Quân đội Ai Cập được đánh giá là lực lượng quân sự đông đảo và mạnh nhất châu Phi, Trung Đông và được xếp đứng thứ 10 trên thế giới. Quân số thường trực gồm 468.500 người, lực lượng dự bị có khoảng 1 triệu người. Nghĩa vụ quân sự là bắt buộc đối với đàn ông Ai Cập từ tuổi 19, sinh viên đại học có thể lùi thời hạn nhập ngũ tới tuổi 28. Chỉ huy tối cao là Tổng thống, trong thời chiến kiêm luôn chức Nguyên soái, Đô đốc hải quân, Nguyên soái các lực lượng phòng không và không quân. Tuy nhiên, trong thời bình thì tước vị chỉ huy tối cao chỉ là trên danh nghĩa. Lực lượng vũ trang Ai Cập gồm 4 thành phần chính: Lục quân; Hải quân; Không quân và Bộ tư lệnh Phòng không. Trong đó, lực lượng lục quân lớn nhất, chiếm tới 90% quân số.Lục quân Ai Cập biên chế lực lượng tăng – thiết giáp cực kỳ đông đảo lên tới hàng nghìn phương tiện. Riêng lực lượng xe tăng gồm khoảng 4.000 xe các loại do Mỹ, Nga sản xuất. Trong ảnh là xe tăng chiến đấu chủ lực hiện đại nhất Quân đội Ai Cập M1 Abram, đây cũng là loại xe tăng đông thứ 2 trong toàn lực lượng với 1.130 chiếc mua trong giai đoạn 1992-2011. Loại xe tăng đông thứ 2 trong Lục quân Ai Cập là 1.716 chiếc xe tăng M60A3 mua của Mỹ và Đức trong các năm 1979,1992,2001 và 2002. Ngoài ra, lực lượng xe tăng Ai Cập còn duy trì khoảng 1.200 xe tăng do Liên Xô (Nga) sản xuất gồm các loại: T-80 (số lượng rất ít); T-54/55 (đã nâng cấp) và T-62. Trong ảnh là xe tăng T-55 của Quân đội Ai Cập. Lực lượng xe thiết giáp Ai Cập có số lượng “đông khủng khiếp”... khoảng 17.000 xe các loại. Các loại xe bọc thép chiến đấu, chở quân của Quân đội Ai Cập hầu hết đều do Mỹ, Liên Xô (Nga) sản xuất. Ngoài ra, cũng có số lượng nhỏ xe bọc thép cho Cộng hòa Czech, Ba Lan, Tây Ban Nha, Nam Phi, Đức, Anh, Italy sản xuất…Qua đó, có thể thấy nguồn vũ khí của Ai Cập là cực kỳ đa dạng. Bên cạnh đó, Ai Cập còn tự sản xuất một phần nhỏ xe bọc thép với sự giúp đỡ công nghệ từ nước ngoài. Đối với lực lượng pháo binh, Ai Cập có chừng 1.500 xe pháo, cối tự hành do Mỹ sản xuất. Trong ảnh là pháo tự hành hiện đại nhất Ai Cập M109 155mm. Với pháo kéo, cối thì Ai Cập có khoảng 10.000 khẩu các loại. Ảnh minh họaVới kiểu pháo phản lực phóng loạt, Ai Cập chủ yếu dùng pháo phản lực do nước này sản xuất dựa trên BM-21 Grad, số lượng khoảng 1.000 khẩu. Ảnh minh họa“Khủng” nhất trong lực lượng pháo phản lực Ai Cập là hệ thống M270 MLRS đạt tầm bắn xa 45km (số lượng chỉ khoảng 48 bệ phóng). Ảnh minh họaBộ tư lệnh Phòng không Ai Cập chịu trách nhiệm bảo vệ không phận Ai Cập với quân số 30.000 người (sĩ quan và binh lính). Về trang bị, hệ thống phòng không chủ lực đều do Liên Xô (Nga) sản xuất và số lượng nhỏ của Mỹ. Trong ảnh là tên lửa phòng không S-75 (NATO định danh là SA-2) của Ai Cập. Nước này hiện vẫn duy trì 40 khẩu đội S-75 đã qua nâng cấp hiện đại hóa. Phòng không tầm trung của Ai Cập gồm các loại tên lửa 2K12 Kub; MIM-23 HAWK (Mỹ); S-125-2M; 9K37 Buk; 9K330 Tor. Ảnh minh họaHiện đại nhất trong lực lượng phòng không Ai Cập là hệ thống tên lửa tầm cao Patriot PAC-3 do Mỹ cung cấp có khả năng tiêu diệt mọi mục tiêu trên không ở tầm xa 160km. Ảnh minh họaAi Cập cũng duy trì lực lượng tên lửa đạn