó, anh dự kiến đi trao vào dịp từ ngày 10 đến 17/5/2021. Nhưng do dịch lại bùng lên nên chuyến đi tiếp tục hoãn.
NSƯT Hoài Linh cho biết, khi trao anh muốn có các chứng từ, giấy xác nhận của địa phương nơi đoàn từ thiện đến để đảm bảo sự minh bạch. Tất cả anh đều muốn phải thông qua chính quyền địa phương, có sự xác nhận của địa phương khi tiếp nhận số tiền giúp đồng bào.
Sau mỗi đợt trao, Hoài Linh hẹn sẽ công bố các clip và chứng từ minh bạch và cũng bày tỏ sự đáng tiếc vì đã chậm trễ vì những lý do ngoài ý muốn.
Mặc dù NSƯT Hoài Linh đã lên tiếng về việc chậm trễ trao số tiền từ thiện mà mình quyên góp được đến đồng bào bị ảnh hưởng bở lũ lụt miền trung. Nhưng nhiều ý kiến cho rằng việc Hoài Linh chậm triển khai 14 tỷ từ thiện mà để trong tài khoản có dấu hiệu trục lợi.
Trao đổi với PV Báo Tri Thức & Cuộc sống, luật sư Vũ Tuấn – Đoàn luật sư thành phố Hà Nội cho biết: "Để nhận xét một văn bản pháp luật nào điều chỉnh một hoạt động từ thiện cụ thể thì cần phải xem xét tương đối rộng như mục đích của công việc từ thiện, về phương thức hoạt động thiện nguyện và đối tượng được nhận các khoản tiền, vật, hàng hoá từ hoạt động từ thiện. Đối với từng hình thức từ thiện hoặc hoàn cảnh cho việc từ thiện có thể kể đến các quy định tại:
Nghị định 64/2008/NĐ-CP ngày 14/05/2008 của Chính phủ quy định về vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ nhân dân khắc phục khó khăn do thiên tai, hỏa hoạn, sự cố nghiêm trọng, các bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo; Luật phòng chống thiên tai 2013; Nghị định 160/2018/NĐ-CP ngày 29/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật phòng chống thiên tai 2013; Nghị định 93/2019/NĐ-CP ngày 25/11/2019 của Chính phủ về tổ chức hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện.
Đặt vấn đề quyên góp ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bởi thiên tai, bão lũ của nghệ sĩ Hoài Linh trong hệ quy chiếu pháp lý, nhận thấy đây là một hoạt động kêu gọi ủng hộ từ phía một cá nhân không thường xuyên.
Hoai Linh giu 14 ty, cham lam tu thien: Luat phap quy dinh the nao?-Hinh-2
Luật sư Vũ Tuấn trao đổi với PV báo Tri Thức & Cuộc Sống 
“Cá nhân, pháp nhân xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình trên cơ sở tự do, tự nguyện cam kết, thoả thuận. Mọi cam kết, thoả thuận không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện đối với các bên và phải được chủ thể khác tôn trọng” - luật sư Tuấn nói và cho rằng, việc mọi người ủng hộ chuyển tiền, tài sản thuộc sở hữu của mình thông qua một người khác được nêu trên, cùng với nguyên tắc người dân có thể làm những gì mà pháp luật không cấm và hiện nay pháp luật cũng không cấm cá nhân đứng ra làm từ thiện thì việc vận động các cá nhân khác làm từ thiện không thường xuyên của Hoài Linh là không sai, ở một góc độ nào đó còn có thể được xem xét khen thưởng theo pháp luật về thi đua, khen thưởng.
Theo luật sư Tuấn, nhiều ý kiến cho rằng việc Hoài Linh chậm triển khai 14 tỷ từ thiện mà để trong tài khoản có dấu hiệu trục lợi là chưa có cơ sở lúc này, bởi cá nhân, pháp nhân nào đó gửi tiền cho Hoài Linh để nhằm mục đích ủng hộ, từ thiện được nhìn nhận tương tự việc uỷ quyền cho người khác định đoạt tài sản của mình, việc thực hiện công việc được uỷ quyền, thời gian thực hiện, phương thức thực do các bên thoả thuận, nếu các bên không thoả thuận thì căn cứ theo quy định của pháp luật là 1 năm kể từ khi giao kết uỷ quyền được thực hiện. Đối với uỷ quyền không có thù lao, các bên có quyền chấm dứt bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên còn lại khoảng thời gian hợp lý; ngoài ra bên nhận uỷ quyền còn có nghĩa vụ thông báo cho bên uỷ quyền về tiến độ, công việc được uỷ quyền.
