Tàu ngầm Liên Xô số hiệu K-429 hay còn được biết tới với số hiệu K-329 được coi là tàu ngầm đen đủi nhất thế giới khi nó bị chìm tới hai lần nhưng cuối cùng vẫn được hải quân Liên Xô trục vớt lên và tiếp tục sử dụng. Nguồn ảnh: RHBT.Tàu ngầm hạt nhân này được đóng theo Đề án 670-A Skat và được đặt lườn từ ngày 26/1/1971 ở Gorky, Liên Xô. Chỉ hơn một năm sau, vào ngày 22/4/1972 tàu được hạ thuỷ. Nguồn ảnh: RHBT.Tới tháng 10 cùng năm, tàu ngầm số hiệu K-329 được gia nhập biên chế Hải quân Liên Xô và phục vụ trong hạm đội Thái Bình Dương. Nguồn ảnh: RHBT.Đầu năm 1983, tàu ngầm hạt nhân K-429 được Hải quân Liên Xô đưa vào cảng để đại tu. Sau khi tàu cập bến, toàn bộ thuỷ thủ đoàn trên tàu được nghỉ phép và ngay lập tức trở về quê nhà. Nguồn ảnh: RHBT.Tuy nhiên ngay sau đó, Thuyền trưởng tàu K-429 nhận lệnh ra khơi tập trận ngay lập tức dù thời hạn nghỉ phép của thuỷ thủ chưa hết. Bất chấp mọi nỗ lực liên lạc, do các thuỷ thủ đã về quê nhà ở quá xa căn cứ hải quân, phần lớn không thể quay về nhận lệnh gấp được. Nguồn ảnh: RHBT.Để đảm bảo cuộc tập trận được triển khai, Thuyền trưởng của K-429 đã phải đi "nhặt" thuỷ thủ từ các tàu ngầm hạt nhân khác, tổng cộng trong số 120 thuỷ thủ trên tàu K-429 khi nó ra khơi tập trận vào mùa hè năm 1983, có tới 2/3 trong số đó chưa từng đặt chân lên tàu ngầm Đề án 670A bao giờ. Nguồn ảnh: RHBT.Đội thuỷ thủ đoàn này còn không có khả năng phối hợp với nhau, hoạt động cực kỳ rời rạc vì họ được nhặt từ... 5 tàu ngầm khác, phần lớn trong số họ không hề biết tên nhau và bản thân thuyền trưởng cũng không rõ các sĩ quan chỉ huy cấp cao trên tàu tên là gì. Nguồn ảnh: RHBT.Ngày 23/6 cùng năm, tàu ngầm K-429 tiến tới vị trí tập trận và bắt đầu thử nghiệm lặn sâu đầu tiên. Tuy nhiên do mệnh lệnh của thuyền trưởng đưa ra không được thuỷ thủ đoàn hiểu chính xác, rất nhiều van khoá kín trên tàu đã không được đóng lại và nước tràn vào tàu ngay khi tàu vừa lặn. Nguồn ảnh: RHBT.420 tấn nước tràn vào tàu làm 14 thuỷ thủ thiệt mạng ngay lập tức, tàu chìm xuống độ sâu 39 mét so với mực nước biển. Tới tháng 8, tàu được đưa về ụ nổi để sửa chữa và một lần nữa thảm hoả lại xảy ra, các nhân viên thực hiện sai quy trình làm việc với lò phản ứng hạt nhân trên tàu khiến tàu lại một lần nữa bị chìm ngay tại ụ nổi. Nguồn ảnh: RHBT.Sau đó, Hải quân Nga vẫn... tiếp tục trục vớt tàu K-429 lên để sửa chữa nhưng nó không bao giờ được ra khơi mà chỉ neo đậu tại cảng, làm nhiệm vụ huấn luyện. Có lẽ cũng không còn kíp chiến đấu nào đủ bản lĩnh để điều khiển cỗ "quan tài thép" từng chìm hai lần này. Tới năm 1987, tàu được loại biên và bị tháo rỡ, cơn ác mộng với lính tàu ngầm Liên Xô chính thức kết thúc. Nguồn ảnh: RHBT. Mời độc giả xem Video: Bên trong tàu ngầm hạt nhân của Liên Xô tới nay vẫn được Hải quân Nga sử dụng.
