Nhận định trên được đưa ra bởi các nhà khoa học đến từ Trung tâm Ung thư UC thuộc Đại học Colorado (Mỹ). Họ cho biết, các tế bào
ung thư thực hiện quá trình tự tiêu khi chất hóa trị được đưa vào cơ thể. Cụ thể, các bào quan tiến hành vận chuyển chất protein vào trong tiêu thể để dùng trong trường hợp nguy hiểm. Các thực thể bào tự động phá vỡ những thành phần không cần thiết trên
tế bào để tích trữ năng lượng, sử dụng trong thời gian cầm cự. Điều này khiến cho tế bào ung thư có cơ hội tạm trú an toàn khi bệnh nhân thực hiện điều trị.
|
Tế bào ung thư có thể không bị tiêu diệt khi hóa trị. Nó chỉ "chết lâm sàng" và dễ dàng phục hồi sau đó. Ảnh minh họa.
|
Nói về hiện tượng này, tiến sĩ Andrew Thorburn đến từ Trung tâm Ung thư UC cho biết: "Những gì chúng ta ghi nhận được là nếu cơ chế này diễn ra không đúng. Chẳng hạn, quá trình tự tiêu diễn ra quá mạnh hoặc mục tiêu của chúng không phải là khu vực xung quanh thì dễ dàng kết luận tế bào ung thư có thể tự cứu mình khỏi bị tiêu diệt do hóa trị”.
Một đoạn phim được ghi trực tiếp trong lúc nghiên cứu quá trình tế bào ung thư bị tiêu diệt cho thấy ở khung hình đầu tiên, thành tế bào ty thể bị phá vỡ và những ty thể này phát tán ra nhiều protein (quá trình MOMP). Đây là dấu hiệu thường gặp khi
tế bào bị chết. Tuy nhiên, quá trình tự tiêu diễn ra ngay sau đó và cho phép chúng tự hấp thu lượng protein, giúp tế bào có cơ hội sống sót, hồi phục và tiếp tục phân chia sau thời gian đó.
Phát hiện này có ý nghĩa quan trọng. Đầu tiên, các nhà khoa học
khám phá được quá trình tự tiêu giúp tế bào ung thư không bị giết chết hoàn toàn. Thứ hai, nghiên cứu góp phần củng cố giả thuyết tự tiêu để tế bào ung thư tái phát sau hóa trị liệu.
Thorburn cũng nói thêm: "Quá trình
tự tiêu của tế bào là phức tạp và chưa được hiểu rõ một cách cặn kẽ. Chúng tôi hy vọng khám phá mới sẽ giúp sớm tìm ra phương pháp điều trị ung thư hiệu quả hơn”.