Tờ Sina cho biết, yheo những bức ảnh được Nga đăng tải, một chiếc xe tăng chiến đấu chủ lực Leopard 2A4 của Ukraine bị quân đội Nga phá hủy trong trận chiến ở vùng Zaporozhye và nó đã bị trúng đạn từ trên không; có thể là của UAV tự sát Lancet-3.Cú đánh của tên lửa chống tăng, đã làm hư hại lớp giáp trên nóc tháp pháo và phần tháp pháo bị hư hại nằm phía trên ghế của pháo thủ. Nếu khi đó, pháo thủ ở trong xe khi xe bị tấn công, rất có thể tính mạng sẽ bị đe dọa.Ngoài lớp giáp trên nóc tháp pháo, kính ngắm ngoại vi PERI R17 của chỉ huy và kính ngắm EMES-15 của pháo thủ cũng bị phá hủy; đồng thời một kính tiềm vọng bị bật gốc.May mắn thay, số đạn pháo của của chiếc Leopard 2A4 được đặt ở khoang phía sau tháp pháo và vị trí phát nổ nằm ở phía trước, nên không có vụ nổ thứ cấp nào nữa xảy ra.Leopard 2A4 là xe tăng chiến đấu chủ lực thế hệ thứ ba điển hình trong Chiến tranh Lạnh; lớp giáp bán cầu trước của xe có khả năng bảo vệ tương đối tốt.Lý do là trong thập niên 1970 và 1980, mối đe dọa chính đối với xe tăng vẫn đến từ xe tăng của đối phương, nên các nhà sản xuất chú ý đến lớp giáp phòng thủ phía trước. Do vậy lớp giáp sau, hai bên và đặc biệt là phía trên thường rất mỏng yếu. Sau đó, các quốc gia khác nhau bắt đầu phát triển loại đạn chống tăng có khả năng tấn công từ phía trên (còn gọi là tấn công “đột nóc”); tên lửa chống tăng RBS-56 BILL của Thụy Điển là loại tên lửa đầu tiên có thể tấn công “đột nóc” xe tăng, trực tiếp xuyên thủng lớp giáp trên cùng. Nổi tiếng nhất trong các loại tên lửa “đột nóc” là tên lửa chống tăng Javelin của Mỹ.Vì lý do này, xe tăng Liên Xô đã "quen" với việc lắp giáp phản ứng nổ (ERA) trên đỉnh tháp pháo, để cải thiện khả năng phòng thủ phía trên. Tuy nhiên xe tăng phương Tây không chú trọng nhiều đến khía cạnh này, do khi đó Liên Xô đã không được trang bị tên lửa chống tăng tấn công “đột nóc” trong một thời gian dài. Xe tăng chiến đấu chủ lực Leopard 2A4 hiện không còn là xe tăng tiên tiến. Trên chiến trường Nga-Ukraine, những chiếc Leopard chưa bị xe tăng Nga bắn trúng, nhưng đã bị các loại vũ khí chống tăng của Nga hạ gục, như mìn chống tăng, tên lửa chống tăng và có cả UAV tự sát Lancet-3. UAV tự sát Lancet-3 trang bị đầu đạn 3kg, để tấn công các mục tiêu bọc thép. Trên cơ sở UAV tự sát Lancet-1, nó được thay thế bằng đầu đạn nổ lõm, nên cho hiệu quả tấn công tốt hơn vào các mục tiêu bọc thép và hiệu quả hơn so với UAV tự sát Switchblade của Mỹ, cung cấp cho Ukraine. Hiện tại, quân đội Nga đang sử dụng rộng rãi UAV tự sát Lancet-3 trên chiến trường, gây ra mối đe dọa lớn hơn đối với xe tăng và xe bọc thép của Ukraine. Cuộc xung đột Nga-Ukraine là bài học kinh nghiệm cho các hoạt động trong tương lai của xe tăng và xe bọc thép. Những tên lửa lảng vảng giá rẻ sẽ trở thành mối đe dọa chính đối với xe tăng trên chiến trường trong tương lai. Như vậy thế hệ xe tăng mới phải có khả năng đối phó với các mối đe dọa mới như vậy đến từ trên không; chẳng hạn như phải tăng cường lớp bảo vệ phía trên, hoặc tăng cường lớp giáp lồng phía trên hoặc phát triển hệ thống phòng thủ chủ động, có thể đánh chặn đạn chống tăng của đối phương bắn tới theo mọi hướng. Từ kinh nghiệm của cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine, rất có thể thế hệ xe tăng tiếp theo sẽ phải có những cải tiến vượt bậc, để tăng khả năng sống sót của thứ vũ khí cồng kềnh và chậm chạp này trên chiến trường. Ảnh: Sina.
