3 bà cháu chết cháy: Hiểm hoạ từ nhà “không lối thoát”, cách thoát hiểm

Google News

(Kiến Thức) - Với kiểu nhà ống nằm ken đặc nhau, không có lối thoát ở Hà Nội, cộng thêm việc người dân thiếu kỹ năng thoát hiểm khi gặp hỏa hoạn đã dẫn đến những cái chết thương tâm trong thời gian qua. 

Theo đó, vụ việc cháy nhà khiến 3 bà cháu tử vong ở Thịnh Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội khiến 3 bà cháu thiệt mạng vào sáng 1/12, chứng kiến vụ việc nhiều người dân khu phố vô cùng đau xót. Do ngôi nhà được quây kín bằng tôn nên việc cứu người gặp nhiều khó khăn.
Một nhân chứng buồn bã chĩa sẻ: “Lúc đập được phần mái tôn thì cả ba nạn nhân nằm đè lên nhau tử vong tại khu vực gác xép tử vong thương tâm. Cảnh tượng đó tôi cùng nhiều người chứng kiến rất đau lòng. Họ đã cố gắng thoát ra ngoài nhưng bất thành”.
Theo đó, người dân cần trang bị cho mình những kiến thức cần thiết để đảm bảo an toàn tính mạng bản thân và gia đình khi có sự cố cháy nổ xảy ra. Đại tá Nguyễn Trường Sơn (Phó trưởng Công an quận Cầu Giấy, Hà Nội phụ trách công tác phòng cháy, chữa cháy), để giúp bản thân, gia đình và những người xung quanh an toàn, mọi người cần nắm vững những kỹ năng thoát hiểm khi xảy ra cháy, nổ dưới đây:
3 ba chau chet chay: Hiem hoa tu nha “khong loi thoat”, cach thoat hiem
Hiện trường vụ cháy khiến 3 bà cháu tử vong ở Thịnh Liệt. 
Kỹ năng 1: Khi xảy ra sự cố về cháy, nổ ở gia đình cần bình tĩnh. Đối với các cháu nhỏ phải làm theo sự chỉ dẫn của người lớn trong gia đình.
Kỹ năng 2: Để tránh bị ngạt khói, di chuyển ra ngoài bằng cách bò sát mặt đất, bịt khăn có thấm nước lên miệng, mũi. Trong khi bò nên bò theo men bờ tường để tìm lối thoát nạn một cách nhanh nhất.
Kỹ năng 3: Khi thoát ra ngoài phòng cần bình tĩnh di chuyển theo đường cầu thang bộ. Tuyệt đối không được chen lấn xô đẩy trong quá trình thoát nạn. Không được sử dụng thang máy để thoát nạn vì khi có sự cố cháy, nổ nguồn điện sẽ bị cắt nên thang máy sẽ bị dừng lại bất cứ khi nào dẫn đến bị kẹt và ngạt khí gây tử vong.
Kỹ năng 4: Nếu phải mở cửa thì phải kiểm tra nhiệt độ của cửa trước khi mở. Khi mở cửa phải tránh sang một bên để đề phòng lửa tạt.
3 ba chau chet chay: Hiem hoa tu nha “khong loi thoat”, cach thoat hiem-Hinh-2
 
Kỹ năng 5: Trong trường hợp ngọn lửa bùng phát, khói, khí độc bao trùm hành lang và không thể thoát ra ngoài cần bình tĩnh dùng chăn ẩm ướt, hoặc băng dính bịt kín các khe cửa để tránh khói khi độc tràn vào phòng và ở tại phòng chờ lực lượng chữa cháy và cứu nạn cứu hộ đến để đưa ra nơi an toàn.
Kỹ năng 6: Cần di chuyển ra ngoài ban công, cửa sổ gọi to hoặc dùng khăn, áo mũ để ra hiệu cầu cứu.
Kỹ năng 7: Khi có lực lượng đến cứu, phải bình tĩnh làm theo hướng dẫn của lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy.
Kỹ năng 8: Trong trường hợp chưa thể tiếp cận được các lối thoát nạn an toàn hoặc ra cửa sổ hay ban công để cầu cứu thì phải tìm những vị trí lãnh nạn tạm thời như Ban công hay cửa sổ chưa bị ngọn lửa hay khói , khí độc đe dọa để chờ lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy đến giải cứu. Tuyệt đối không núp trong nhà vệ sinh.
Kỹ năng 9: Trong trường hợp quần áo bị bén lửa phải nằm xuống và lăn người qua lại hoặc lăn tròn để làm tắt ngọn lửa.
Kỹ năng 10: Khi xảy ra cháy, nổ tại những nơi tập trung đông người (Trung tâm thương mại, siêu thị, rạp chiếu phim ...) việc đầu tiên phải thật bình tĩnh tìm cách hoặc tuân theo sự chỉ dẫn của nhân viên hướng dẫn thoát ra khỏi tòa nhà qua các lối thoát nạn thuông thường như: Cầu thang bộ, nơi có đèn Exit – Lối ra là những nơi thoát nạn an toàn nhất.
Bên cạnh đó, khi xảy ra cháy, nổ, cần cứu nạn cứu hộ hãy tìm mọi cách báo cháy nhanh nhất cho mọi người xung quanh biết. Đồng thời gọi điện thoại cho Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy theo số 114. Mỗi gia đình nên tự trang bị phương tiện chữa cháy, bình chữa cháy để tự chữa cháy khi có sự cố cháy nổ xảy ra. Đồng thởi mở lối cửa thoát hiểm ra ngoài trên các chuồng cọp, lồng sắt ban công và không sắp xếp hàng hóa, đồ đạc, tài sản cản trở lối thoát nạn.
>>> Xem thêm video: 5 kỹ năng sống còn giúp trẻ thoát hiểm khi có cháy

Nguồn: ANTV.

Trung Vương

>> xem thêm

Bình luận(0)