Sau một năm giao tranh ở biên giới khiến hàng nghìn người từ cả hai phe bỏ mạng, Quân đội Triều Tiên đã tung ra đợt tấn công tổng lực nhắm vào Hàn Quốc bắt đầu từ ngày 25/6/1950. Nguồn ảnh: BI.Hàn Quốc với quân số ít và trang bị kém hơn đã không có bất cứ một cơ hội nào để chống trả lại đạo quân "như vũ bão" tiến từ miền Bắc vào miền nam Bán Đảo Triều Tiên. Nguồn ảnh: BI.Trước sức ép của đối phương, Washington buộc phải ra tay để cứu lấy đồng minh thân cận nằm ngay sát cạnh Nhật Bản này. Đợt lính đầu tiên của Quân đội Mỹ tiến vào Hàn Quốc được đặt dưới sự chỉ huy của Trung tá Charles B. Smith. Nguồn ảnh: BI.Dưới chướng của vị Trung tá này, 400 lính Mỹ đầu tiên đã đặt chân lên đất Hàn Quốc, ngay lập tức tổ chức lại đội hình, xốc lại tinh thần cho binh lính Hàn, bắt đầu dựng lại tuyến phòng thủ. Nguồn ảnh: BI.400 lính Mỹ được tập trung khẩn cấp chủ yếu tới từ dàn cán bộ khung của hai đại đội kèm theo binh lính được huy động từ nhiều đơn vị lính Mỹ khác đang đóng tại Nhật, chắp vá lại thành một đơn vị chiến đấu hỗn hợp. Nguồn ảnh: BI.Hoả lực của lực lượng này cũng chỉ bao gồm vài khẩu cối, một vài khẩu súng chống tăng cùng với pháo không giật 75mm - trang bị sơ sài tới nỗi người Mỹ còn không tin nổi họ dám ra trận trong bộ dạng như vậy. Nguồn ảnh: BI.Tuy nhiên, đây là nỗ lực sớm nhất mà Mỹ có được để tung vào cuộc chiến mà theo tính toán của người Mỹ, họ sẽ có hàng năm trời để chuẩn bị trước khi quân Hàn Quốc bị "vỡ trận" hoặc yếu thế trước sức tấn công của Triều Tiên. Nguồn ảnh: BI.Thực tế thì quân đội Hàn Quốc đã "bung chốt" ngay lập tức và liên tục phải rút lui, không thể cầm chân nổi quân đội Triều Tiên. Việc phán đoán nhầm về sức mạnh của quân đội Triều Tiên và quá chủ quan trong việc lên các phương án dự phòng đã khiến cả Hàn Quốc lẫn Mỹ rơi vào thế khó. Nguồn ảnh: BI.Sáu chuyến máy bay vận tải C-54 đã đưa toàn bộ binh lính của Trung tá Smith cùng trang thiết bị vũ khí ít ỏi mà lực lượng này huy động được tới Pusan, Hàn Quốc - mỏm đất cuối cùng mà người Hàn Quốc còn giữ được trước khi chính thức bị... đẩy ra biển. Nguồn ảnh: BI.Ngay khi đặt chân xuống tới Pusan, các sĩ quan chỉ huy cao cấp nhất của Hàn Quốc đã tiếp đón chỉ huy Mỹ. Khi được hỏi người Hàn Quốc cần gì, các tướng lĩnh quân đội Hàn Quốc dõng dạc trả lời rằng Triều Tiên có quá nhiều xe tăng và họ cần những người lính "đủ bản lĩnh để không bỏ chạy khi gặp xe tăng đối phương". Nguồn ảnh: BI.Ban đầu, nhiệm vụ của những toán lính Mỹ đầu tiên đặt chân tới Hàn Quốc chỉ là cầm chân lính Triều Tiên càng lâu càng tốt trước khi một phương án phản công toàn diện được Mỹ xây dựng xong và lực lượng hỗ trợ được tập trung đầy đủ. Nguồn ảnh: BI.Trước khi các đợt tiếp viện của lính Mỹ tới nơi, các loại Bazooka cùng với pháo không giật cỡ 75mm của Mỹ đều bó tay trước xe tăng T-34-85 mà Triều Tiên sử dụng. Tình thế khốn khổ buộc lính Mỹ phải dùng pháo 105mm để bắn xe tăng. Với sáu viên đạn xuyên giáp duy nhất, khẩu pháo này của Mỹ đã hạ được 2 xe tăng của Triều Tiên. Nguồn ảnh: BI.Ngay sau đó là màn so găng cực kỳ căng thẳng giữa quân đội Mỹ và quân đội Trung Quốc trên đất Triều Tiên, Hàn Quốc. Seoul cùng với Bình Nhưỡng đã đổi chủ lên tới 4 lần trước khi hiệp định ngừng bắn được các bên ký kết. Mặc dù được coi là cuộc chiến tranh bị lãng quên và kéo dài có vài năm, đã có tới 36.000 lính Mỹ thiệt mạng trong cuộc chiến này - nhiều bằng 2/3 số lĩnh Mỹ thiệt mạng trong cuộc Chiến tranh Việt Nam. Nguồn ảnh: BI. Mời độc giả xem Video: Vĩ tuyến 38 và cuộc chiến tranh Triều Tiên đẫm máu.
