Parveen Kaswan, cán bộ Cơ quan Lâm nghiệp đã chia sẻ một đoạn clip ghi lại cảnh một con rắn hổ mang đang quằn quại trên mặt đất với phần bụng căng phồng khiến người xem sợ hãi.
Một người đàn ông sau đó đã dùng chiếc gậy dài chọc nhẹ vào cơ thể của con rắn để kích thích nó nôn ra chai nhựa trong bụng.
Theo Kaswan, clip này cho thấy những mối nguy hiểm của ô nhiễm rác thái nhựa đối với động vật hoang dã. Người này cho biết thêm rằng, con rắn hổ mang sống sót được là nhờ khả năng nôn ra những vật lớn. Tuy nhiên, các loài động vật khác thì không. Chúng sẽ chết trong đau đớn.
Rắn hổ mang Ấn Độ có tên khoa học Naja naja. Loài rắn này phân bố chủ yếu ở tiểu lục địa Ấn Độ và nằm trong nhóm "tứ đại" rắn độc.
Chúng thường ăn động vật gặm nhấm, cóc, ếch, chim và các loài rắn khác. Chế độ ăn chuột dẫn chúng đến khu vực sinh sống của con người bao gồm trang trại hay vùng ngoại ô. Nọc độc của rắn hổ mang chúa chứa độc tố thần kinh và chất độc gây hại cho tim.