Pháo Dardanelles: là loại pháo có kích thước cực lớn được Đế chế Ottoman bắt đầu sử dụng vào thế kỷ thứ 15. Nó còn được Hải quân Đế chế Ottoman sử dụng trong trận hải chiến tại eo biển Dardanelles chống lại Hải quân Hoàng gia Anh vào năm 1807.Khẩu pháo Dardanelles đầu tiên được đúc bằng đồng vào năm 1464 bởi Munir Ali, với trọng lượng lên tới 16,8 tấn và có chiều dài hơn 5m. Nó có khả năng bắn những viên đạn có cỡ lên tới 630mm. Dardanelles có thiết kế khoang châm thuốc súng và nòng pháo hoàn toàn tách biệt và được nối với nhau bằng thiết kế đai vít, điều này giúp binh sĩ có thể dễ dàng vận chuyển Dardanelles trên chiến trường nhưng thời gian triển khai loại pháo này lại quá lâu. Những khẩu đại pháo Dardanelles được Quân đội Ottoman sử dụng trong các cuộc viễn chinh các nước Tây Âu khi đó. Nó được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 1453, trong lúc quân Ottoman đang vây hãm Constantinopolis kinh đô của Đế chế La Mã.
Pháo Da: là mẫu pháo có thiết kế khá đặc biệt và được sử dụng lần đầu tiên vào năm 1620 ở Bắc Âu, với mục đích ban đầu là tạo ra một khẩu pháo có trọng lượng nhẹ, chi phí sản xuất thấp. Nhưng vẫn đảm bảo các tính năng tương tự như các mẫu pháo được đúc bằng kim loại.
Pháo Da có cấu trúc khá phức tạp gồm một ống đồng có độ dày khá mỏng, ống đồng được gia cố thêm bởi một lớp dây thừng sau đó là lớp da bên ngoài, có nhiều phiên bản pháo da có cấu trúc tương tự như trên nhưng lớp da lại được bọc trong cùng sau đó là tới lớp dây bọc bên ngoài.
Do có cấu trục được tạo thành bởi nhiều vật liệu có trọng lượng nhẹ nên trọng lượng của pháo da khá nhẹ và có thể dễ dàng di chuyển chỉ với ba binh sĩ. Điều này giúp nó có khả năng cơ động hơn nhiều mẫu pháo khác cùng thời, tuy nhiên do được tạo bởi các vật liệu không chắc chắn dẫn tới độ tin cậy của pháo da không cao trong quá trình sử dụng. Mặc dù vậy pháo da vẫn là một pháo có vị trí nhất định trong lịch sử pháo binh thế giới. Dã pháo 75mm kiểu 1897: đây là một mẫu pháo hạng nhẹ do Pháp phát triển và được đưa vào trang bị chính thức vào năm 1898. Nó còn được xem như là một trong những mẫu pháo hiện đại đầu tiên trên thế giới.Đa phần các mẫu pháo khi đó đều có độ giật mạnh sau khi bắn, khiến vị trí của pháo bị sai lệch lớn ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng bắn chính xác các mục tiêu. Nhưng với dã pháo 75mm thì điều này đã hoàn toàn thay đổi, đó là nhờ vào cơ chế giảm giật bằng hệ thống thủy lực. Giúp vị trí của pháo không quá thay đổi sau khi bắn so với vị trí ban đầu.Dã pháo 75mm được Quân đội Pháp và nhiều quốc gia khác trên thế giới sử dụng trong từ khi xuất hiện cho đến nay, ngoài việc được trang bị các loại đạn pháo thông thường dã pháo 75mm còn được trang bị các loại đạn phân mảnh có khả năng gây sát thương cao. Trọng lượng của dã pháo 75mm nặng hơn 1,5 tấn với kíp chiến đấu gồm 6 binh sĩ, với tầm bắn tối đa gần 7km với đạn thông thường và 6,8km với đạn phân mảnh. Flak 88mm: nếu nhắc tới một loại pháo có khả năng thống trị trên chiến trường thì đó chỉ có thể là Flak 88mm của Quân