đạo được trang bị chủ yếu các tên lửa đạn đạo chiến thuật tầm ngắn Scud B/C, Hỏa tinh 6 (Triều Tiên sản xuất) và một khẩu đội tên lửa đạn đạo tầm trung Nodong-1 (Triều Tiên). Ảnh minh họaHải quân Ai Cập tuy chỉ có quân số khoảng 20.000 người và trang bị 221 tàu các loại nhưng vẫn được đánh giá là lớn nhất châu Phi, Trung Đông. Đóng vai trò chủ lực, lớn nhất trong Hải quân Ai Cập là 12 khinh hạm tên lửa lớp Oliver Hazard Perry và Knox mua của Mỹ. Ngoài ra, nước này có khoảng vài chục chiếc tàu cao tốc tên lửa, tàu săn ngầm cỡ nhỏ, tàu pháo do Liên Xô (Nga), Đức…cung cấp. Lực lượng tàu vận tải đổ bộ chỉ có khoảng 20 chiếc cỡ trung-nhỏ. Lực lượng Không quân Ai Cập biên chế 1.200 máy bay các loại (gồm 465 chiến đấu cơ; 314 trực thăng; 55 máy bay vận tải; 224 máy bay huấn luyện và 6 máy báy cảnh báo, chỉ huy) với quân số thường trực 50.000 người. Trong ảnh là tiêm kích hiện đại nhất Không quân Ai Cập, F-16C/D Block 40 (tổng 240 chiếc). Tiêm kích đa năng Mirage 2000 cũng là một trong những loại máy bay mạnh mẽ của Ai Cập, nhưng số lượng chỉ khoảng 18 chiếc. Không quân Ai Cập vẫn còn tiếp tục duy trì trên 100 chiếc MiG-21 thế hệ cũ và phiên bản sao chép do Trung Quốc sản xuất mang tên F-7. Không quân trực thăng vận tải có nhiều loại máy bay do Liên Xô (Nga), Mỹ, Anh, Italy sản xuất. Trong ảnh là một chiếc trực thăng vận tải hạng trung Mi-8 do Nga cung cấp.Không quân trực thăng chiến đấu của Ai Cập chỉ có 47 chiếc AH-64D Apache do Mỹ cung cấp. Không quân vận tải khá ít với 55 chiếc do Mỹ, Ukraine, Tây Ban Nha, Canada cung cấp. Trong ảnh là một chiếc vận tải cơ C-130 của Không quân Ai Cập.
Quân đội Ai Cập được đánh giá là lực lượng quân sự đông đảo và mạnh nhất châu Phi, Trung Đông và được xếp đứng thứ 10 trên thế giới.
Quân số thường trực gồm 468.500 người, lực lượng dự bị có khoảng 1 triệu người. Nghĩa vụ quân sự là bắt buộc đối với đàn ông Ai Cập từ tuổi 19, sinh viên đại học có thể lùi thời hạn nhập ngũ tới tuổi 28.
Chỉ huy tối cao là Tổng thống, trong thời chiến kiêm luôn chức Nguyên soái, Đô đốc hải quân, Nguyên soái các lực lượng phòng không và không quân. Tuy nhiên, trong thời bình thì tước vị chỉ huy tối cao chỉ là trên danh nghĩa.
Lực lượng vũ trang Ai Cập gồm 4 thành phần chính: Lục quân; Hải quân; Không quân và Bộ tư lệnh Phòng không. Trong đó, lực lượng lục quân lớn nhất, chiếm tới 90% quân số.
Lục quân Ai Cập biên chế lực lượng tăng – thiết giáp cực kỳ đông đảo lên tới hàng nghìn phương tiện. Riêng lực lượng xe tăng gồm khoảng 4.000 xe các loại do Mỹ, Nga sản xuất. Trong ảnh là xe tăng chiến đấu chủ lực hiện đại nhất Quân đội Ai Cập M1 Abram, đây cũng là loại xe tăng đông thứ 2 trong toàn lực lượng với 1.130 chiếc mua trong giai đoạn 1992-2011.
Loại xe tăng đông thứ 2 trong Lục quân Ai Cập là 1.716 chiếc xe tăng M60A3 mua của Mỹ và Đức trong các năm 1979,1992,2001 và 2002.
Ngoài ra, lực lượng xe tăng Ai Cập còn duy trì khoảng 1.200 xe tăng do Liên Xô (Nga) sản xuất gồm các loại: T-80 (số lượng rất ít); T-54/55 (đã nâng cấp) và T-62. Trong ảnh là xe tăng T-55 của Quân đội Ai Cập.
Lực lượng xe thiết giáp Ai Cập có số lượng “đông khủng khiếp”... khoảng 17.000 xe các loại.
