Bệnh viện TƯ nói gì về GKSK “buôn” qua mạng? (2)

Google News

(Kiến Thức) - Trước việc bị một số đối tượng làm giả con dấu, giả danh bệnh viện trong giấy khám sức khỏe, đại diện bệnh viện GTVT Trung ương cho biết: Sẽ yêu cầu cơ quan công an vào cuộc.

Sau khi nhận được tờ giấy khám sức khỏe (GKSK) của người đàn ông tên T., có đủ con dấu, chữ ký bác sĩ, lãnh đạo Bệnh viện Giao thông Vận tải Trung ương (GTVT), PV báo điện tử Kiến Thức đã liên hệ trao đổi trực tiếp với người có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận sức khỏe tại bệnh viện GTVT.
Chúng tôi đã nhờ công an can thiệp
Trao đổi với báo điện tử Kiến Thức, bác sĩ Nguyễn Thị Xuân Loan, quyền Trưởng phòng Kế hoạch Tổng hợp, Bệnh viện GTVT hết sức ngạc nhiên khi phóng viên đưa ra những hình ảnh cũng như giấy tờ liên quan đến vụ mua bán giấy chứng nhận sức khỏe có tên và con dấu của bệnh viện.
Bà Nguyễn Thị Xuân Loan, quyền Trưởng phòng Kế hoạch Tổng hợp, bệnh viện GTVT
“Tôi xin khẳng định là tất cả nội dung liên quan đến việc khám sức khỏe cũng như con dấu mang tên bệnh viện GTVT trong tờ giấy chứng nhận được rao bán trên mạng mà phóng viên đang có trong tay là hoàn toàn giả”, bà Loan khẳng định với phóng viên.
Để chứng minh cho lời khẳng định trên, bà Loan cho biết thêm, con dấu bệnh viện được phòng Kế hoạch – Tổng hợp bệnh viện quản lý nghiêm ngặt, tất cả mọi giấy tờ liên quan đến con dấu đều phải thông qua phòng nên không thể có chuyện đóng dấu “chui” rồi tuồn ra ngoài được.
Hơn nữa, nếu quan sát kỹ, thì con dấu của bọn “đầu nậu” bán giấy chứng nhận sức khỏe trên mạng là dấu điện tử, còn dấu bệnh viện là dấu đồng. 
Để chứng minh điều trên, bà Loan lấy trực tiếp con dấu của bệnh viện GTVT ra phân tích.
“Không chỉ con dấu được làm giả mà tất cả những chữ ký và tên bác sĩ cũng đều bị mạo danh. Ở bệnh viện này không có bác sĩ nào tên Nguyễn Chiến Thắng, Nguyễn Thanh Thảo … cả. Thậm chí người ký tên là Q. Trưởng phòng KHTH, BS. Lê Đình Cẩm cũng là mạo danh. Vì bác sĩ Cẩm đã nghỉ hưu nửa năm rồi”, bà Loan phân tích.
Hơn nữa, theo bà Loan, từ tháng 7/2013, bệnh viện không dùng mẫu giấy chứng nhận sức khỏe loại cũ như trên mạng rao bán mà đã dùng loại mới theo Thông tư 14, Bộ Y tế. Loại mẫu mới này khác hoàn toàn so với loại mẫu của Thông tư số 13/2007/TT-BYT.
Bà Nguyễn Thị Xuân Loan cho biết, trước đây bệnh viện đã từng phát hiện có trường hợp giả danh bệnh viện, giả con dấu để kinh doanh, lừa đảo giấy khám sức khỏe, sự việc đã được cơ quan Công an quận Đống Đa xử lý và bắt giữ đối tượng này.
Nếu tình trạng này vẫn còn tiếp diễn, bệnh viện sẽ tiếp tục phối hợp với cơ quan công an để làm rõ, nhằm đảm bảo uy tín và danh dự của bệnh viện.
Bác sĩ, con dấu của bệnh viện GTVT bị các "con buôn" làm giả 
Phạt 7 năm tù đối với đối tượng mạo danh?
Trao đổi với phóng viên báo điện tử Kiến Thức về vấn đề làm giả con dấu, giả danh bác sĩ và bệnh viện để kiếm lời bất chính từ việc bán giấy chứng nhận sức khỏe của một số đối tượng, Luật sư Nguyễn Hoàng Tiến, Trưởng Văn phòng Luật sư Đức Thịnh cho biết: “Người có hành vi làm giả con dấu của các cá nhân, tổ chức, cơ quan nhà nước sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội làm giả con dấu. Tùy vào mức độ vi phạm và hậu quả của hành vi, người bị truy cứu trách nhiệm hình sự sẽ chịu hình phạt tiền, hoặc tù có thời hạn. Mức hình phạt cao nhất là bảy năm tù giam”.
Theo Luật sư Tiến, việc làm giả con dấu của cá nhân, cơ quan và tổ chức nhà nước đã xâm phạm đến trật tự quản lý hành chính của cơ quan quản lý nhà nước, xâm phạm đến hoạt động bình thường và uy tín của các cá nhân, cơ quan, nhà nước; xâm phạm đến lợi ích của công dân, làm mất an ninh trật tự trong xã hội, gây tâm lý hoang mang bất ổn định trong hoạt động hành chính của nhà nước.
Để xử lý triệt để vấn đề này, cơ quan công an cũng như bệnh viện bị đối tượng mạo danh phải cùng nhau vào cuộc để ngăn chặn các hành vi vi phạm, có hình thức xử lý nghiêm minh theo nội quy của bệnh viện, Luật xử phạt vi phạm hành chính, và quy định của pháp luật hình sự. Bên cạnh đó, các cơ sở khám chữa bệnh cần siết chặt công tác quản lý, nhất là đối với việc cấp và phát giấy khám sức khỏe.
Điều 267 BLHS Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức như sau:
“1. Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu, giấy tờ đó nhằm lừa dối cơ quan, tổ chức hoặc công dân, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến năm năm:
A) Có tổ chức;
B) Phạm tội nhiều lần;
C) Gây hậu quả nghiêm trọng;
D) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ bốn năm đến bảy năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng.”
Kỳ tới: Khám sức khỏe "xịn" ở BV công cũng... loạn
Điều 267 BLHS Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức như sau:
“1. Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu, giấy tờ đó nhằm lừa dối cơ quan, tổ chức hoặc công dân, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến năm năm:
A) Có tổ chức;
B) Phạm tội nhiều lần;
C) Gây hậu quả nghiêm trọng;
D) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ bốn năm đến bảy năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng.”
Điều 267 BLHS Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức như sau:
“1. Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu, giấy tờ đó nhằm lừa dối cơ quan, tổ chức hoặc công dân, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến năm năm:
A) Có tổ chức;
B) Phạm tội nhiều lần;
C) Gây hậu quả nghiêm trọng;
D) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ bốn năm đến bảy năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng.”
Lê Phương - Ngô Ngọc

Bình luận(0)