Những bức ảnh này là bằng chứng đáng sợ của sự ấm lên toàn cầu: Trái đất ấm lên đồng nghĩa với việc băng tan chảy ở các vùng cực. Băng tuyết tan chảy tạo thành hồ màu ngọc lam (ảnh) ở Budd Coast, Nam Cực. Các sông băng trên thế giới đang tan chảy với tốc độ nhanh chóng mặt do nhiệt độ toàn cầu tăng lên. Trong hình là sông băng Perito Moreno ở Argentina đang tan vỡ. Băng tan khiến mực nước biển dâng cao, và nó cũng ảnh hưởng đến đời sống của các loài động vật hoang dã. Gấu Bắc cực là nạn nhân chịu ảnh hưởng lớn nhất từ sự thay đổi điều kiện nhiệt độ ở Bắc Cực. Do mất môi trường săn mồi quen thuộc, các con gấu Bắc cực đang dần chuyển sang ăn thịt người và ăn luôn gấu con của mình. Do sự ấm lên toàn cầu, không khí xoáy ở Bắc Cực, được gọi là "cực xoáy" không ổn định, dẫn đến sự thay đổi thời tiết băng giá bất thường ở Canada và Mỹ, gây ra cảnh đóng băng như thế này ở Thác Niagara (ảnh). Các nhà khoa học khí hậu dự đoán sự gia tăng các vụ cháy rừng, giống như vụ cháy rừng gần Clayton, California, năm 2013 (ảnh), khi nhiệt độ Trái đất tiếp tục tăng. Bão lũ được dự đoán cũng sẽ gia tăng trong tương lai, khi mực nước biển tăng lên vì sự ấm lên toàn cầu. Con sông South Platte ở Colorado mùa lũ 2013 để lại cảnh tượng những chiếc xe bị ngập nặng (ảnh). Và hậu quả lũ lụt không chỉ xảy ra riêng ở Mỹ. Đây là hình ảnh một đứa trẻ ngủ ở giữa một đường phố bị ngập lụt ở thành phố Trùng Khánh, Trung Quốc trong đợt lũ năm 2010 gây mưa xối xả, giết chết hàng chục người. Năm 2012, lũ lụt tàn phá nhiều khu vực gần sông Amazon của Brazil, trong khi đó hạn hán lại tàn phá ở vùng đông bắc của đất nước này. Ảnh: một người phụ nữ đang cố gắng gạn nước từ vũng nước cạn ở bang Bahia, Brazil. Sự gia tăng nhiệt độ được dự đoán sẽ tàn phá nghiêm trọng nguồn cung cấp nước trên toàn thế giới. Con cua này (ảnh) đang ngấp ngoải trên một hồ cạn nước gần Seoul, Hàn Quốc. Năm 2012, hàng ngàn con cá chết trôi nổi trong hồ Nageen ở Srinagar, Ấn Độ. Chúng bị giết chết bởi sự suy giảm oxy và nhiệt độ nước dao động. Nhiệt độ nước tăng cao có thể là mối đe dọa lớn đối với các sinh vật thủy sinh nhạy cảm. Sự biến đổi khí hậu đang làm tắc nghẽn hệ sinh thái thuỷ sinh bởi tảo nở hoa, phát triển bởi sự gia tăng nhiệt độ nước. Tảo nở hoa sản xuất độc tố gây chết các sinh vật khác trong nước. Hình ảnh màu sắc nổi bật của tảo trong hình ảnh này được ghi nhận ở hồ Chaohu, Trung Quốc.
Những bức ảnh này là bằng chứng đáng sợ của sự ấm lên toàn cầu: Trái đất ấm lên đồng nghĩa với việc băng tan chảy ở các vùng cực. Băng tuyết tan chảy tạo thành hồ màu ngọc lam (ảnh) ở Budd Coast, Nam Cực.
Các sông băng trên thế giới đang tan chảy với tốc độ nhanh chóng mặt do nhiệt độ toàn cầu tăng lên. Trong hình là sông băng Perito Moreno ở Argentina đang tan vỡ.
Băng tan khiến mực nước biển dâng cao, và nó cũng ảnh hưởng đến đời sống của các loài động vật hoang dã. Gấu Bắc cực là nạn nhân chịu ảnh hưởng lớn nhất từ sự thay đổi điều kiện nhiệt độ ở Bắc Cực. Do mất môi trường săn mồi quen thuộc, các con gấu Bắc cực đang dần chuyển sang ăn thịt người và ăn luôn gấu con của mình.
Do sự ấm lên toàn cầu, không khí xoáy ở Bắc Cực, được gọi là "cực xoáy" không ổn định, dẫn đến sự thay đổi thời tiết băng giá bất thường ở Canada và Mỹ, gây ra cảnh đóng băng như thế này ở Thác Niagara (ảnh).
Các nhà khoa học khí hậu dự đoán sự gia tăng các vụ cháy rừng, giống như vụ cháy rừng gần Clayton, California, năm 2013 (ảnh), khi nhiệt độ Trái đất tiếp tục tăng.
Bão lũ được dự đoán cũng sẽ gia tăng trong tương lai, khi mực nước biển tăng lên vì sự ấm lên toàn cầu. Con sông South Platte ở Colorado mùa lũ 2013 để lại cảnh tượng những chiếc xe bị ngập nặng (ảnh).
Và hậu quả lũ lụt không chỉ xảy ra riêng ở Mỹ. Đây là hình ảnh một đứa trẻ ngủ ở giữa một đường phố bị ngập lụt ở thành phố Trùng Khánh, Trung Quốc trong đợt lũ năm 2010 gây mưa xối xả, giết chết hàng chục người.
Năm 2012, lũ lụt tàn phá nhiều khu vực gần sông Amazon của Brazil, trong khi đó hạn hán lại tàn phá ở vùng đông bắc của đất nước này. Ảnh: một người phụ nữ đang cố gắng gạn nước từ vũng nước cạn ở bang Bahia, Brazil.
Sự gia tăng nhiệt độ được dự đoán sẽ tàn phá nghiêm trọng nguồn cung cấp nước trên toàn thế giới. Con cua này (ảnh) đang ngấp ngoải trên một hồ cạn nước gần Seoul, Hàn Quốc.
Năm 2012, hàng ngàn con cá chết trôi nổi trong hồ Nageen ở Srinagar, Ấn Độ. Chúng bị giết chết bởi sự suy giảm oxy và nhiệt độ nước dao động. Nhiệt độ nước tăng cao có thể là mối đe dọa lớn đối với các sinh vật thủy sinh nhạy cảm.
Sự biến đổi khí hậu đang làm tắc nghẽn hệ sinh thái thuỷ sinh bởi tảo nở hoa, phát triển bởi sự gia tăng nhiệt độ nước. Tảo nở hoa sản xuất độc tố gây chết các sinh vật khác trong nước. Hình ảnh màu sắc nổi bật của tảo trong hình ảnh này được ghi nhận ở hồ Chaohu, Trung Quốc.