Chi phí bôi trơn vẫn cao, cần giảm nữa

Google News

TS Lê Đăng Doanh cho rằng, điểm cần lưu ý trong Báo cáo PCI năm 2019 do VCCI công bố là số lượng doanh nghiệp (DN) phải bôi trơn dù giảm nhưng vẫn ở mức rất cao. TS Doanh cho rằng, có nhiều DN phải “bôi trơn” nhưng không dám nói.

Chi phi boi tron van cao, can giam nua
 
Ngoài ra, con số 59% DN gặp khó khăn trong khi thực hiện thủ tục về đất đai, giải phóng mặt bằng và 53% số DN vướng mắc trong thủ tục liên quan đến xây dựng, quy hoạch cho thấy, cải cách hành chính, cải cách bộ máy của Việt Nam chậm chạp so với yêu cầu, so với đòi hỏi của cộng đồng doanh nghiệp. Chúng ta cần nhìn thẳng vào sự thật và phải thay đổi.
Cơ quan chức năng phải nhìn vào thực tế này để công khai minh bạch. Bộ máy nhà nước công khai cụ thể, các đơn vị nào làm gì? Các đề nghị, thủ tục của DN sẽ do đơn vị nào giải quyết và khi nào xong? Các bước này phải công bố rộng rãi trên mạng internet và chuyển mạnh mẽ sang kinh tế số, thể hiện rõ trách nhiệm giải trình của bộ ngành. Đây là cơ sở để có những cải thiện mạnh mẽ hơn. Tôi cho rằng, không thể hài lòng với chỉ số 50 % DN phải “bôi trơn” khi thực hiện các thủ tục hành chính và phải nỗ lực hơn nữa để con số này giảm nữa.
Trong báo cáo nêu lên thực trạng, việc cải cách bộ máy làm việc nhỏ, việc mang tính hình thức. Những cải cách cơ bản nhằm hỗ trợ doanh ngiệp nhiều hơn chưa tiến triển. Con số cải thiện, cắt giảm lớn nhưng kết quả đem lại không lớn như công bố. Chúng ta phải có bộ máy vào cuộc thực sự, hợp tác với các bộ để thay đổi.
Trong bối cảnh khó khăn do đại dịch COVID-19, muốn khôi phục nền kinh tế, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển, việc đẩy mạnh cải cách bộ máy hành chính quan trọng hàng đầu. Công ty nước ngoài đang rút khỏi Trung Quốc, đây là cơ hội để Việt Nam đưa ra lời mời chào đến các DN này. Nếu không có hành động cụ thể, Việt Nam khó có thể thu hút các tập đoàn lớn ở các nước tiên tiến ở châu Âu, Mỹ.
Theo Ngọc Linh/Tiền Phong

>> xem thêm

Bình luận(0)