Phó Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng Duma Quốc gia (Hạ viện) Nga cho biết, lực lượng phòng không Ukraine đã bắn rơi m áy bay chiến đấu MiG-29 của chính họ, bằng “hỏa lực thân thiện”. Lý do là thiếu sự phối hợp, hiệp đồng trong quân đội Ukraine, nên tên lửa phòng không Ukraine đã bắn nhầm máy bay chiến đấu của chính họ;Do một vụ phóng tên lửa chính xác từ tên lửa phòng không Ukraine, chiếc máy bay chiến đấu đã bị bắn hạ. Nhưng theo thông tin sơ bộ, phi công đã nhảy dù thoát ra được, mặc dù không có thông tin về tình trạng sức khỏe của phi công.Theo các nguồn tin được cung cấp bởi các truyền thông của Ukraine, sau khi chiếc MiG-29 này thực hiện một cuộc tấn công mặt đất bằng tên lửa bức xạ AGM-88 HARM mà Mỹ viện trợ. Tuy nhiên không rõ vì lý do gì, nó buộc phải quay trở lại sân bay bằng một đường bay khác. Vào thời điểm này, các hệ thống tên lửa phòng không dã chiến của Ukraine đã phát hiện ra sự tiếp cận của một chiếc máy bay lạ “không xác định” và nổ súng vào nó, kết quả là chiếc tiêm kích MiG-29 đã bị bắn hạ.Truyền thông Ukraine cũng cho biết, chiếc tiêm kích MiG-29 của Ukraine bị bắn hạ tại khu vực dân cư Kurakhovo ở vùng Donetsk. Đồng thời, người ta xác định rằng, chiếc MiG-29 đã bị bắn rơi bằng hệ thống phòng không tầm ngắn Osa-P.Hiện chưa có bất kỳ thông tin nào về vụ chiếc máy bay chiến đấu của Không quân Ukraine bị phòng không quân nhà bắn rơi, được Quân đội Ukraine công bố; tuy nhiên, tình hình hiện tại cho thấy, sự phối hợp giữa các đơn vị khác nhau của quân đội Ukraine đang ở mức thấp.Theo một số nguồn tin, chiếc tiêm kích MiG-29 xấu số bị bắn rơi, bằng hệ thống phòng không Osa-P, mà Ba Lan mới viện trợ cho Ukraine. Những tổ hợp này gần đây đã được phía Ba Lan bàn giao cho Ukraine để triển khai ở Donbass và rất có thể hệ thống này không được điều chỉnh để nhận dạng mục tiêu địch-ta theo tiêu chuẩn của Ukraine, do đó dẫn đến bắn nhầm chiếc MiG-29.Được biết các hệ thống tên lửa phòng không Osa-P đã được quân đội Ukraine triển khai ở khu vực Donetsk để bảo vệ các khu vực trận địa phòng ngự, kho tàng, đường vận chuyển của Quân đội Ukraine trước những cuộc tấn công của máy bay không người lái và máy bay chiến đấu Nga.Hiện tại, có bằng chứng cho thấy, chính một trong những tổ hợp phòng không dã chiến OSA-P đã tấn công chiếc MiG-29 của Ukraine, khi phi công cố thoát khỏi sự theo dõi của các hệ thống phòng không của Nga theo một đường bay không theo quy luật.Theo số liệu được công bố trước đó, Ba Lan có thể chuyển giao 18 hệ thống tên lửa phòng không Osa-P (phiên bản đã cải tiến từ hệ thống phòng không Osa của Liên Xô trước kia) cho Ukraine. Tuy nhiên, nguồn tin không thể xác nhận một cách đáng tin cậy rằng, chiếc MiG-29 vừa bị bắn rơi, là do tổ hợp nâng cấp Osa-P của Ba Lan.9K33 Osa (Ong bắp cày) là hệ thống tên lửa đất đối không chiến thuật tầm ngắn, được Liên Xô đưa vào biên chế từ năm 1972, với nhiệm vụ tiêu diệt các vạt thể bay ở độ cao thấp đến trung bình. Osa có trọng lượng gần 18 tấn; dài 9,1m; rộng 2,78m, cao 4,2m (khi radar lắp trên nóc xe được xếp gọn). Kíp chiến đấu 5 người.Osa được trang bị động cơ diesel 2D20B có công suất 300 mã lực, cho khả năng di chuyển với vận tốc 80 km/h trên đường nhựa, dự trữ hành trình lên tới 500km. Osa sở hữu ưu điểm mà rất ít hệ thống phòng không trên thế giới có được, đó là khả năng bơi với vận tốc 8 km/h. Osa sử dụng tên lửa đất đối không 9M33 nặng 126kg, dài 3,2m, đường kính 0,21m. Tên lửa này có đầu đạn phân mảnh nặng 20kg. Tốc độ tối đa khi bay của 9M33 là 1.020 m/s, với tầm tiêu diệt mục tiêu tối đa là 10km. Tên lửa được