Các loại xe bọc thép chiến đấu, chở quân của Quân đội Ai Cập hầu hết đều do Mỹ, Liên Xô (Nga) sản xuất. Ngoài ra, cũng có số lượng nhỏ xe bọc thép cho Cộng hòa Czech, Ba Lan, Tây Ban Nha, Nam Phi, Đức, Anh, Italy sản xuất…Qua đó, có thể thấy nguồn vũ khí của Ai Cập là cực kỳ đa dạng.
Bên cạnh đó, Ai Cập còn tự sản xuất một phần nhỏ xe bọc thép với sự giúp đỡ công nghệ từ nước ngoài.
Đối với lực lượng pháo binh, Ai Cập có chừng 1.500 xe pháo, cối tự hành do Mỹ sản xuất. Trong ảnh là pháo tự hành hiện đại nhất Ai Cập M109 155mm.
Với pháo kéo, cối thì Ai Cập có khoảng 10.000 khẩu các loại. Ảnh minh họa
Với kiểu pháo phản lực phóng loạt, Ai Cập chủ yếu dùng pháo phản lực do nước này sản xuất dựa trên BM-21 Grad, số lượng khoảng 1.000 khẩu. Ảnh minh họa
“Khủng” nhất trong lực lượng pháo phản lực Ai Cập là hệ thống M270 MLRS đạt tầm bắn xa 45km (số lượng chỉ khoảng 48 bệ phóng). Ảnh minh họa
Bộ tư lệnh Phòng không Ai Cập chịu trách nhiệm bảo vệ không phận Ai Cập với quân số 30.000 người (sĩ quan và binh lính). Về trang bị, hệ thống phòng không chủ lực đều do Liên Xô (Nga) sản xuất và số lượng nhỏ của Mỹ. Trong ảnh là tên lửa phòng không S-75 (NATO định danh là SA-2) của Ai Cập. Nước này hiện vẫn duy trì 40 khẩu đội S-75 đã qua nâng cấp hiện đại hóa.
Phòng không tầm trung của Ai Cập gồm các loại tên lửa 2K12 Kub; MIM-23 HAWK (Mỹ); S-125-2M; 9K37 Buk; 9K330 Tor. Ảnh minh họa
Hiện đại nhất trong lực lượng phòng không Ai Cập là hệ thống tên lửa tầm cao Patriot PAC-3 do Mỹ cung cấp có khả năng tiêu diệt mọi mục tiêu trên không ở tầm xa 160km. Ảnh minh họa
Ai Cập cũng duy trì lực lượng tên lửa đạn đạo được trang bị chủ yếu các tên lửa đạn đạo chiến thuật tầm ngắn Scud B/C, Hỏa tinh 6 (Triều Tiên sản xuất) và một khẩu đội tên lửa đạn đạo tầm trung Nodong-1 (Triều Tiên). Ảnh minh họa
Hải quân Ai Cập tuy chỉ có quân số khoảng 20.000 người và trang bị 221 tàu các loại nhưng vẫn được đánh giá là lớn nhất châu Phi, Trung Đông. Đóng vai trò chủ lực, lớn nhất trong Hải quân Ai Cập là 12 khinh hạm tên lửa lớp Oliver Hazard Perry và Knox mua của Mỹ. Ngoài ra, nước này có khoảng vài chục chiếc tàu cao tốc tên lửa, tàu săn ngầm cỡ nhỏ, tàu pháo do Liên Xô (Nga), Đức…cung cấp.
Lực lượng tàu vận tải đổ bộ chỉ có khoảng 20 chiếc cỡ trung-nhỏ.
Lực lượng Không quân Ai Cập biên chế 1.200 máy bay các loại (gồm 465 chiến đấu cơ; 314 trực thăng; 55 máy bay vận tải; 224 máy bay huấn luyện và 6 máy báy cảnh báo, chỉ huy) với quân số thường trực 50.000 người. Trong ảnh là tiêm kích hiện đại nhất Không quân Ai Cập, F-16C/D Block 40 (tổng 240 chiếc).
Tiêm kích đa năng Mirage 2000 cũng là một trong những loại máy bay mạnh mẽ của Ai Cập, nhưng số lượng chỉ khoảng 18 chiếc.
Không quân Ai Cập vẫn còn tiếp tục duy trì trên 100 chiếc MiG-21 thế hệ cũ và phiên bản sao chép do Trung Quốc sản xuất mang tên F-7.
Không quân trực thăng vận tải có nhiều loại máy bay do Liên Xô (Nga), Mỹ, Anh, Italy sản xuất. Trong ảnh là một chiếc trực thăng vận tải hạng trung Mi-8 do Nga cung cấp.
Không quân trực thăng chiến đấu của Ai Cập chỉ có 47 chiếc AH-64D Apache do Mỹ cung cấp.
Không quân vận tải khá ít với 55 chiếc do Mỹ, Ukraine, Tây Ban Nha, Canada cung cấp. Trong ảnh là một chiếc vận tải cơ C-130 của Không quân Ai Cập.