Sông Rio Tinto, Tây Ban Nha. Dòng sông nhuộm màu đỏ như máu, ngay cả những viên đá lởm chởm cũng ứa đỏ theo thời gian, mang đến hình ảnh chết chóc, đáng sợ như từ một thế giới xa lạ, chứ không phải có mặt trên Trái đất. Đây là hậu quả của hoạt động khai thác mỏ kéo dài suốt 5.000 năm, khiến nồng độ pH của sông hạ thấp. Hòn đảo Devon của Canada - hòn đảo "sao Hỏa" ngay trên Trái đất. Nơi đây có những đặc điểm địa hình tương tự như sao Hỏa. Devon thường được các nhà khoa học của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) chọn làm điểm để nghiên cứu và thử nghiệm các công nghệ phục vụ công cuộc chinh phục hành tinh Đỏ trong tương lai. Núi lửa Kilauea ở Hawaii, Mỹ. Nham thạch liên tục lặng lẽ trào ra từ Kilauea, thỉnh thoảng lại bắn tung lên những khối đá nóng chảy hướng ra biển, tạo ra những cảnh tượng siêu thực. Hình ảnh đó khiến người ta liên tưởng đến sao Kim, hành tinh gần với Mặt trời nhất và là nơi tập trung núi lửa nhiều hơn bất kỳ hành tinh nào khác trong hệ Mặt trời. Lòng chảo Etosha, Namibia. Hình ảnh chụp các địa điểm trên mặt trăng Titan - vệ tinh lớn nhất của sao Thổ bởi tàu vũ trụ của Ontario Lacus giống hệt một địa danh trên Trái đất - lòng chảo muối khổng lồ thuộc công viên quốc gia Etasha, Namibia. Lòng chảo Etosha ở nước Namibia phía Tây Bắc châu Phi. Đó là một vùng đất khô héo như trên một hành tinh đã chết từ lâu. Các khe hở thủy nhiệt dưới đáy biển Thái Bình Dương. Mặt trăng Europa của sao Thổ và mặt trăng Enceladus của sao Mộc được cho là có chứa các đại dương chất lỏng bên dưới lớp vỏ băng giá, từ hình ảnh các tàu vũ trụ gửi về, trông địa hình rất giống miệng phun thủy nhiệt tìm thấy dưới đáy biển của Trái đất. Vườn Quốc gia Teide, Quần đảo Canary. Khi so sánh một bức ảnh chụp từ Vườn Quốc gia Teide với một hình ảnh chụp từ sao Hỏa, bạn có thể không nhận thấy sự khác biệt. Địa hình ở Teide được cho là tương tự như hành tinh đỏ. Sa mạc Atacama, Chile. Sa mạc Atacama là một trong những nơi khô cằn nhất trên Trái đất. Phong cảnh hoang vắng cùng với các hồ muối, cồn cát và dòng dung nham là hình ảnh thân thuộc giống sao Hỏa. Thực tế, dấu hiệu sự sống vẫn có thể được tìm thấy ở đây. Thung Lũng McMurdo Dry, Nam Cực. Hình ảnh sa mạc băng giá cùng với những cơn gió lạnh giống như dòng chảy của những dòng sông băng, các viên sỏi và đá cuội đã bị phá vỡ do thời tiết khắc nghiệt gây ra rất giống với bề mặt sao Diêm Vương. Hồ Vostok, hồ nước khổng lồ nằm dưới bề mặt băng ở Nam Cực. Nó độc đáo ở chỗ bề mặt nước ở dạng lỏng của hồ đã bị mắc kẹt dưới lớp nước đóng băng ít nhất 15 - 25 triệu năm. Các nhà khoa học tin rằng vi khuẩn cổ tìm thấy ở đây có thể cung cấp tư liệu về cuộc sống của mặt trăng Europa của sao Mộc hay mặt trăng Enceladus của sao Thổ, hai hành tinh được cho là cũng chứa các đại dương dưới bề mặt băng.