đội Đức trong Chiến tranh Thế giới thứ 2, đây là mẫu pháo được Đức phát triển cho cả nhiệm vụ phòng không lẫn chống tăng. Flak 88mm xuất hiện hầu hết trên mọi chiến trường trong Chiến tranh Thế giới thứ 2 và là nổi khiếp sợ của lực lượng tăng thiết giáp và không quân của quân Đồng Minh. Flak 88mm được phát triển với nhiều biến thể khác nhau, bên cạnh đó nó còn được thiết kế với khả năng cơ động cao và có thể triển khai trong thời gian ngắn.Trọng lượng của Flak khoảng 7,4 tấn và dài gần 5,8m. Nó có tốc độ bắn từ 15-20 viên/phút, với tầm bắn hiệu quả đối với các mục tiêu mặt đất là 14,8km và 7,6km đối với các mục tiêu trên không. Bên cạnh đó Flak 88 còn là nền tảng để Quân đội Đức phát triển hệ thống pháo chính cho các xe tăng hạng nặng Tiger.G5 155mm: là mẫu pháo kéo được phát triển bởi công ty Denel Land Systems của Nam Phi, thiết kế của G5 được dựa trên GC-45 155mm của Canada với những sửa đổi để phù hợp hơn với điều kiện môi trường ở Nam Phi.Pháo 155mm G5 được xem là một trong những mẫu pháo hiện đại nhất thế giới hiện nay, nó còn là nền tảng vũ khí chính cho nhiều mẫu pháo tự hành khác trên khắp thế giới. G5 là một trong những sản phẩm xuất khẩu chủ lực của nền công nghiệp quốc phòng Nam Phi, bên cạnh đó nó còn được tiếp tục phát triển lên biến thể mới hơn G6 155mm.G5 155mm có trọng lượng khoảng 13,7 tấn, dài 9,5m, với tốc độ bắn 3 viên/phút. Nó có tầm bắn hiệu quả tầm 30km với đạn pháo thông thường. G5 có thể được tích hợp lên nhiều loại phương tiện cơ giới hạng nặng khác nhau tùy theo biến thể của mỗi nước.
Pháo Dardanelles: là loại pháo có kích thước cực lớn được Đế chế Ottoman bắt đầu sử dụng vào thế kỷ thứ 15. Nó còn được Hải quân Đế chế Ottoman sử dụng trong trận hải chiến tại eo biển Dardanelles chống lại Hải quân Hoàng gia Anh vào năm 1807.
Khẩu pháo Dardanelles đầu tiên được đúc bằng đồng vào năm 1464 bởi Munir Ali, với trọng lượng lên tới 16,8 tấn và có chiều dài hơn 5m. Nó có khả năng bắn những viên đạn có cỡ lên tới 630mm. Dardanelles có thiết kế khoang châm thuốc súng và nòng pháo hoàn toàn tách biệt và được nối với nhau bằng thiết kế đai vít, điều này giúp binh sĩ có thể dễ dàng vận chuyển Dardanelles trên chiến trường nhưng thời gian triển khai loại pháo này lại quá lâu.
Những khẩu đại pháo Dardanelles được Quân đội Ottoman sử dụng trong các cuộc viễn chinh các nước Tây Âu khi đó. Nó được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 1453, trong lúc quân Ottoman đang vây hãm Constantinopolis kinh đô của Đế chế La Mã.
Pháo Da: là mẫu pháo có thiết kế khá đặc biệt và được sử dụng lần đầu tiên vào năm 1620 ở Bắc Âu, với mục đích ban đầu là tạo ra một khẩu pháo có trọng lượng nhẹ, chi phí sản xuất thấp. Nhưng vẫn đảm bảo các tính năng tương tự như các mẫu pháo được đúc bằng kim loại.
Pháo Da có cấu trúc khá phức tạp gồm một ống đồng có độ dày khá mỏng, ống đồng được gia cố thêm bởi một lớp dây thừng sau đó là lớp da bên ngoài, có nhiều phiên bản pháo da có cấu trúc tương tự như trên nhưng lớp da lại được bọc trong cùng sau đó là tới lớp dây bọc bên ngoài.
