Bầu trời xuất hiện hai Mặt trăng vào ngày 28/8?

Google News

Câu chuyện bầu trời xuất hiện hai Mặt trăng vào ngày mai đã được chia sẻ và thu hút nhiều sự chú ý của cộng đồng trên các mạng xã hội.

Câu chuyện bầu trời xuất hiện hai Mặt trăng vào ngày mai đã được chia sẻ và thu hút nhiều sự chú ý của cộng đồng trên các mạng xã hội rằng vào ngày 27/8/2016 sao Hỏa sẽ lớn bằng Mặt Trăng và tỏa sáng trên bầu trời. Thậm chí, bạn có thể nhìn thấy sao Hỏa giống một Mặt trăng thứ hai bằng mắt thường.
Dưới đây là một bức ảnh vô cùng ảo diệu về hiện tượng này:
Bau troi xuat hien hai Mat trang vao ngay mai?
 Bức ảnh ảo diệu được chia sẻ trên Facebook, nguồn: facebook
Hai bức ảnh dưới đây cho thấy Sao Hỏa có kích thước tương đương Mặt Trăng, mặc dù nhìn kỹ bằng mắt thường bất cứ ai cũng nói rằng bức ảnh là giả mạo. Vật thể màu đỏ trong hình chỉ là một phiên bản màu đỏ thẫm nằm chồng lên Mặt Trăng tự nhiên, và tất nhiên không phải là một phiên bản khổng lồ của sao Hỏa.
Bau troi xuat hien hai Mat trang vao ngay mai?-Hinh-2
 Hai bức hình giả mạo về Mặt Trăng và Sao Hỏa, nguồn: facebook
Điều đáng chú ý là đi cùng với các bức ảnh luôn có những chú thích khẳng định rõ rằng vào ngày 27/8/2016, chính xác là đúng 12 giờ 30 phút, mặt Trăng và sao Hỏa sẽ nằm cạnh nhau và cùng nhau chiếu sáng bầu trời đêm.
Tuy nhiên, sự thật đã được phơi bày và đây chỉ là những trò lừa của cư dân mạng với đủ sắc thái, bắt đầu từ năm 2003 mà thôi.
Trò lừa này xảy ra từ 13 năm trước bắt nguồn từ một sự kiện thiên nhiên hiếm có trong lịch sử. Ngày 27 tháng 8 năm 2003, Sao Hỏa đã tiến gần với Trái đất nhất, cách hành tinh chúng ta khoảng 35 triệu dặm tương đương 3 phút ánh sáng, hình ảnh dưới đây minh họa rõ nhất khoảnh khắc này:
Bau troi xuat hien hai Mat trang vao ngay mai?-Hinh-3
 Khoảnh khắc Sao Hỏa tiến gần Trái Đất năm 2003, ảnh: John Nemy & Carol Legate of Whistler, B.C. via NASA
Nhiều người đã lợi dụng thông tin này về hành tinh đỏ và lan truyền thông tin cho rằng Sao Hỏa sẽ xuất hiện với kích thước gần bằng với Mặt Trăng, nhưng sự thật là chẳng có trường hợp nào như vậy cả.
Năm 2005, NASA phát biểu trong một bài viết “Nếu Sao Hỏa đến gần đủ để cạnh tranh với Mặt Trăng, lực hấp dẫn của nó sẽ làm thay đổi quỹ đạo Trái Đất và gây ra những đợt thủy triều cao khủng khiếp”.
Và sự thật là không có thủy triều nào quét qua hành tinh năm 2003 và cũng không có hiện tượng này vào những ngày cuối tháng 8 như các post ngụ ý trên Facebook. Viễn cảnh sao Hỏa tiến gần hơn nữa, to bằng Mặt Trăng và chiếu sáng được bầu trời sẽ không bao giờ có thể xảy ra.
Thời gian và ngày tháng được lan truyền trên mạng xã hội chỉ là mốc thời gian năm 2003 và không trùng với bất kì sự kiện thiên nhiên nào đáng kể. Chúng ta phải cùng chờ đến năm 2287 để có thể nhìn thấy hiện tượng sao Hỏa tiến gần đến Trái Đất một lần nữa.
Theo Khám phá

Bình luận(0)