Hành tinh bí ẩn Gliese 581C. Tương tự như các hành tinh bị ảnh hưởng bởi thủy triều khác, một mặt hành tinh Gliese 581C quay ra hướng khác khi quay quanh ngôi sao lùn đỏ. Điều này có nghĩa là mặt đối diện với sao thì bị đốt nóng trong khi mặt còn lại liên tục ở trong tình trạng đóng băng.Hành tinh HD 106906 b nằm trong chòm sao Crux, cách Trái đất khoảng 300 năm ánh sáng, có kích thước lớn gấp 11 lần sao Mộc nhưng lại là hành tinh cô đơn nhất vũ trụ bởi HD 106906 b quay quanh ngôi sao của nó ở khoảng cách gấp 20 lần khoảng cách giữa Mặt trời và sao Hải Vương.Tres-2b là hành tinh hấp thụ quá nhiều ánh sáng đến mức các nhà khoa học coi nó là hành tinh đen tối nhất trong vũ trụ được biết đến. Hành tinh này chỉ phản xạ dưới 1% lượng ánh sáng mà nó nhận được trong khi sao Mộc – ngôi sao có kích thước tương đương phản xạ 33%.Hành tinh Methuselah hay PSR 1620-1626 b có “tuổi đời” gần gấp ba lần tuổi của Trái đất và có thể đã được hình thành chỉ một tỷ năm sau vụ nổ Big Bang. Có nghĩa là hành tinh này trẻ hơn vũ trụ tới 1 tỷ năm.Hành tinh Osiris, hay còn gọi là HD 209458b làm các nhà thiên văn học và chuyên gia vật lý thiên văn khó hiểu khi họ quan sát thấy hydro, oxy và carbon có xu hướng bay ra khỏi hành tinh, dẫn đến một cách phân loại hành tinh hoàn toàn mới, gọi tắt là chthonian.Do bị ảnh hưởng bởi thủy triều, một mặt, CoRoT-7b phải hứng chịu nhiệt độ nóng khủng khiếp trong khi mặt kia lại lạnh giá đến đóng băng. Điều kiện này khiến mưa đá mưa bốc hơi khi rơi xuống bề mặt của hành tinh, và biến thành đá rắn trước khi kịp tác động lên CoRoT-7b.Một khám phá mới đây của Trung tâm Harvard-Smithsonian – hành tinh HAT-P-1 là một khối khí khổng lồ với kích thước bằng một nửa sao Mộc nhưng trọng lượng chỉ gần bằng một quả bóng nên có thể nổi trong nước.Hành tinh 55 Cancri e được phát hiện vào năm 2004. Sau nhiều năm quan sát, các nhà thiên văn tin rằng, hành tinh đá to lớn này được hình thành chủ yếu từ carbon – có thể chuyển hóa thành kim cương và than chì. Chính vì vậy, 55 Cancri e được ước tính có giá tới nhiều tỷ đôla.Vành đai sao Thổ là hệ vành đai hành tinh mở rộng nhất trong mọi hành tinh của hệ Mặt trời nhưng so với vàng đai của hành tinh J1407 b, nó chỉ bằng 1/200. Vành đai của J1407 b lớn tới mức các nhà thiên văn quan sát được một kỳ nhật thực dài 56 ngày.Gliese 436 b có kích thước tương đương với sao Hải Vương, lớn hơn Trái đất khoảng 20 lần, và được mệnh danh là “quả cầu băng đang cháy”.
Hành tinh bí ẩn Gliese 581C. Tương tự như các hành tinh bị ảnh hưởng bởi thủy triều khác, một mặt hành tinh Gliese 581C quay ra hướng khác khi quay quanh ngôi sao lùn đỏ. Điều này có nghĩa là mặt đối diện với sao thì bị đốt nóng trong khi mặt còn lại liên tục ở trong tình trạng đóng băng.
Hành tinh HD 106906 b nằm trong chòm sao Crux, cách Trái đất khoảng 300 năm ánh sáng, có kích thước lớn gấp 11 lần sao Mộc nhưng lại là hành tinh cô đơn nhất vũ trụ bởi HD 106906 b quay quanh ngôi sao của nó ở khoảng cách gấp 20 lần khoảng cách giữa Mặt trời và sao Hải Vương.
Tres-2b là hành tinh hấp thụ quá nhiều ánh sáng đến mức các nhà khoa học coi nó là hành tinh đen tối nhất trong vũ trụ được biết đến. Hành tinh này chỉ phản xạ dưới 1% lượng ánh sáng mà nó nhận được trong khi sao Mộc – ngôi sao có kích thước tương đương phản xạ 33%.
Hành tinh Methuselah hay PSR 1620-1626 b có “tuổi đời” gần gấp ba lần tuổi của Trái đất và có thể đã được hình thành chỉ một tỷ năm sau vụ nổ Big Bang. Có nghĩa là hành tinh này trẻ hơn vũ trụ tới 1 tỷ năm.
Hành tinh Osiris, hay còn gọi là HD 209458b làm các nhà thiên văn học và chuyên gia vật lý thiên văn khó hiểu khi họ quan sát thấy hydro, oxy và carbon có xu hướng bay ra khỏi hành tinh, dẫn đến một cách phân loại hành tinh hoàn toàn mới, gọi tắt là chthonian.
Do bị ảnh hưởng bởi thủy triều, một mặt, CoRoT-7b phải hứng chịu nhiệt độ nóng khủng khiếp trong khi mặt kia lại lạnh giá đến đóng băng. Điều kiện này khiến mưa đá mưa bốc hơi khi rơi xuống bề mặt của hành tinh, và biến thành đá rắn trước khi kịp tác động lên CoRoT-7b.
Một khám phá mới đây của Trung tâm Harvard-Smithsonian – hành tinh HAT-P-1 là một khối khí khổng lồ với kích thước bằng một nửa sao Mộc nhưng trọng lượng chỉ gần bằng một quả bóng nên có thể nổi trong nước.
Hành tinh 55 Cancri e được phát hiện vào năm 2004. Sau nhiều năm quan sát, các nhà thiên văn tin rằng, hành tinh đá to lớn này được hình thành chủ yếu từ carbon – có thể chuyển hóa thành kim cương và than chì. Chính vì vậy, 55 Cancri e được ước tính có giá tới nhiều tỷ đôla.
Vành đai sao Thổ là hệ vành đai hành tinh mở rộng nhất trong mọi hành tinh của hệ Mặt trời nhưng so với vàng đai của hành tinh J1407 b, nó chỉ bằng 1/200. Vành đai của J1407 b lớn tới mức các nhà thiên văn quan sát được một kỳ nhật thực dài 56 ngày.
Gliese 436 b có kích thước tương đương với sao Hải Vương, lớn hơn Trái đất khoảng 20 lần, và được mệnh danh là “quả cầu băng đang cháy”.