Do có cấu trục được tạo thành bởi nhiều vật liệu có trọng lượng nhẹ nên trọng lượng của pháo da khá nhẹ và có thể dễ dàng di chuyển chỉ với ba binh sĩ. Điều này giúp nó có khả năng cơ động hơn nhiều mẫu pháo khác cùng thời, tuy nhiên do được tạo bởi các vật liệu không chắc chắn dẫn tới độ tin cậy của pháo da không cao trong quá trình sử dụng. Mặc dù vậy pháo da vẫn là một pháo có vị trí nhất định trong lịch sử pháo binh thế giới.
Dã pháo 75mm kiểu 1897: đây là một mẫu pháo hạng nhẹ do Pháp phát triển và được đưa vào trang bị chính thức vào năm 1898. Nó còn được xem như là một trong những mẫu pháo hiện đại đầu tiên trên thế giới.
Đa phần các mẫu pháo khi đó đều có độ giật mạnh sau khi bắn, khiến vị trí của pháo bị sai lệch lớn ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng bắn chính xác các mục tiêu. Nhưng với dã pháo 75mm thì điều này đã hoàn toàn thay đổi, đó là nhờ vào cơ chế giảm giật bằng hệ thống thủy lực. Giúp vị trí của pháo không quá thay đổi sau khi bắn so với vị trí ban đầu.
Dã pháo 75mm được Quân đội Pháp và nhiều quốc gia khác trên thế giới sử dụng trong từ khi xuất hiện cho đến nay, ngoài việc được trang bị các loại đạn pháo thông thường dã pháo 75mm còn được trang bị các loại đạn phân mảnh có khả năng gây sát thương cao. Trọng lượng của dã pháo 75mm nặng hơn 1,5 tấn với kíp chiến đấu gồm 6 binh sĩ, với tầm bắn tối đa gần 7km với đạn thông thường và 6,8km với đạn phân mảnh.
Flak 88mm: nếu nhắc tới một loại pháo có khả năng thống trị trên chiến trường thì đó chỉ có thể là Flak 88mm của Quân đội Đức trong Chiến tranh Thế giới thứ 2, đây là mẫu pháo được Đức phát triển cho cả nhiệm vụ phòng không lẫn chống tăng.
Flak 88mm xuất hiện hầu hết trên mọi chiến trường trong Chiến tranh Thế giới thứ 2 và là nổi khiếp sợ của lực lượng tăng thiết giáp và không quân của quân Đồng Minh. Flak 88mm được phát triển với nhiều biến thể khác nhau, bên cạnh đó nó còn được thiết kế với khả năng cơ động cao và có thể triển khai trong thời gian ngắn.
Trọng lượng của Flak khoảng 7,4 tấn và dài gần 5,8m. Nó có tốc độ bắn từ 15-20 viên/phút, với tầm bắn hiệu quả đối với các mục tiêu mặt đất là 14,8km và 7,6km đối với các mục tiêu trên không. Bên cạnh đó Flak 88 còn là nền tảng để Quân đội Đức phát triển hệ thống pháo chính cho các xe tăng hạng nặng Tiger.
G5 155mm: là mẫu pháo kéo được phát triển bởi công ty Denel Land Systems của Nam Phi, thiết kế của G5 được dựa trên GC-45 155mm của Canada với những sửa đổi để phù hợp hơn với điều kiện môi trường ở Nam Phi.
Pháo 155mm G5 được xem là một trong những mẫu pháo hiện đại nhất thế giới hiện nay, nó còn là nền tảng vũ khí chính cho nhiều mẫu pháo tự hành khác trên khắp thế giới. G5 là một trong những sản phẩm xuất khẩu chủ lực của nền công nghiệp quốc phòng Nam Phi, bên cạnh đó nó còn được tiếp tục phát triển lên biến thể mới hơn G6 155mm.
G5 155mm có trọng lượng khoảng 13,7 tấn, dài 9,5m, với tốc độ bắn 3 viên/phút. Nó có tầm bắn hiệu quả tầm 30km với đạn pháo thông thường. G5 có thể được tích hợp lên nhiều loại phương tiện cơ giới hạng nặng khác nhau tùy theo biến thể của mỗi nước.