Sau một năm giao tranh ở biên giới khiến hàng nghìn người từ cả hai phe bỏ mạng, Quân đội Triều Tiên đã tung ra đợt tấn công tổng lực nhắm vào Hàn Quốc bắt đầu từ ngày 25/6/1950. Nguồn ảnh: BI.
Hàn Quốc với quân số ít và trang bị kém hơn đã không có bất cứ một cơ hội nào để chống trả lại đạo quân "như vũ bão" tiến từ miền Bắc vào miền nam Bán Đảo Triều Tiên. Nguồn ảnh: BI.
Trước sức ép của đối phương, Washington buộc phải ra tay để cứu lấy đồng minh thân cận nằm ngay sát cạnh Nhật Bản này. Đợt lính đầu tiên của Quân đội Mỹ tiến vào Hàn Quốc được đặt dưới sự chỉ huy của Trung tá Charles B. Smith. Nguồn ảnh: BI.
Dưới chướng của vị Trung tá này, 400 lính Mỹ đầu tiên đã đặt chân lên đất Hàn Quốc, ngay lập tức tổ chức lại đội hình, xốc lại tinh thần cho binh lính Hàn, bắt đầu dựng lại tuyến phòng thủ. Nguồn ảnh: BI.
400 lính Mỹ được tập trung khẩn cấp chủ yếu tới từ dàn cán bộ khung của hai đại đội kèm theo binh lính được huy động từ nhiều đơn vị lính Mỹ khác đang đóng tại Nhật, chắp vá lại thành một đơn vị chiến đấu hỗn hợp. Nguồn ảnh: BI.
Hoả lực của lực lượng này cũng chỉ bao gồm vài khẩu cối, một vài khẩu súng chống tăng cùng với pháo không giật 75mm - trang bị sơ sài tới nỗi người Mỹ còn không tin nổi họ dám ra trận trong bộ dạng như vậy. Nguồn ảnh: BI.
Tuy nhiên, đây là nỗ lực sớm nhất mà Mỹ có được để tung vào cuộc chiến mà theo tính toán của người Mỹ, họ sẽ có hàng năm trời để chuẩn bị trước khi quân Hàn Quốc bị "vỡ trận" hoặc yếu thế trước sức tấn công của Triều Tiên. Nguồn ảnh: BI.
Thực tế thì quân đội Hàn Quốc đã "bung chốt" ngay lập tức và liên tục phải rút lui, không thể cầm chân nổi quân đội Triều Tiên. Việc phán đoán nhầm về sức mạnh của quân đội Triều Tiên và quá chủ quan trong việc lên các phương án dự phòng đã khiến cả Hàn Quốc lẫn Mỹ rơi vào thế khó. Nguồn ảnh: BI.
Sáu chuyến máy bay vận tải C-54 đã đưa toàn bộ binh lính của Trung tá Smith cùng trang thiết bị vũ khí ít ỏi mà lực lượng này huy động được tới Pusan, Hàn Quốc - mỏm đất cuối cùng mà người Hàn Quốc còn giữ được trước khi chính thức bị... đẩy ra biển. Nguồn ảnh: BI.
Ngay khi đặt chân xuống tới Pusan, các sĩ quan chỉ huy cao cấp nhất của Hàn Quốc đã tiếp đón chỉ huy Mỹ. Khi được hỏi người Hàn Quốc cần gì, các tướng lĩnh quân đội Hàn Quốc dõng dạc trả lời rằng Triều Tiên có quá nhiều xe tăng và họ cần những người lính "đủ bản lĩnh để không bỏ chạy khi gặp xe tăng đối phương". Nguồn ảnh: BI.
Ban đầu, nhiệm vụ của những toán lính Mỹ đầu tiên đặt chân tới Hàn Quốc chỉ là cầm chân lính Triều Tiên càng lâu càng tốt trước khi một phương án phản công toàn diện được Mỹ xây dựng xong và lực lượng hỗ trợ được tập trung đầy đủ. Nguồn ảnh: BI.
Trước khi các đợt tiếp viện của lính Mỹ tới nơi, các loại Bazooka cùng với pháo không giật cỡ 75mm của Mỹ đều bó tay trước xe tăng T-34-85 mà Triều Tiên sử dụng. Tình thế khốn khổ buộc lính Mỹ phải dùng pháo 105mm để bắn xe tăng. Với sáu viên đạn xuyên giáp duy nhất, khẩu pháo này của Mỹ đã hạ được 2 xe tăng của Triều Tiên. Nguồn ảnh: BI.
Ngay sau đó là màn so găng cực kỳ căng thẳng giữa quân đội Mỹ và quân đội Trung Quốc trên đất Triều Tiên, Hàn Quốc. Seoul cùng với Bình Nhưỡng đã đổi chủ lên tới 4 lần trước khi hiệp định ngừng bắn được các bên ký kết. Mặc dù được coi là cuộc chiến tranh bị lãng quên và kéo dài có vài năm, đã có tới 36.000 lính Mỹ thiệt mạng trong cuộc chiến này - nhiều bằng 2/3 số lĩnh Mỹ thiệt mạng trong cuộc Chiến tranh Việt Nam. Nguồn ảnh: BI.
Mời độc giả xem Video: Vĩ tuyến 38 và cuộc chiến tranh Triều Tiên đẫm máu.