Người Mỹ nghĩ gì về pháo ZSU-23-4 Việt Nam có dùng (2)

Google News

(Kiến Thức) - Các chuyên gia Mỹ đều khẳng định, pháo phòng không ZSU-23-4 vượt trội pháo M163 Vulcan, là vũ khí nguy hiểm chết người với trực thăng AH-1.

Kì 2: Đặc tính kĩ chiến thuật của pháo ZSU-23-4
Phương thức hoạt động
Tổ hợp pháo phòng không ZSU-23-4 Shilka sử dụng một radar điều khiển hỏa lực (radar Gun Dish trên nóc xe), cho phép phát hiện mục tiêu từ cự li 20km. Nó có thể bám bắt các mục tiêu từ khoảng cách đến 10km, và có thể trinh sát rất tốt các mục tiêu tầm thấp. 
Đối với các mục tiêu bay thấp, radar sẽ được hỗ trợ bởi các kính ngắm quang học 2x và 6x. Kính ngắm quang học được khai thác rất nhiều, đặc biệt là trong môi trường tác chiến điện tử mạnh và/hoặc phải kiểm soát sự phát xạ của radar.
Nguoi My nghi gi ve phao ZSU-23-4 Viet Nam co dung (2)
 Tổ hợp pháo phòng không tự hành ZSU-23-4 Shilka.
Thông tin mục tiêu được cung cấp cho một máy tính, và được hiệu chỉnh bởi hệ thống ổn định ba mặt phẳng của xe, từ đó tính toán điểm đánh chặn và góc bắn cho các nòng pháo. Đây chính là điểm quan trọng làm nên sức mạnh của ZSU-23-4 Shilka.
Nguoi My nghi gi ve phao ZSU-23-4 Viet Nam co dung (2)-Hinh-2
 Nhờ có máy tính, ZSU-23-4 Shilka có thể bắn khi đang đứng yên, hoặc di chuyển với vận tốc lên đến 25km/h, hay trên những đoạn dốc đến 10 độ.
Các chế độ bắn
ZSU-23-4 Shilka có thể khai hỏa vào mục tiêu ở năm chế độ:
1. Chế độ chỉ sử dụng radar dẫn bắn
Nguoi My nghi gi ve phao ZSU-23-4 Viet Nam co dung (2)-Hinh-3
 
Trong chế độ này, radar của xe sẽ cung cấp đầy đủ tham số của mục tiêu gồm phương vị, độ cao và cự li, do đó cho phép máy tính tự động giải bài toán xạ kích một cách chính xác nhất. Chế độ này thường được sử dụng khi đối đầu với các máy bay có độ phản xạ cao trên mặt đất có nhiều diễn biến phức tạp.
2. Chế độ sử dụng radar dẫn bắn kết hợp kính ngắm quang học
Nguoi My nghi gi ve phao ZSU-23-4 Viet Nam co dung (2)-Hinh-4
 
Trong chế độ này, radar sẽ chỉ cung cấp tham số cự li của mục tiêu. Các kính ngắm quang học 2x và 6x sẽ cung cấp tham số phương vị và độ cao. Dựa trên các tham số này máy tính sẽ giải bài toán xạ kích. Chế độ này thường được sử dụng khi đối đầu với mục tiêu bay thấp và mục tiêu mặt đất, khi mà độ nhạy cảm của radar bị giảm khi mục tiêu chuyển động trên nền địa hình.
3. Chế độ chỉ sử dụng kính ngắm quang học
Nguoi My nghi gi ve phao ZSU-23-4 Viet Nam co dung (2)-Hinh-5
Thước bắn đón máy bay của ZSU-23-4 Shilka.
Chế độ này thường được sử dụng khi radar không cung cấp được tham số cự li. Kíp chiến đấu sẽ nhập tham số cự li dựa trên sự ước tính hoặc tham số cung cấp từ các xe khác trong trung đội. Pháo sẽ được điều khiển bằng tay, với sự hỗ trợ của thước ngắm.
4. Chế độ ghi nhớ mục tiêu
Nguoi My nghi gi ve phao ZSU-23-4 Viet Nam co dung (2)-Hinh-6
 Chế độ ghi nhớ mục tiêu:
- Trực thăng ẩn nấp sau rừng cây và đồi cao đã bị bám bắt bởi ZSU-23-4
- ZSU-23-4 tiếp tục theo dõi mục tiêu ở cùng tần suất trong 8-10 giây
- ZSU-23-4 chờ đến khi trực thăng rời khỏi nơi ẩn nấp thì khóa mục tiêu để khai hỏa tiêu diệt.
