Thị trấn Dallol, Ethiopia. Đây là một trong những nơi xa xôi nhất trên Trái đất có rất ít người sống. Nhiệt độ trung bình ở Dallol được ghi nhận từ năm 1960 đến năm 1966 là 34,4 độ C, trở thành một trong những khu vực có khí hậu khắc nghiệt và cô quạnh nhất.
Tirat Tsvi, Israel. Tháng 6/1942, Tirat Tsvi từng ghi nhận mức nhiệt độ nóng kỷ lục lên tới 53,7 độ C. Tirat Tsvi là vùng đất trồng cây chà là lớn nhất đất nước Israel với dân số hơn 600 người. Để tránh cái nóng, người dân ở Tirat Tsvi thường đắm mình trong các hồ bơi, và mỗi ngôi nhà đều được bao quanh bởi một tán cây để cung cấp bóng mát. Thành phố Timbuktu, Mali. Tháng 4 và 5 là những thời điểm nóng nhất ở Timbuktu. Nhiệt độ ở vùng này từng lên tới đỉnh điểm là 54,5 độ C. Bất chấp thời tiết nóng bức ở nơi đây, dân số Timbuktu vẫn lên tới vài chục nghìn người. Kebili - điểm du lịch chính của Tunisia. Kebili nằm gần với thành phố cổ Ghadames, miền Trung Tunisia. Mùa hè ở đây nhiệt độ rất khắc nghiệt, mức nhiệt kỷ lục ở đây từng đo được là 55 độ C. Hiện Kebili là nơi trú ngụ của khoảng 18.000 người. Rub al-Khali, phía Nam bán đảo Ả Rập. Đây là một trong những sa mạc khắc nghiệt nhất thế giới, nhiệt độ ban ngày lên đến 55 độ C và có xu hướng ngày càng tăng. Khí hậu siêu khô cằn biến nơi đây trở thành vùng đất cách biệt với con người. Tuy nhiên, các nhà khoa học từng tìm thấy bằng chứng về hoạt động của con người ở Rub al-Khali có niên đại từ 2.000 - 3.000 năm trước. Thành phố El Azizia, Libya. Đây là một nơi nóng thuộc dạng bậc nhất thế giới. Nhiệt độ cao kỷ lục được trạm khí tượng tại El Azizia ghi nhận ngày 13/12/1922 lên tới 57,8 độ C. Theo thống kê, có hơn 300.000 cư dân sinh sống ở thành phố này.
Thung lũng Chết, Mỹ. Vùng đất này có điều kiện tự nhiên rất khắc nghiệt, nhiệt độ mùa hè trung bình đều trên 49 độ C, nhiệt độ đạt mức kỉ lục là 56,7 độ C. Thung lũng Chết là điểm nóng nhất nước Mỹ nên ở đây gần như không có cư dân sinh sống.
Hỏa Diệm Sơn, Trung Quốc. Đó là một vùng đồi sa thạch màu đỏ cằn cỗi và bị xói mòn thuộc dãy Thiên Sơn, Tân Cương, Trung Quốc. Tuy chưa có một trạm thời tiết nào có thể đo nhiệt độ trực tiếp tại đây, nhưng một vệ tinh của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) được trang bị MODIS - một thiết bị có khả năng đo nhiệt độ bề mặt đất từ không gian – từng ghi lại mức nhiệt độ cao nhất lên tới 152,2 độ .
Vùng đất chết thuộc Queensland, Australia. Nhiệt độ tại khu vực có thể lên tới đỉnh điểm là 69,4 độ C. Sa mạc muối Dasht-e Lut của Iran. Khu vực này được ghi nhận là vùng đất nóng nhất trên Trái đất với nhiệt độ lên tới 70,6 độ C. Dasht-e Lut không hề có một hạt mưa nào quanh năm và trở nên khô cằn. Không có bất cứ một sinh vật nào, kể cả vi khuẩn có thể tồn tại ở địa điểm này.
