Để mang tiền về cho con, nhiều lao động ngậm ngùi đón Tết xa quê

Google News

Tết đến ai cũng muốn về nhà sum họp cùng gia đình. Thế nhưng vẫn có nhiều người lao động Tết này phải nén nỗi nhớ nhà đón Tết xa quê.

Tết này là Tết thứ 2 cô Phạm Thị Nga (Hải Dương) không thể về quê sum họp cùng chồng và các con. Cuộc sống khó khăn, 2 năm trước cô Nga quyết định một mình ra Hà Nội thuê nhà trọ và làm công nhân vệ sinh môi trường. Mỗi khi Tết đến xuân sang, nhà nhà sum họp, lại là lúc cô Nga bận rộn nhất với công việc làm sạch đường phố.
“Tết này cũng không được nghỉ, mọi người đều phải chia ca làm việc cả đêm 30, mùng 1. Tết xa nhà tủi thân, nhớ chồng con lắm, nhưng vì công việc không cho phép nên đành chấp nhận. Cuối năm, nhìn mọi người tấp nập mua sắp Tết lại nhớ nhà da diết, hình ảnh cả nhà cùng chuẩn bị Tết những năm trước lại ùa về. Tôi chỉ mong cố gắng làm việc, kiếm thêm chút tiền gửi về nhà cho các con ăn học”, cô Nga tâm sự.
De mang tien ve cho con, nhieu lao dong ngam ngui don Tet xa que
Mỗi khi Tết đến xuân sang, nhà nhà sum họp, lại là lúc cô Phạm Thị Nga bận rộn nhất với công việc làm sạch đường phố. 
Cô Hồ Thị Phương (Nghệ An) Tết này cũng không được về quê sum họp cùng gia đình. Điều kiện kinh tế khó khăn, cô Phượng ra Hà Nội làm công nhân dọn vệ sinh, ngoài thời gian rảnh, cô vẫn tranh thủ đi nhặt thêm phế liệu, chai lọ ở các bãi rác đem bán với mong muốn kiếm them thu nhập nuôi 3 con ăn học. Kỳ nghỉ Tết Nguyên đán của hầu hết người lao động năm nay kéo dài 9 ngày, nhưng với cô Phương, chỉ rút ngắn vỏn vẹn duy nhất ngày mùng 1 Tết.
Cô Phương chia sẻ, tính chất công việc đặc thù, thời điểm lễ Tết mọi người được nghỉ ngơi thoải mái nhất lại là thời điểm những công nhân môi trường, dọn vệ sinh như cô vất vả hơn cả vì lượng rác thải nhiều.
De mang tien ve cho con, nhieu lao dong ngam ngui don Tet xa que-Hinh-2
Cô Hồ Thị Phương (Nghệ An) Tết này cũng không được về quê sum họp cùng gia đình. 
“Tết đến nhớ nhà và tủi thân lắm nhưng cũng không biết làm thế nào, chỉ cố gắng đi làm có thêm đồng lương dù ít ỏi để trang trải gia đình. Hy vọng hè năm nay dịch bệnh đỡ phức tạp hơn sẽ có thể về nhà cùng các con ít ngày”, cô Phương chia sẻ.
Cố đi làm Tết để kiếm thêm thu nhập
Muốn lắm những cái Tết tại quê nhà, nhưng năm nay cô Đỗ Thị Nụ (Nam Định) vẫn gác nỗi nhớ nhà, quyết định ở lại Hà Nội đi làm kiếm thu nhập. Rời quê Nam Định lên Hà Nội kiếm sống bằng nghề thu mua phế liệu, làm thuê… Chồng mất, một mình nuôi các con ăn học, gánh nặng kinh tế đè cả lên vai cô Nụ. Dù vất vả mưu sinh nơi đất khách quê người, song cô Nụ vẫn cố gắng để thực hiện ước mơ các con được học đại học.
“Tết xa nhà xa quê dù buồn dù nhớ, nhưng tôi cố gắng làm thêm được đồng nào hay đồng ấy”, cô Nụ chia sẻ.
De mang tien ve cho con, nhieu lao dong ngam ngui don Tet xa que-Hinh-3
Cô Đỗ Thị Nụ (Nam Định, áo đỏ) gác nỗi nhớ nhà, quyết định ở lại Hà Nội đi làm kiếm thu nhập. 
Phố phường tấp nập, còn tại căn phòng trọ nhỏ của vợ chồng chị Trịnh Thị Hoa (Hà Tĩnh), công nhân khu công nghiệp Bắc Thăng Long (Hà Nội) vẫn im ắng, đảm đạm như ngày thường. Vợ chồng chị Hoa vẫn vội vã với việc tăng ca cuối năm, buổi tối đi làm về muộn cũng chỉ tranh thủ gọi về quê cho bố mẹ, các con ở quê.
Tết này vợ chồng chị Hoa cũng ở lại thành phố phần vì lo ngại dịch bệnh, phần vì muốn tiết kiệm chi phí đi lại, tranh thủ làm tăng ca ngày Tết kiếm thêm thu nhập.
“Cả năm nay nhiều tháng liền do ảnh hưởng của dịch bệnh, chúng tôi phải nghỉ luân phiên, không có đơn hàng, tiền lương chẳng đủ trang trải cuộc sống ở thành phố. Việc quyết định Tết về hay ở cũng đắn đo mãi, suy nghĩ nhiều ngày, ai cũng muốn được về bên gia đình, nhưng nhà xa, đi lại tốn kém, nếu về quê ăn Tết lại tốn thêm một khoản kha khá để chi tiêu. Vợ chồng tôi quyết định ở lại thành phố làm thêm, gửi tiền đó về quê cho ông bà chăm giúp cháu. Sau Tết khi dịch bệnh ổn định hơn sẽ xin về nghỉ phép ít ngày”, chị Hoa chia sẻ.
Theo Nguyễn Trang-Trà My/VOV

>> xem thêm

Bình luận(0)