Tờ Sina cho biết, yheo những bức ảnh được Nga đăng tải, một chiếc xe tăng chiến đấu chủ lực Leopard 2A4 của Ukraine bị quân đội Nga phá hủy trong trận chiến ở vùng Zaporozhye và nó đã bị trúng đạn từ trên không; có thể là của UAV tự sát Lancet-3.
Cú đánh của tên lửa chống tăng, đã làm hư hại lớp giáp trên nóc tháp pháo và phần tháp pháo bị hư hại nằm phía trên ghế của pháo thủ. Nếu khi đó, pháo thủ ở trong xe khi xe bị tấn công, rất có thể tính mạng sẽ bị đe dọa.
Ngoài lớp giáp trên nóc tháp pháo, kính ngắm ngoại vi PERI R17 của chỉ huy và kính ngắm EMES-15 của pháo thủ cũng bị phá hủy; đồng thời một kính tiềm vọng bị bật gốc.
May mắn thay, số đạn pháo của của chiếc Leopard 2A4 được đặt ở khoang phía sau tháp pháo và vị trí phát nổ nằm ở phía trước, nên không có vụ nổ thứ cấp nào nữa xảy ra.
Leopard 2A4 là xe tăng chiến đấu chủ lực thế hệ thứ ba điển hình trong Chiến tranh Lạnh; lớp giáp bán cầu trước của xe có khả năng bảo vệ tương đối tốt.
Lý do là trong thập niên 1970 và 1980, mối đe dọa chính đối với xe tăng vẫn đến từ xe tăng của đối phương, nên các nhà sản xuất chú ý đến lớp giáp phòng thủ phía trước. Do vậy lớp giáp sau, hai bên và đặc biệt là phía trên thường rất mỏng yếu.
Sau đó, các quốc gia khác nhau bắt đầu phát triển loại đạn chống tăng có khả năng tấn công từ phía trên (còn gọi là tấn công “đột nóc”); tên lửa chống tăng RBS-56 BILL của Thụy Điển là loại tên lửa đầu tiên có thể tấn công “đột nóc” xe tăng, trực tiếp xuyên thủng lớp giáp trên cùng. Nổi tiếng nhất trong các loại tên lửa “đột nóc” là tên lửa chống tăng Javelin của Mỹ.
Vì lý do này, xe tăng Liên Xô đã "quen" với việc lắp giáp phản ứng nổ (ERA) trên đỉnh tháp pháo, để cải thiện khả năng phòng thủ phía trên.
Tuy nhiên xe tăng phương Tây không chú trọng nhiều đến khía cạnh này, do khi đó Liên Xô đã không được trang bị tên lửa chống tăng tấn công “đột nóc” trong một thời gian dài.
Xe tăng chiến đấu chủ lực Leopard 2A4 hiện không còn là xe tăng tiên tiến. Trên chiến trường Nga-Ukraine, những chiếc Leopard chưa bị xe tăng Nga bắn trúng, nhưng đã bị các loại vũ khí chống tăng của Nga hạ gục, như mìn chống tăng, tên lửa chống tăng và có cả UAV tự sát Lancet-3.
UAV tự sát Lancet-3 trang bị đầu đạn 3kg, để tấn công các mục tiêu bọc thép. Trên cơ sở UAV tự sát Lancet-1, nó được thay thế bằng đầu đạn nổ lõm, nên cho hiệu quả tấn công tốt hơn vào các mục tiêu bọc thép và hiệu quả hơn so với UAV tự sát Switchblade của Mỹ, cung cấp cho Ukraine.
Hiện tại, quân đội Nga đang sử dụng rộng rãi UAV tự sát Lancet-3 trên chiến trường, gây ra mối đe dọa lớn hơn đối với xe tăng và xe bọc thép của Ukraine.
Cuộc xung đột Nga-Ukraine là bài học kinh nghiệm cho các hoạt động trong tương lai của xe tăng và xe bọc thép. Những tên lửa lảng vảng giá rẻ sẽ trở thành mối đe dọa chính đối với xe tăng trên chiến trường trong tương lai.
Như vậy thế hệ xe tăng mới phải có khả năng đối phó với các mối đe dọa mới như vậy đến từ trên không; chẳng hạn như phải tăng cường lớp bảo vệ phía trên, hoặc tăng cường lớp giáp lồng phía trên hoặc phát triển hệ thống phòng thủ chủ động, có thể đánh chặn đạn chống tăng của đối phương bắn tới theo mọi hướng.
Từ kinh nghiệm của cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine, rất có thể thế hệ xe tăng tiếp theo sẽ phải có những cải tiến vượt bậc, để tăng khả năng sống sót của thứ vũ khí cồng kềnh và chậm chạp này trên chiến trường. Ảnh: Sina.