* Bài viết có tham khảo các cuốn sách Bách khoa tri thức toàn dân và Tri thức quân sự.
Bom là một vũ khí dùng trong quân sự được thiết kế, chế tạo tinh vi và bao gồm vỏ, thuốc nổ và các thiết bị kích nổ. Khi nổ, bom nhanh chóng giải phóng một lượng năng lượng lớn cùng sóng xung kích mãnh liệt, có tính tính phá hủy lớn. Cùng với sự phát triển của khoa học quân sự, bom đã từng được sử dụng từ nhiều thế kỷ cả trong những cuộc chiến tranh quy ước và không quy ước.
Theo công dụng bom được phân loại thành: Bom phá, bom sát thương, bom xuyên. Ngoài ra, con người còn chế tạo ra các loại bom có công dụng đặc biệt: Bom khói, bom bi, bom cháy, bom chiếu sáng, bom chất độc, bom napan, bom chỉ thị mục tiêu, bom ba càng, bom bay, bom bướm, bom chân không, bom chìm, bom chống ngầm, bom E, bom mềm, bom hidrô (Bom H)... Trong đó bom
hạt nhân có sức công phá lớn nhất, có thể gây nên những thảm họa nghiêm trọng.
Dưới đây là những điều ít biết về bom trong lịch sử phát triển:
Bom thủy ngân đầu tiên trên thế giới
Bom thủy ngân là một loại thuốc nổ có độ nhạy cao khi bị tác dụng nhiệt và tác dụng cơ học. Bom thủy ngân được nhà hóa học người Anh có tên là E.Howard phát minh năm 1799. Việc ứng dụng nó khiến cho các loại vũ khí bắn được cải tiến một bước, đặc biệt trong việc nghiên cứu chế tạo và đưa vào sử dụng kíp nổ, sung có búa đập và đạn pháo. Sau này bom thủy ngân dần được thay thế bởi các loại thuốc nổ có công sức phá lớn hơn như nitrát chì...
|
Quả bom kim loại đầu tiên ra đời ở Trung Quốc.
|
Bom kim loại đầu tiên
Năm 1189, tại thôn Bắc Trịnh – Dương Khúc (nay là TP Thái Nguyên thuộc tỉnh Sơn Tây –
Trung Quốc) có một người tên là Thiết Lý đã chế tạo ra một loại “hỏa quán pháo” bằng vỏ sành, trên nhỏ dưới to. Bên trong có nhồi thuốc nổ và ngòi nổ được cắm vào một lỗ nhỏ phía trên. Khi săn cáo, người ta đốt ngòi nổ, pháo vỏ sành phát ra tiếng nổ đinh tai khiến bầy cáo hoảng sợ chạy tán loạn và nhảy vào chiếc lưới đã giăng sẵn. Trên cơ sở của “hỏa quán pháo”, người ta đã phát minh ra “chấn thiên lôi” (thời Nam Tống và thời Nguyên – Trung Quốc đều gọi là “thiết hỏa pháo” – đó là bom kim loại đầu tiên trên thế giới).
Quả bom thường nặng nhất thế giới đầu tiên
Quả bom thông thường nặng nhất thế giới đầu tiên mang tên “tiếng nổ lớn” do Không quân Hoàng gia Anh sử dụng trong Chiến tranh Thế giới thứ 2. Quả bom này nặng 9,975 tấn, dài 7,74m. Ngày 14/3/1945, quả bom khổng lồ này được ném xuống cầu đường sắt tại Bielefeld nước Đức.
Năm 1949, Không quân Mỹ đã thử nghiệm một quả bom nặng tới 19,05 tấn tại đáy hồ Mooloock thuộc bang Califofnia.
Bom hàng không phổ biến nhất thế giới
Bom phá là một loại bom hàng không có tác dụng nhất và phổ biến nhất dùng để phá hủy và tiêu diệt các loại mục tiêu như công trình quốc phòng, nút giao thông đường sắt, hầm hào công sự, vũ khí kỹ thuật... Bom phá hàng không có tác dụng phá hủy và sát thương nhờ vào hợp chất tạo ra sau khi nổ, sóng xung kích và các mảnh vỡ. Khi nổ dưới mặt đất, bom phá có thể tạo thành các hố bom, kích thước của hố bom được quyết định bởi chất đất, đường kính cũng như độ sâu của trái bom.
|
Máy bay cường kích A-10 ném bom Napalm.
|
Quả bom cháy đầu tiên trên thế giới phát nổ
Vào ngày 17/7/1944, các phi công máy bay P-38 của Mỹ đã thả những quả bom cháy napan đầu tiên xuống kho chất đốt ở Coutances, Pháp. Trong cuộc Chiến tranh Việt Nam, Mỹ đã dùng napan đốt cháy nhiều cánh rừng, làng mạc... nhằm phát quang không cho bộ đội Việt Nam có chỗ trú ẩn. Việc này đã giết hại nhiều dân thường, trong đó có người già, phụ nữ và trẻ em.
Napan được phát triển tại Mỹ trong thời kỳ Chiến tranh Thế giới thứ 2 bởi một nhóm các nhà hóa học ở Đại học Havard, đứng đầu là Louis Fieser. Sau đó nó được Công ty hóa chất Dow Chemical Co đã sản xuất.
Bom napan có nhiều cỡ: Cỡ nhỏ là các loại bom có khối lượng 6 hoặc 10 pound, cỡ vừa có khối lượng từ 100 đến 200 pound, cỡ lớn có khối lượng 500 đến 750 pound. Bom napan dễ bốc cháy, khi cháy có khói màu đen, lửa màu vàng, có mùi khét. Nhiệt độ cháy từ 800 – 1.000 độ. Độ dính bám vật thể lớn, rơi xuống nước vẫn cháy. Với các bom 250 pound, phạm vi gây cháy từ 20 – 30m.
Bom nguyên tử đầu tiên trên thế giới
Bom nguyên tử đầu tiên trên thế giới là do Mỹ chế tạo và là một trong những loại vũ khí hạt nhân nguy hiểm nhất trên thế giới tính đến thời điểm này. Trong những năm đầu của thập niên 1930, các nước như Mỹ, Canada và Anh đã nghiên cứu loại vũ khí này.
|
Đám mây hình nấm xuất hiện sau khi bom hạt nhân nổ.
|
Từ năm 1945 đến năm 1962 nước Mỹ đã tiến hành 331 vụ thử vũ khí hạt nhân. Vụ thử vũ khí hạt nhân lần đầu tiên được Mỹ tiến hành ngày 16/4/1945 thực hiện ở Bãi thử vũ khí Alamogordo ở ngoài khơi bang Mexico.
Vụ thử nghiệm bom nguyên tử thứ 2 được Mỹ tiến hành trên nước Nhật. Cụ thể, ngày 6/8/1945 Mỹ đã ném quả bom nguyên tử xuống thành phố Hiroshima của Nhật làm chết hơn 60.000 người. Đến ngày mùng 9/8/1945, Mỹ tiếp tục ném quả bom thứ 2 xuống Nagasaki làm chết hơn 100.000 người và làm nhiều người khác bị thương.