|
Phi công lái máy bay chiến đấu MiG-29 của Không quân Ukraine. Nguồn topcor
|
Theo tờ Reporter của Nga, Quân đội Nga tiếp tục phá hủy cơ sở hạ tầng quân sự và năng lượng của Ukraine, bằng việc sử dụng nhiều UAV tự sát Geran-2, biệt danh là "xe gắn máy", để tấn công các mục tiêu nằm sâu trong lãnh thổ Ukraine.
Vừa qua Quân đội Ukraine cũng đã tung một video về hoạt động chiến đấu của Không quân Ukraine. Trong đó một chiếc tiêm kích MiG-29 của Ukraine đã bắn hạ một chiếc UAV tự sát Geran-2 của Nga và video này được quay bởi camera đặt trong buồng lái của chiếc MiG-29.
Điều đáng chú ý là để tiêu diệt chiếc UAV Geran-2, phi công MiG-29 của Ukraine đã phải phóng hai tên lửa không đối không, có thể là loại tên lửa tầm trung R-27 và một trong hai tên lửa trên đã bắn trúng chiếc UAV tự sát của Nga.
Theo các chuyên gia quân sự độ lập, việc Không quân Ukraine sử dụng MiG-29 để đánh chặn UAV tự sát là một bài toán kinh tế “bất đối xứng” rất lớn, khi loại UAV tự sát Geran-2 có chi phí sản xuất rất rẻ; chúng có giá khoảng 10.000 USD mỗi chiếc, trong khi tên lửa dẫn đường không đối không R-27 có giá ít nhất là 50.000 USD một quả.
|
Máy bay chiến đấu MiG-29 của Không quân Ukraine. Nguồn topcor
|
Đổi lại, các chuyên gia Ukraine giải thích rằng, các tên lửa dẫn đường của Liên Xô không còn giá trị gì cả, vì chúng được Liên Xô chuyển giao miễn phí cho Ukraine trong quá khứ.
Đồng thời, tên lửa R-27 hiện đại hóa được sản xuất bởi Công ty Cổ phần Nhà nước Ukraine Artyom (Kiev) cho nhu cầu của Không quân Ukraine, nhưng chúng tiêu tốn tiền của họ.
Dòng tên lửa không đối không R-27 có thể đánh chặn máy bay, tên lửa hành trình và UAV của đối phương trong không chiến tầm trung và tầm gần. Đây là loại tên lửa không đối không dẫn đường bằng radar tương đối tiên tiến.
Phi công máy bay chiến đấu MiG-29 của Không quân Ukraine bắn hạ UAV Geran-2 của Nga. Nguồn topcor
Tuy nhiên việc dùng MiG-29 để tiêu diệt UAV tự sát Geran-2 cho bất kỳ mục đích nào cũng tiêu tốn của Ukraine hơn 100.000 USD cho một cặp R-27; do vậy sẽ nhanh chóng làm hết đạn tên lửa của Ukraine.
Chưa hết, việc sử dụng những chiếc MiG-29 đánh chặn UAV Geran-2 cũng tiềm ẩn những nguy hiểm. Vào ngày 12/10/2022, một chiếc MiG-29 của Ukraine đã bị rơi sau khi “va chạm” với một chiếc UAV Geran-2. Cú va chạm xảy ra khi phi công chiếc MiG-29 được giao nhiệm vụ tấn công một đàn UAV Geran-2, đang di chuyển theo kiểu bầy đàn.
|
UAV Geran-2 của Nga tấn công Ukraine. Nguồn Reuters |
Cục Điều tra an toàn hàng không nhà nước Ukraine (SBI) cho biết, chiếc MiG-29 trước khi bị rơi, đã bắn hạ 5 UAV Geran-2 gần làng Turbov (?).
Các cuộc điều tra do SBI tiến hành cho thấy, có các mảnh vỡ từ một (hoặc nhiều) UAV Geran-2, đã rơi vào buồng lái chiếc MiG-29 xấu số.
SBI cũng khẳng định, đây không phải là vụ “đâm va” trực tiếp giữa chiếc MiG-29 và UAV Geran-2, khiến máy bay của Ukraine bị rơi; mà đó là hệ quả vụ “va chạm” của các vũ khí trên không.
Phi công điều khiển chiếc MiG-29 của Ukraine đã kịp phóng dù để thoát thân và được đưa kịp thời đến bệnh viện để điều trị. Đây cũng là trường hợp thiệt hại lớn của Ukraine khi sử dụng chiến đấu cơ MiG-29 đánh chặn UAV tự sát của Nga.
|
Mảnh vỡ máy bay chiến đấu MiG-29 của Ukraine bị cho là va chạm với UAV Geran-2 của Nga. Nguồn Topwar
|