Trong chế độ này, bộ nhớ sẽ cung cấp tham số mục tiêu để điều khiển hỏa lực pháo trong thời gian từ 8-10 giây, dựa trên kết quả bám bắt gần nhất. Bộ nhớ sẽ được sử dụng cho các chế độ 1 và 2 khi đối đầu với các mục tiêu bị che khuất.
5. Chế độ bắn mục tiêu mặt đất
Nguoi My nghi gi ve phao ZSU-23-4 Viet Nam co dung (2)-Hinh-7
 Thước ngắm quang học để bắn mục tiêu mặt đất của ZSU-23-4 Shilka.
Chế độ này được sử dụng để kíp xe tự vệ chống lại quân địch trên bộ. Việc ngắm bắn hoàn toàn sử dụng kính ngắm quang học.
Tầm bắn
Pháo phòng không tự hành ZSU-23-4 Shilka được đánh giá là một hệ thống vũ khí chống máy bay hiệu quả cao. Có thể so sánh tầm bắn của ZSU-23-4 Shilka với hệ thống tương ứng của quân đội Mỹ là Vulcan qua biểu đồ dưới đây.
Nguoi My nghi gi ve phao ZSU-23-4 Viet Nam co dung (2)-Hinh-8
 So sánh phạm vi vùng diệt mục tiêu: ZSU-23-4 Shilka vượt trội hoàn toàn so với XM-163 Vulcan.
Biểu đồ trên cho thấy tầm bắn theo phương ngang của tổ hợp ZSU-23-4 Shilka là khoảng trên 2.500m. Người Nga cảm thấy rằng độ chính xác giảm rất mạnh sau phạm vi 2.500m, nên kíp xe thường không sử dụng vũ khí ngoài tầm này, ngoại trừ trường hợp tự vệ.
Khả năng sát thương với mục tiêu máy bay phản lực cánh cứng
Biểu đồ sau đây so sánh khả năng sát thương giữa ZSU-23-4 Shilka với tổ hợp Vulcan. Trục tung của biểu đồ thể hiện xác suất diệt mục tiêu bằng một loạt đạn. Loại máy bay được chọn để thử nghiệm ZSU-23-4 Shilka là một chiếc F-4 rất phổ biến trong quân đội Mỹ, bay thẳng ở độ cao 500m, tốc độ 740km/h và không cơ động vòng tránh. 
ZSU-23-4 Shilka sẽ bắn các loạt ngắn 40 viên đạn bằng 4 nòng pháo của mình, và ở cự li dưới 1km xe sẽ chỉ sử dụng kính ngắm quang học. Có thể thấy, ở cự li 1km, xác suất diệt mục tiêu của ZSU-23-4 Shilka là 13%. Trong khi đó, Vulcan bắn vào các máy bay MiG-21 trong điều kiện tương tự (với tham số cự li được radar cung cấp) chỉ có xác suất diệt mục tiêu 8%.
Nguoi My nghi gi ve phao ZSU-23-4 Viet Nam co dung (2)-Hinh-9
 So sánh xác suất diệt mục tiêu bằng một loạt đạn: ZSU-23-4 Shilka có tỉ lệ tiêu diệt cao hơn khoảng 50% so với XM-163 Vulcan.
Như vậy, so sánh với Vulcan, tổ hợp pháo ZSU-23-4 Shilka có tầm bắn lớn hơn gấp rưỡi, và độ chính xác cao hơn khoảng 50%.
Khả năng sát thương với mục tiêu máy bay trực thăng
Biểu đồ sau đây mô tả xác suất diệt mục tiêu theo cự li của ZSU-23-4 Shilka khi bắn một loạt đạn ngắn 40 viên vào một máy bay trực thăng AH-1 đang dẫn bắn tên lửa TOW, khi đang bay treo và khi đang cơ động tránh đạn. Việc cơ động bị giới hạn bởi gia tốc G (35%), và vẫn phải đảm bảo việc điều khiển tên lửa.
Nguoi My nghi gi ve phao ZSU-23-4 Viet Nam co dung (2)-Hinh-10
 Xác suất diệt mục tiêu trực thăng AH-1 dẫn bắn tên lửa TOW của ZSU-23-4 Shilka
Biểu đồ cho thấy xác suất diệt mục tiêu rất cao, lên đến 90% ở cự li dưới 500m,và giảm dần đến mức còn 10% đối với mục tiêu trực thăng AH-1 bay treo ở cự li 3.000m. Nếu như các máy bay này cơ động tránh đạn thì xác suất tiêu diệt sẽ giảm đi. Ở cự li 2.000m xác suất diệt mục tiêu trực thăng bay treo là 25%, nhưng nếu trực thăng cơ động thì sẽ chỉ còn 15%. Nghĩa là cơ hội sống sót của trực thăng AH-1 sẽ tăng lên 40% nếu nó cơ động ở cự li này.