Tàu ngầm Liên Xô số hiệu K-429 hay còn được biết tới với số hiệu K-329 được coi là tàu ngầm đen đủi nhất thế giới khi nó bị chìm tới hai lần nhưng cuối cùng vẫn được hải quân Liên Xô trục vớt lên và tiếp tục sử dụng. Nguồn ảnh: RHBT.
Tàu ngầm hạt nhân này được đóng theo Đề án 670-A Skat và được đặt lườn từ ngày 26/1/1971 ở Gorky, Liên Xô. Chỉ hơn một năm sau, vào ngày 22/4/1972 tàu được hạ thuỷ. Nguồn ảnh: RHBT.
Tới tháng 10 cùng năm, tàu ngầm số hiệu K-329 được gia nhập biên chế Hải quân Liên Xô và phục vụ trong hạm đội Thái Bình Dương. Nguồn ảnh: RHBT.
Đầu năm 1983, tàu ngầm hạt nhân K-429 được Hải quân Liên Xô đưa vào cảng để đại tu. Sau khi tàu cập bến, toàn bộ thuỷ thủ đoàn trên tàu được nghỉ phép và ngay lập tức trở về quê nhà. Nguồn ảnh: RHBT.
Tuy nhiên ngay sau đó, Thuyền trưởng tàu K-429 nhận lệnh ra khơi tập trận ngay lập tức dù thời hạn nghỉ phép của thuỷ thủ chưa hết. Bất chấp mọi nỗ lực liên lạc, do các thuỷ thủ đã về quê nhà ở quá xa căn cứ hải quân, phần lớn không thể quay về nhận lệnh gấp được. Nguồn ảnh: RHBT.
Để đảm bảo cuộc tập trận được triển khai, Thuyền trưởng của K-429 đã phải đi "nhặt" thuỷ thủ từ các tàu ngầm hạt nhân khác, tổng cộng trong số 120 thuỷ thủ trên tàu K-429 khi nó ra khơi tập trận vào mùa hè năm 1983, có tới 2/3 trong số đó chưa từng đặt chân lên tàu ngầm Đề án 670A bao giờ. Nguồn ảnh: RHBT.
Đội thuỷ thủ đoàn này còn không có khả năng phối hợp với nhau, hoạt động cực kỳ rời rạc vì họ được nhặt từ... 5 tàu ngầm khác, phần lớn trong số họ không hề biết tên nhau và bản thân thuyền trưởng cũng không rõ các sĩ quan chỉ huy cấp cao trên tàu tên là gì. Nguồn ảnh: RHBT.
Ngày 23/6 cùng năm, tàu ngầm K-429 tiến tới vị trí tập trận và bắt đầu thử nghiệm lặn sâu đầu tiên. Tuy nhiên do mệnh lệnh của thuyền trưởng đưa ra không được thuỷ thủ đoàn hiểu chính xác, rất nhiều van khoá kín trên tàu đã không được đóng lại và nước tràn vào tàu ngay khi tàu vừa lặn. Nguồn ảnh: RHBT.
420 tấn nước tràn vào tàu làm 14 thuỷ thủ thiệt mạng ngay lập tức, tàu chìm xuống độ sâu 39 mét so với mực nước biển. Tới tháng 8, tàu được đưa về ụ nổi để sửa chữa và một lần nữa thảm hoả lại xảy ra, các nhân viên thực hiện sai quy trình làm việc với lò phản ứng hạt nhân trên tàu khiến tàu lại một lần nữa bị chìm ngay tại ụ nổi. Nguồn ảnh: RHBT.
Sau đó, Hải quân Nga vẫn... tiếp tục trục vớt tàu K-429 lên để sửa chữa nhưng nó không bao giờ được ra khơi mà chỉ neo đậu tại cảng, làm nhiệm vụ huấn luyện. Có lẽ cũng không còn kíp chiến đấu nào đủ bản lĩnh để điều khiển cỗ "quan tài thép" từng chìm hai lần này. Tới năm 1987, tàu được loại biên và bị tháo rỡ, cơn ác mộng với lính tàu ngầm Liên Xô chính thức kết thúc. Nguồn ảnh: RHBT.
Mời độc giả xem Video: Bên trong tàu ngầm hạt nhân của Liên Xô tới nay vẫn được Hải quân Nga sử dụng.