Mặt khác, theo quy định của một số ngân hàng, khoản tiền để trong tài khoản thanh toán thường không phát sinh lãi, hoặc phát sinh số lãi rất nhỏ. Để kết luận có hay không hành vi trục lợi, cần phải xem xét cách thức gửi tiền của nghệ sĩ này và cách thực hiện công việc được các cá nhân, pháp nhân khác tin tưởng giao phó có đúng với mục đích sử dụng thể hiện tại nội dung thoả thuận hoặc nội dung chuyển tiền hay không. Nếu số tiền được sử dụng sai mục đích, hoặc có cơ sở khách quan cho thấy Hoài Linh không thực hiện công việc như thoả thuận, các cá nhân, pháp nhân đã chuyển tiền ủng hộ có quyền yêu cầu Hoài Linh thực hiện hoặc hoàn trả lại số tiền đã chuyển và chấm dứt công việc được uỷ quyền thực hiện.
Luật sư Đặng Văn Cường thì cho rằng: "Nếu nghệ sĩ Hoài Linh không chuyển tiền từ thiện cho đồng bào miền Trung như đã thỏa thuận hoặc có gian dối để chiếm đoạt số tiền đó thì có thể bị xử lý hình sự".
Theo quy định của pháp luật thì đây là quan hệ dân sự về việc thực hiện công việc theo nội dung ủy quyền tặng cho tài sản. Người tặng cho là người có tiền, tài sản. Người được tặng cho là đồng bào miền Trung đang gặp khó khăn vì thiên tai. Nghệ sĩ Hoài Linh trong trường hợp này chỉ là người đại diện theo ủy quyền của người có tài sản, có trách nhiệm chuyển giao tài sản của bên cho sang cho bên nhận tài sản theo thỏa thuận, cam kết trước nó.
Việc ủy quyền tặng cho tài sản này được thực hiện theo quy định của bộ luật dân sự năm 2015 và các văn bản pháp luật có liên quan.
Nghĩa vụ của Hoài Linh là nghĩa vụ của bên được ủy quyền, cụ thể Bộ luật dân sự quy định như sau:
“Điều 565. Nghĩa vụ của bên được ủy quyền
1. Thực hiện công việc theo ủy quyền và báo cho bên ủy quyền về việc thực hiện công việc đó.
2. Báo cho người thứ ba trong quan hệ thực hiện ủy quyền về thời hạn, phạm vi ủy quyền và việc sửa đổi, bổ sung phạm vi ủy quyền.
3. Bảo quản, giữ gìn tài liệu và phương tiện được giao để thực hiện việc ủy quyền.
4. Giữ bí mật thông tin mà mình biết được trong khi thực hiện việc ủy quyền.
5. Giao lại cho bên ủy quyền tài sản đã nhận và những lợi ích thu được trong khi thực hiện việc ủy quyền theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.
6. Bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ quy định tại Điều này”.
Tuy nhiên, luật sư Cường nhấn mạnh: "Trong những trường hợp ủy quyền thực hiện hoạt động từ thiện như thế này nếu như phát hiện có việc gian dối để chiếm đoạt số tiền từ thiện từ 4.000.000 đồng trở lên hoặc sử dụng số tiền từ thiện sai mục đích dẫn đến mất khả năng trả lại tài sản thì người nhận ủy quyền như nghệ sĩ Hoài Linh trong tình huống này sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo quy định tại điều 175 bộ luật hình sự năm 2015. Đây là trách nhiệm pháp lý cứ không phải là câu chuyện vui cười hay nói xong là xong"
 >>> Mời quý độc giả xem video: Nam huấn luyện viên thể hình bán dâm cho cô gái 22 tuổi

Nguồn: Truyền Hình Đồng Tháp


Hiểu Lam - Cao Bằng

>> xem thêm

Bình luận(0)