Khả năng sát thương theo cự li và thời gian theo dõi mục tiêu
Biểu đồ tiếp theo thể hiện xác suất diệt mục tiêu theo thời gian theo dõi, ở ba cự li 1.000, 2.000 và 3.000m. Trong thử nghiệm, ZSU-23-4 Shilka sẽ bắn hai loạt đạn 48 viên vào một trực thăng AH-1 Cobra bay treo ở phía trước. Thử nghiệm giả định rằng sau hai loạt đạn đầu, phi công sẽ phát hiện ra mối nguy hiểm, và sẽ cố gắng cơ động để tránh loạt đạn thứ ba. Biểu đồ này thể hiện rõ việc giảm thời gian theo dõi và gia tăng cự li sẽ làm giảm xác suất tiêu diệt mục tiêu.
Nguoi My nghi gi ve phao ZSU-23-4 Viet Nam co dung (2)-Hinh-11
 Biểu đồ xác suất diệt mục tiêu theo cự li và theo thời gian theo dõi mục tiêu của tổ hợp ZSU-23-4 Shilka
Thời gian phản ứng của tổ hợp ZSU-23-4 Shilka
Để mô tả rõ ràng hơn mối tương quan giữa xác suất diệt mục tiêu của ZSU-23-4 Shilka với cự li và thời gian theo dõi mục tiêu, minh họa dưới đây thời gian phản ứng vào mục tiêu giữa tổ hợp ZSU-23-4 Shilka và trực thăng tấn công ở cự li 2.000m. 
Tình huống giả định là trực thăng tấn công rời vị trí ẩn nấp, ngắm mục tiêu là xe ZSU-23-4, bắn và dẫn bắn tên lửa TOW đến mục tiêu và ẩn nấp trở lại. Những thử nghiệm này cho thấy các phi công mất từ 63 đến 82 giây để thực hiện qui trình này. Trong khi đó, tổ hợp ZSU-23-4 Shilka có thể phát hiện, khóa và khai hỏa vào mục tiêu trong vòng 25 giây.
Nguoi My nghi gi ve phao ZSU-23-4 Viet Nam co dung (2)-Hinh-12
 Trong tình huống đối đầu, ZSU-23-4 Shilka chỉ mất 25 giây để khai hỏa tiêu diệt trực thăng AH-1.
Biểu đồ tiếp theo minh họa tình huống trên một cách tổng quát ở khoảng cách 2.000m và 3.000m. ZSU-23-4 Shilka sẽ bị mất nhiều thời gian khóa mục tiêu hơn một chút, do AH-1 sẽ ẩn nấp trên nền địa hình phức tạp.
Nguoi My nghi gi ve phao ZSU-23-4 Viet Nam co dung (2)-Hinh-13
 Biểu đồ thời gian phản ứng của tổ hợp ZSU-23-4 Shilka khi đối đầu mục tiêu trực thăng AH-1 ở cưc cự li khác nhau
Điều quan trọng rút ra được từ biểu đồ trên là trong các thử nghiệm, trực thăng tấn công vẫn rời vị trí ẩn nấp quá lâu. Kể cả có cộng thêm 6 giây cho thời gian bay của đạn 23mm ở cự li 3.000m, thì thời gian tối đa cho các phi công trực thăng vũ trang tấn công đối phương chỉ là khoảng 35-40 giây. May mắn thay, một số thử nghiệm sau đó cho thấy một vài phi hành đoàn chỉ cần khoảng 37 giây để thực hiện đòn tấn công này.
