Trong một nghiên cứu gần đây, các nhà khoa học đã thử di chuyển một số con thằn lằn Brown Anole từ môi trường mát mẻ tới khu vực ấm hơn để mô phỏng sự thay đổi khí hậu nhanh chóng. Kết quả nghiên cứu khiến các nhà khoa học kinh ngạc, thằn lằn di chuyển nhanh và tích cực săn mồi hơn, đồng nghĩa chúng có cơ hội sống sót cao hơn. Các nhà khoa học phát hiện ra rằng loài chim bạc má đuôi dài (có tên khoa học là Aegithalos caudatus) có thể sống sót lâu hơn nếu nó trải qua mùa sinh sản ở khu vực ấm áp, khô ráo. Khi nhiệt độ toàn cầu tăng lên do biến đổi khí hậu, những con chim này sẽ cảm thấy yêu mến cuộc sống hơn rất nhiều. Muỗi là loài côn trùng khiến con người sợ hãi. Nó có thể gia tăng số lượng không thể kiểm soát khi nhiệt độ Trái đất ấm hơn. Nghiên cứu khoa học công bố năm 2013 cho rằng biến đổi khí hậu cung cấp điều kiện lý tưởng cho loài muỗi hổ châu Á mở rộng lãnh thổ. Đây là loài xâm lấn ban đầu chỉ được biết đến ở Đông Nam Á, sau đó đã lan rộng ra khắp nửa phía nam của nước Mỹ. Cá ngựa vằn thích hợp để sinh sản trong điều kiện khắc nghiệt của biến đổi khí hậu, theo một nghiên cứu công bố trong Kỷ yếu của Viện hàn lâm khoa học Nga. Các nhà khoa học quan sát thấy sự khác biệt trong thành phần cơ và biểu hiện gen của loài cá. Họ nhận thấy những con cá bơi trội hơn, thích nghi nhanh với sự thay đổi nhiệt độ nóng lên do biến đổi khí hậu toàn cầu. Bọ cánh cứng đục gỗ thông là loài vật phá hại nghiêm trọng, đặc biệt, nó có thể gây hại nghiêm trọng hơn khi nhiệt độ toàn cầu tăng lên. Các nhà khoa học cho biết các quần thể bọ cánh cứng đang phát triển và lây lan nhanh chóng do tác động của biến đổi khí hậu. Một nghiên cứu công bố trên tạp chí khoa học Science cho biết, bướm Brown Argus đã và đang mở rộng phạm vi sống của nó, tăng lên tới 80km trong vòng 20 năm. Nhiệt độ ấm hơn chính là điều kiện lý tưởng cho loài bướm này sinh sản và xâm chiếm lãnh thổ. Các nhà nghiên cứu nhận thấy những thay đổi về cường độ gió trên vùng biển phía Nam cho phép loài hải âu bay nhanh hơn và có nhiều thời gian tìm kiếm thức ăn. Biến đổi khí hậu được cho là sẽ làm thay đổi mô hình gió toàn cầu, điều này là vô cùng có lợi cho loài chim biển này.
Trong một nghiên cứu gần đây, các nhà khoa học đã thử di chuyển một số con thằn lằn Brown Anole từ môi trường mát mẻ tới khu vực ấm hơn để mô phỏng sự thay đổi khí hậu nhanh chóng. Kết quả nghiên cứu khiến các nhà khoa học kinh ngạc, thằn lằn di chuyển nhanh và tích cực săn mồi hơn, đồng nghĩa chúng có cơ hội sống sót cao hơn.
Các nhà khoa học phát hiện ra rằng loài chim bạc má đuôi dài (có tên khoa học là Aegithalos caudatus) có thể sống sót lâu hơn nếu nó trải qua mùa sinh sản ở khu vực ấm áp, khô ráo. Khi nhiệt độ toàn cầu tăng lên do biến đổi khí hậu, những con chim này sẽ cảm thấy yêu mến cuộc sống hơn rất nhiều.
Muỗi là loài côn trùng khiến con người sợ hãi. Nó có thể gia tăng số lượng không thể kiểm soát khi nhiệt độ Trái đất ấm hơn. Nghiên cứu khoa học công bố năm 2013 cho rằng biến đổi khí hậu cung cấp điều kiện lý tưởng cho loài muỗi hổ châu Á mở rộng lãnh thổ. Đây là loài xâm lấn ban đầu chỉ được biết đến ở Đông Nam Á, sau đó đã lan rộng ra khắp nửa phía nam của nước Mỹ.
Cá ngựa vằn thích hợp để sinh sản trong điều kiện khắc nghiệt của biến đổi khí hậu, theo một nghiên cứu công bố trong Kỷ yếu của Viện hàn lâm khoa học Nga. Các nhà khoa học quan sát thấy sự khác biệt trong thành phần cơ và biểu hiện gen của loài cá. Họ nhận thấy những con cá bơi trội hơn, thích nghi nhanh với sự thay đổi nhiệt độ nóng lên do biến đổi khí hậu toàn cầu.
Bọ cánh cứng đục gỗ thông là loài vật phá hại nghiêm trọng, đặc biệt, nó có thể gây hại nghiêm trọng hơn khi nhiệt độ toàn cầu tăng lên. Các nhà khoa học cho biết các quần thể bọ cánh cứng đang phát triển và lây lan nhanh chóng do tác động của biến đổi khí hậu.
Một nghiên cứu công bố trên tạp chí khoa học Science cho biết, bướm Brown Argus đã và đang mở rộng phạm vi sống của nó, tăng lên tới 80km trong vòng 20 năm. Nhiệt độ ấm hơn chính là điều kiện lý tưởng cho loài bướm này sinh sản và xâm chiếm lãnh thổ.
Các nhà nghiên cứu nhận thấy những thay đổi về cường độ gió trên vùng biển phía Nam cho phép loài hải âu bay nhanh hơn và có nhiều thời gian tìm kiếm thức ăn. Biến đổi khí hậu được cho là sẽ làm thay đổi mô hình gió toàn cầu, điều này là vô cùng có lợi cho loài chim biển này.