Sông Rio Tinto, Tây Ban Nha. Dòng sông nhuộm màu đỏ như máu, ngay cả những viên đá lởm chởm cũng ứa đỏ theo thời gian, mang đến hình ảnh chết chóc, đáng sợ như từ một thế giới xa lạ, chứ không phải có mặt trên Trái đất.
Đây là hậu quả của hoạt động khai thác mỏ kéo dài suốt 5.000 năm, khiến nồng độ pH của sông hạ thấp.
Hòn đảo Devon của Canada - hòn đảo "sao Hỏa" ngay trên Trái đất. Nơi đây có những đặc điểm địa hình tương tự như sao Hỏa.
Devon thường được các nhà khoa học của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) chọn làm điểm để nghiên cứu và thử nghiệm các công nghệ phục vụ công cuộc chinh phục hành tinh Đỏ trong tương lai.
Núi lửa Kilauea ở Hawaii, Mỹ. Nham thạch liên tục lặng lẽ trào ra từ Kilauea, thỉnh thoảng lại bắn tung lên những khối đá nóng chảy hướng ra biển, tạo ra những cảnh tượng siêu thực.
Hình ảnh đó khiến người ta liên tưởng đến sao Kim, hành tinh gần với Mặt trời nhất và là nơi tập trung núi lửa nhiều hơn bất kỳ hành tinh nào khác trong hệ Mặt trời.
Lòng chảo Etosha, Namibia. Hình ảnh chụp các địa điểm trên mặt trăng Titan - vệ tinh lớn nhất của sao Thổ bởi tàu vũ trụ của Ontario Lacus giống hệt một địa danh trên Trái đất - lòng chảo muối khổng lồ thuộc công viên quốc gia Etasha, Namibia. Lòng chảo Etosha ở nước Namibia phía Tây Bắc châu Phi. Đó là một vùng đất khô héo như trên một hành tinh đã chết từ lâu.
Các khe hở thủy nhiệt dưới đáy biển Thái Bình Dương. Mặt trăng Europa của sao Thổ và mặt trăng Enceladus của sao Mộc được cho là có chứa các đại dương chất lỏng bên dưới lớp vỏ băng giá, từ hình ảnh các tàu vũ trụ gửi về, trông địa hình rất giống miệng phun thủy nhiệt tìm thấy dưới đáy biển của Trái đất.
Vườn Quốc gia Teide, Quần đảo Canary. Khi so sánh một bức ảnh chụp từ Vườn Quốc gia Teide với một hình ảnh chụp từ sao Hỏa, bạn có thể không nhận thấy sự khác biệt. Địa hình ở Teide được cho là tương tự như hành tinh đỏ.
Sa mạc Atacama, Chile. Sa mạc Atacama là một trong những nơi khô cằn nhất trên Trái đất. Phong cảnh hoang vắng cùng với các hồ muối, cồn cát và dòng dung nham là hình ảnh thân thuộc giống sao Hỏa. Thực tế, dấu hiệu sự sống vẫn có thể được tìm thấy ở đây.
Thung Lũng McMurdo Dry, Nam Cực. Hình ảnh sa mạc băng giá cùng với những cơn gió lạnh giống như dòng chảy của những dòng sông băng, các viên sỏi và đá cuội đã bị phá vỡ do thời tiết khắc nghiệt gây ra rất giống với bề mặt sao Diêm Vương.
Hồ Vostok, hồ nước khổng lồ nằm dưới bề mặt băng ở Nam Cực. Nó độc đáo ở chỗ bề mặt nước ở dạng lỏng của hồ đã bị mắc kẹt dưới lớp nước đóng băng ít nhất 15 - 25 triệu năm. Các nhà khoa học tin rằng vi khuẩn cổ tìm thấy ở đây có thể cung cấp tư liệu về cuộc sống của mặt trăng Europa của sao Mộc hay mặt trăng Enceladus của sao Thổ, hai hành tinh được cho là cũng chứa các đại dương dưới bề mặt băng.