Mỹ: ZSU-23-4 là vũ khí nguy hiểm
Từ những dữ kiện trên, người Mỹ đưa ra một số đánh giá về ZSU-23-4:
- Đây là một vũ khí phòng không nguy hiểm chết người
- Độ chính xác của pháo giảm nhanh ở cự li trên 2.500m
- ZSU-23-4 có thể phát hiện, khóa và bắn trúng mục tiêu trong thời gian khoảng 20-30 giây
- ZSU-23-4 có xác suất diệt mục tiêu trực thăng bay treo cao hơn trực thăng cơ động
- Xác suất diệt tục tiêu của ZSU-23-4 giảm khi thời gian theo dõi mục tiêu giảm
Tuy nhiên, trên cơ sở phân tích ưu điểm của ZSU-23-4, Mỹ cũng đưa ra các phi công của mình "mánh khóe" để đối phó gồm:
- Phải nắm rõ khả năng, uy lực của ZSU-23-4 Shilka để có thể sống sót trên chiến trường
- Không rời vị trí ẩn nấp trong thời gian quá 30-35 giây
- Khai hỏa tên lửa TOW từ ngoài cự li 2.500m
Bố trí đội hình, chiến thuật tác chiến của ZSU-23-4 Shilka
- Tấn công
Pháo phòng không ZSU-23-4 Shilka được biên chế ở cấp trung đoàn. Đại đội của trung đoàn sẽ được biên chế một trung đội 4 xe pháo phòng không tự hành ZSU-23-4 Shilka và một trung đội bốn xe BRDM-2A gắn bệ phóng tên lửa phòng không tầm ngắn SA-9. 
ZSU-23-4 Shilka thường hoạt động theo cặp, đi cùng đội hình chiến đấu của xe tăng hay bộ binh cơ giới. Mỗi phân đội hai xe ZSU-23-4 Shilka sẽ được phối thuộc cho một mũi tấn công cấp tiểu đoàn ở thê đội tấn công đầu tiên. Như vậy, với mỗi một hướng tấn công của cấp trung đoàn, sẽ có hai cặp bốn xe ZSU-23-4 Shilka.
Khi một tiểu đoàn triển khai chiến đấu, các tổ hợp ZSU-23-4 Shilka sẽ bám theo các xe tăng và xe chiến đấu bộ binh BMP của thê đội đầu tiên ở khoảng cách 400-500m. Hai xe sẽ di chuyển cách nhau khoảng 200m và bắn trong hành tiến hoặc dừng ngắn rồi bắn. Vị trí của phân đội hai xe ZSU-23-4 trong đội hình tiểu đoàn được mô tả như sau:
Nguoi My nghi gi ve phao ZSU-23-4 Viet Nam co dung (2)-Hinh-14
 Vị trí của phân đội ZSU-23-4 Shilka trong mũi tiến công của tiểu đoàn bộ binh cơ giới
- Phòng ngự
Trong chiến đấu phòng ngự, các trung đội ZSU-23-4 sẽ thiết lập trận địa phòng thủ chính ở cách các tiểu đoàn hỗ trợ cho trận địa tiền duyên khoảng 1.000-1.500m. Trước khi các cuộc tấn công được thực hiện, ZSU-23-4 sẽ di chuyển lên phía trước tuyến phòng ngự để phục kích các máy bay trực thăng và che giấu trận địa chính của mình.
Nguoi My nghi gi ve phao ZSU-23-4 Viet Nam co dung (2)-Hinh-15
 Vị trí của trung đội ZSU-23-4 trong đội hình phòng ngự của trung đoàn bộ binh cơ giới
- Hành quân
Trong đội hình hành quân, các xe ZSU-23-4 sẽ đi cùng đội hình cấp tiểu đoàn. Để đảm bảo hiệu quả của trường hỏa lực, các xe sẽ di chuyển cách nhau và cách các xe khác từ 30-50m. Trong sơ đồ là ví dụ một trung đội ZSU-23-4 hành quân cùng một tiểu đoàn xe tăng.
Nguoi My nghi gi ve phao ZSU-23-4 Viet Nam co dung (2)-Hinh-16
 Bố trí đội hình hành quân của trung đội ZSU-23-4 Shilka bảo vệ cho tiểu đoàn xe tăng
Từ những phân tích kể trên, có thể rút ra những điểm quan trọng về phương thức tác chiến của ZSU-23-4 Shilka:
- Các xe ZSU-23-4 Shilka thường tác chiến theo cặp, di chuyển cách nhau khoảng 200m
- Mỗi trung đoàn sẽ có 4 xe ZSU-23-4 Shilka. Do đó trong phạm vi 2-4km (chiều rộng tiền duyên trận địa cấp trung đoàn), cần chú ý phát hiện thêm các xe ZSU-23-4 khác.
- Các xe ZSU-23-4 thường được bố trí đằng sau các xe tăng và xe BMP của thê đội đầu tiên
- Trong tấn công, ZSU-23-4 sẽ di chuyển cách các xe tăng và xe BMP khoảng 400-500m về phía sau
- Trong phòng ngự, các xe ZSU-23-4 sẽ bố trí trận địa phía sau tiền duyên phòng ngự khoảng 1.000-1.500m, nhưng có thể sẽ di chuyển lên phía trước để phục kích máy bay.
Thanh Hoa

Bình luận(0)