Bán “giấy đi đường” thông chốt kiểm dịch: Chủ tiệm cầm đồ vi phạm gì?

Google News

Trường hợp có dấu hiệu làm giả tài liệu, con dấu, chủ tiệm cầm đồ bán giấy đi đường ở Hà Nội có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức theo quy định tại Điều 341 BLHS.

Công an quận Thanh Xuân, Hà Nội đang mở rộng điều tra vụ 3 thanh niên mua 9 giấy đi đường ở cửa hàng cầm đồ.
Ngày 6/8, tại chốt phòng chống dịch COVID-19 ở đầu ngõ 214 Nguyễn Xiển, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, lực lượng chức năng quận Thanh Xuân phát hiện 3 trường hợp sử dụng giấy đi đường để qua chốt có biểu hiện nghi vấn.
Tại trụ sở Công an phường Hạ Đình, ba đối tượng gồm T.Đ.L (SN 1993), Đ.V.B (SN 1987) và Đ.H.T (SN 1993) cùng trú tại quận Hoàng Mai, Hà Nội khai nhận, đã mua 9 giấy đi đường với tổng số tiền 12 triệu đồng tại... một cửa hàng cầm đồ ở đường Láng, quận Đống Đa.
Ban “giay di duong” thong chot kiem dich: Chu tiem cam do vi pham gi?
 Ảnh minh họa. Zing.
Trao đổi với PV Báo Tri thức và Cuộc sống, luật sư Hoàng Tùng, Trưởng Văn phòng Luật sư Trung Hòa, Đoàn Luật sư TP Hà Nội cho rằng, giấy đi đường của các tổ chức, doanh nghiệp hoạt động cung cấp hàng hóa, dịch vụ cần thiết nhằm mục đích xác nhận nhân viên, người lao động của mình đi lại làm việc trong thời gian giãn cách xã hội. Giấy đi đường chỉ có hiệu lực đối với nhân viên, người lao động của đơn vị đó khi thực hiện công việc được giao cần thiết. Nếu sử dụng giấy đi đường không đúng mục đích, không vì công việc được giao thì giấy đi đường này cũng không có tác dụng.
Do đó, sự việc 3 người đàn ông mua giấy đi đường để đi lại khi không cần thiết, không vì phục vụ nhu cầu thiết yếu, làm việc trong các ngành nghề được hoạt động khi gian cách xã hội, có dấu hiệu vi phạm các quy định về phòng chống dịch.
“Việc ra ngoài khi không cần thiết, theo quy định sẽ bị xử phạt. Người không đeo khẩu trang nơi công cộng, không giữ khoảng cách theo quy định khi tiếp xúc, ra ngoài không cần thiết bị phạt tiền tối đa 3 triệu đồng” – luật sư Hoàng Tùng cho biết.
Đối với cửa hàng cầm đồ bán giấy đi đường trên, cơ quan chức năng cần điều tra làm rõ một số vấn đề như: Giấy đi đường của đơn vị là đúng hay không? Có dấu hiệu làm giả giấy đi đường hay không? Ai bán giấy đi đường? ... Để xác định vi phạm cụ thể.
“Trường hợp có dấu hiệu làm giả tài liệu, con dấu thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức theo quy định tại Điều 341 BLHS.
Ban “giay di duong” thong chot kiem dich: Chu tiem cam do vi pham gi?-Hinh-2
Nguồn: Hà Nội Mới. 
>>> Mời độc giả xem thêm video Bệnh viện dã chiến tại Hà Nội sau 16 ngày thần tốc xây dựng:

Nguồn: ANTV

Hải Ninh

>> xem thêm

Bình luận(0)