Vì sao Không quân Nga là đối thủ đáng sợ nhất của Mỹ?

Google News

(Kiến Thức) - Dù chỉ mới được thành lập từ năm 1992, Không quân - Vũ trụ Nga lại được đánh giá là một trong những đối đáng gờm nhất đối với không quân Mỹ, khi tiền thân của lực lượng này chính là Không quân Liên Xô.

Không quân Nga hay hiện nay là Không quân-Vũ trụ Nga (VVS) là lực lượng được hợp nhất bởi các lực lượng Không quân, Phòng thủ không gian và bộ đội chống tên lửa của Nga được tái tổ chức lại từ ngày 1/8/2015. Tiền thân của lực lượng này Không quân Nga được thành lập vào ngày 7/5/1992, dựa trên những gì còn lại của Không quân Liên Xô sau khi lực lượng này bị giải thể sau sự tan rã của Liên Xô.
Lực lượng không quân số 2 thế giới
Về tổng thể, lực lượng VVS hiện nay của Nga gồm hai thành phần chính được sát nhập lại với nhau đó là lực lượng Không quân và lực lượng Phòng thủ không gian.
Theo công bố của Bộ Quốc phòng Nga đến năm 2018, VVS có trong biên chế hơn 3.200 máy bay quân sự các loại cùng 148.000 nhân viên. Trong số đó chiến đấu cơ chiếm tới hơn 1/3 - hơn 1.100 chiếc.
Trong đó, lực lượng Không quân Nga trước đây bao gồm các lực lượng: Tác chiến tầm xa, tác chiến chiến dịch chiến thuật, tác chiến trên không, vận tải quân sự, tên lửa phòng không, kỹ thuật vô tuyến điện và một số lực lượng bảo đảm khác như: Trinh sát, thông tin, tác chiến điện tử, công binh, kỹ thuật. Trong khi đó, lực lượng Phòng thủ không gian gồm một số đơn vị: Phòng thủ không gian và vệ tinh, phòng không, chống tên lửa, tác chiến điện tử, đột kích và đặc nhiệm.
Vi sao Khong quan Nga la doi thu dang so nhat cua My?
Máy bay chiến đấu đa năng thế hệ 4++ Sukhoi Su-35 của Không quân Nga. Ảnh: Lenta 
Lực lượng Không quân Vũ trụ Nga có một số chức năng nhiệm vụ chủ yếu sau:
Thứ nhất, phòng chống, đánh trả các đợt tấn công chiến lược bằng đường không và từ không gian của đối phương; bảo đảm an ninh, an toàn cho các cơ sở hành chính, trung tâm chính trị, khu công nghiệp quan trọng, khu kinh tế, cơ sở quốc gia trọng yếu; bảo đảm khả năng tác chiến cho các lực lượng trực thuộc Bộ Quốc phòng, đội đặc nhiệm và lực lượng vũ trang Nga
Thứ hai, tiến hành giám sát hoạt động đối với các cơ sở phóng tên lửa đạn đạo, tên lửa tầm xa của đối phương; thực hiện nhiệm vụ thu thập tin tức, trinh sát từ trên không, trên vũ trụ qua đó cung cấp cơ sở để giới lãnh đạo hoạch định và ra quyết sách.
Vi sao Khong quan Nga la doi thu dang so nhat cua My?-Hinh-2
 Hệ thống lên lửa phòng không S-500. Ảnh: Lenta 
Nguyên nhân tiến hành điều chỉnh
- Khắc phục hạn chế về phòng thủ đường không vũ trụ quốc gia. Lý luận tác chiến nhất thể hóa của lực lượng không quân - vũ trụ Nga cho rằng, nếu như phân tầng để đảm nhận nhiệm vụ phòng thủ đường không thì rất dễ để lộ các khoảng trống phòng không, qua đó tạo điều kiện cho đối phương xuyên thủng hệ thống phòng thủ.
Trên thực tế, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, lực lượng phòng thủ đường không vũ trụ Nga đã bộc lộ nhiều lỗ hổng phòng không. Ví dụ, hệ thống rađa giám sát tầng thấp của lực lượng Phòng thủ không gian chỉ có thể quét được 33% diện tích lãnh thổ nước Nga. Trong khi đó, con số này đối với tầng cao là 51%. Bên cạnh đó, hệ thống giám sát không gian vũ trụ không có khả năng giám sát đối với các mục tiêu từ khoảng cách 3.500km đến 35.000km.