Thị trấn Dallol, Ethiopia. Đây là một trong những nơi xa xôi nhất trên Trái đất có rất ít người sống.
Nhiệt độ trung bình ở Dallol được ghi nhận từ năm 1960 đến năm 1966 là 34,4 độ C, trở thành một trong những khu vực có khí hậu khắc nghiệt và cô quạnh nhất.
Tirat Tsvi, Israel. Tháng 6/1942, Tirat Tsvi từng ghi nhận mức nhiệt độ nóng kỷ lục lên tới 53,7 độ C. Tirat Tsvi là vùng đất trồng cây chà là lớn nhất đất nước Israel với dân số hơn 600 người.
Để tránh cái nóng, người dân ở Tirat Tsvi thường đắm mình trong các hồ bơi, và mỗi ngôi nhà đều được bao quanh bởi một tán cây để cung cấp bóng mát.
Thành phố Timbuktu, Mali. Tháng 4 và 5 là những thời điểm nóng nhất ở Timbuktu. Nhiệt độ ở vùng này từng lên tới đỉnh điểm là 54,5 độ C.
Bất chấp thời tiết nóng bức ở nơi đây, dân số Timbuktu vẫn lên tới vài chục nghìn người.
Kebili - điểm du lịch chính của Tunisia. Kebili nằm gần với thành phố cổ Ghadames, miền Trung Tunisia. Mùa hè ở đây nhiệt độ rất khắc nghiệt, mức nhiệt kỷ lục ở đây từng đo được là 55 độ C.
Hiện Kebili là nơi trú ngụ của khoảng 18.000 người.
Rub al-Khali, phía Nam bán đảo Ả Rập. Đây là một trong những sa mạc khắc nghiệt nhất thế giới, nhiệt độ ban ngày lên đến 55 độ C và có xu hướng ngày càng tăng. Khí hậu siêu khô cằn biến nơi đây trở thành vùng đất cách biệt với con người.
Tuy nhiên, các nhà khoa học từng tìm thấy bằng chứng về hoạt động của con người ở Rub al-Khali có niên đại từ 2.000 - 3.000 năm trước.
Thành phố El Azizia, Libya. Đây là một nơi nóng thuộc dạng bậc nhất thế giới. Nhiệt độ cao kỷ lục được trạm khí tượng tại El Azizia ghi nhận ngày 13/12/1922 lên tới 57,8 độ C.
Theo thống kê, có hơn 300.000 cư dân sinh sống ở thành phố này.
Thung lũng Chết, Mỹ. Vùng đất này có điều kiện tự nhiên rất khắc nghiệt, nhiệt độ mùa hè trung bình đều trên 49 độ C, nhiệt độ đạt mức kỉ lục là 56,7 độ C.
Thung lũng Chết là điểm nóng nhất nước Mỹ nên ở đây gần như không có cư dân sinh sống.
Hỏa Diệm Sơn, Trung Quốc. Đó là một vùng đồi sa thạch màu đỏ cằn cỗi và bị xói mòn thuộc dãy Thiên Sơn, Tân Cương, Trung Quốc.
Tuy chưa có một trạm thời tiết nào có thể đo nhiệt độ trực tiếp tại đây, nhưng một vệ tinh của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) được trang bị MODIS - một thiết bị có khả năng đo nhiệt độ bề mặt đất từ không gian – từng ghi lại mức nhiệt độ cao nhất lên tới 152,2 độ .
Vùng đất chết thuộc Queensland, Australia. Nhiệt độ tại khu vực có thể lên tới đỉnh điểm là 69,4 độ C.
Sa mạc muối Dasht-e Lut của Iran. Khu vực này được ghi nhận là vùng đất nóng nhất trên Trái đất với nhiệt độ lên tới 70,6 độ C.
Dasht-e Lut không hề có một hạt mưa nào quanh năm và trở nên khô cằn. Không có bất cứ một sinh vật nào, kể cả vi khuẩn có thể tồn tại ở địa điểm này.