Chính vì vậy, việc đầu tiên để khắc phục hạn chế này đó là phải nhất thể hóa hệ thống phòng thủ đường không, qua đó tạo cơ sở để hoàn thiện toàn bộ hệ thống chỉ huy, vũ khí trang bị giám sát theo dõi mục tiêu ở tất cả các tầng phòng không. 
Vi sao Khong quan Nga la doi thu dang so nhat cua My?-Hinh-3
Hệ thống radar trinh sát của tổ hợp phòng không tầm xa S-400. Ảnh: Lenta 
- Hợp nhất hệ thống chỉ huy thông tin tình báo. Trước đây, lực lượng Phòng thủ không gian của Nga sử dụng hệ thống cung cấp thông tin tình báo từ lực lượng Không gian, do đó không có cách nào tích hợp được với hệ thống thông tin của các lữ đoàn tác chiến phòng thủ trên không và các lữ đoàn tiêm kích. Bên cạnh đó, Bộ Tư lệnh Không gian sử dụng hệ thống thông tin liên lạc vệ tinh, trong khi 3 lữ đoàn phòng thủ trên không lại sử dụng hệ thống thông tin chỉ huy của không quân. Việc các hệ thống chỉ huy, thông tin liên lạc, thông tin tình báo không thống nhất làm cho các hệ thống phòng không S-300, S-400 gặp khó khăn trong quá trình cơ động, triển khai tác chiến. Chính vì vậy, sau khi thành lập lực lượng Không quân vũ trụ, các hệ thống chỉ huy, thông tin liên lạc, thông tin tình báo sẽ được hợp nhất và đồng bộ, qua đó nâng cao năng lực chỉ huy tác chiến hiệp đồng hơn so với trước đây.
- Nâng cao năng lực phòng thủ không gian cho Quân đội Nga. Viện trưởng Viện nghiên cứu khoa học quân sự Nga cho rằng, các cuộc chiến tranh trên thế giới hiện nay đang chuyển sang xu hướng chú trọng tấn công từ trên không. Thực tế cho thấy, mở đầu cuộc chiến các cường quốc quân sự đều lựa chọn phương thức tấn công đường không vào các mục tiêu trọng yếu của đối phương. Bên cạnh đó, trong quá trình thực hành các chiến dịch, các nước đều coi duy trì ưu thế trên không là tiền đề để thực hiện các hoạt động quân sự khác. Do đó, việc Nga điều chỉnh cơ cấu tổ chức đối với lực lượng Không quân vũ trụ lần này là việc làm cần thiết, qua đó nâng cao năng lực, tính chủ động trong hoạt động phòng thủ đường không, không gian cho lực lượng vũ trang Nga trước các đòn tấn công tầm xa của đối phương.
Vi sao Khong quan Nga la doi thu dang so nhat cua My?-Hinh-4
 Máy bay ném bom chiến lược Tu-160. Ảnh: Lenta 
- Đẩy mạnh tiến trình quân sự hóa lĩnh vực không gian, cạnh tranh với Mỹ. Có thể nói, lĩnh vực không gian hiện nay đang được nhiều cường quốc quân sự tiến hành quân sự hóa với cường độ cao, trong đó đi đầu là Mỹ. Do đó, việc thành lập lực lượng Không quân vũ trụ không chỉ bao gồm lực lượng giám sát không gian và lực lượng chống tên lửa, mà còn bao gồm cả lực lượng phóng vệ tinh, lực lượng chỉ huy điều khiển và lực lượng chống vệ tinh. Điều này có nghĩa, lực lượng mới của Quân đội Nga còn có cả chức năng tấn công và phòng thủ. Qua đó giúp tiến trình quân sự hóa lĩnh vực không gian diễn ra mạnh mẽ hơn trong thời gian tới.

Mời độc giả xem video: Sức mạnh trên không của Quân đội Nga. (nguồn Rumoaohepta7)

Lam Ngọc

>> xem thêm

Bình luận(0)