dẫn đường bằng radar bán chủ động.Do là hệ thống phòng không dã chiến cơ động, nên Osa được tích hợp một radar trinh sát, có khả năng phát hiện được mục tiêu bay của đối phương ở khoảng cách lên tới 30-40km. Tuy nhiên, hệ thống này còn có thể nhận sự hỗ trợ từ các loại radar cảnh giới cấp trung đoàn như P-40, P-15 hoặc PRV-9.Trong khi đó, những ngày “đen đủi” của lực lượng Không quân Ukraine vẫn chưa chấm dứt, khi một cặp trực thăng vũ trang của Ukraine, đã tấn công nhầm vào vị trí trận địa phòng ngự của họ ở khu vực Avdiivka thuộc tỉnh Donetsk.Vào ngày 9/1, một cặp máy bay trực thăng Mi-8 của Ukraine đã tấn công các vị trí đóng quân của họ trong khu dân cư ở Avdiivka bằng tên lửa không điều khiển S-8. Lý do là trực thăng vũ trang của Ukraine phải tiến hành nhiệm vụ trong điều kiện bí mật, vì trong khu vực có triển khai những trận địa phòng không của quân Nga. Người ta cho rằng, do trực thăng Ukraine sợ phòng không Nga bắn hạ, nên không dám bật vô tuyến liên lạc, do vậy đã tấn công nhầm vào trận địa phòng ngự của Quân đội Ukraine. Việc này cũng gióng nên hồi chuông cảnh báo về việc hợp đồng giữa các đơn vị Ukraine ở quy mô lớn, dù rằng trong mọi cuộc xung đột, việc "quân ta bắn nhầm quân mình" vốn là điều khó có thể tránh khỏi.
Phó Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng Duma Quốc gia (Hạ viện) Nga cho biết, lực lượng phòng không Ukraine đã bắn rơi m áy bay chiến đấu MiG-29 của chính họ, bằng “hỏa lực thân thiện”. Lý do là thiếu sự phối hợp, hiệp đồng trong quân đội Ukraine, nên tên lửa phòng không Ukraine đã bắn nhầm máy bay chiến đấu của chính họ;
Do một vụ phóng tên lửa chính xác từ tên lửa phòng không Ukraine, chiếc máy bay chiến đấu đã bị bắn hạ. Nhưng theo thông tin sơ bộ, phi công đã nhảy dù thoát ra được, mặc dù không có thông tin về tình trạng sức khỏe của phi công.
Theo các nguồn tin được cung cấp bởi các truyền thông của Ukraine, sau khi chiếc MiG-29 này thực hiện một cuộc tấn công mặt đất bằng tên lửa bức xạ AGM-88 HARM mà Mỹ viện trợ. Tuy nhiên không rõ vì lý do gì, nó buộc phải quay trở lại sân bay bằng một đường bay khác.
Vào thời điểm này, các hệ thống tên lửa phòng không dã chiến của Ukraine đã phát hiện ra sự tiếp cận của một chiếc máy bay lạ “không xác định” và nổ súng vào nó, kết quả là chiếc tiêm kích MiG-29 đã bị bắn hạ.
Truyền thông Ukraine cũng cho biết, chiếc tiêm kích MiG-29 của Ukraine bị bắn hạ tại khu vực dân cư Kurakhovo ở vùng Donetsk. Đồng thời, người ta xác định rằng, chiếc MiG-29 đã bị bắn rơi bằng hệ thống phòng không tầm ngắn Osa-P.
Hiện chưa có bất kỳ thông tin nào về vụ chiếc máy bay chiến đấu của Không quân Ukraine bị phòng không quân nhà bắn rơi, được Quân đội Ukraine công bố; tuy nhiên, tình hình hiện tại cho thấy, sự phối hợp giữa các đơn vị khác nhau của quân đội Ukraine đang ở mức thấp.
Theo một số nguồn tin, chiếc tiêm kích MiG-29 xấu số bị bắn rơi, bằng hệ thống phòng không Osa-P, mà Ba Lan mới viện trợ cho Ukraine. Những tổ hợp này gần đây đã được phía Ba Lan bàn giao cho Ukraine để triển khai ở Donbass và rất có thể hệ thống này không được điều chỉnh để nhận dạng mục tiêu địch-ta theo tiêu chuẩn của Ukraine, do đó dẫn đến bắn nhầm chiếc MiG-29.
Được biết các hệ thống tên lửa phòng không Osa-P đã được quân đội Ukraine triển khai ở khu vực Donetsk để bảo vệ các khu vực trận địa phòng ngự, kho tàng, đường vận chuyển của Quân đội Ukraine trước những cuộc tấn công của máy bay không người lái và máy bay chiến đấu Nga.
Hiện tại, có bằng chứng cho thấy, chính một trong những tổ hợp phòng không dã chiến OSA-P đã tấn công chiếc MiG-29 của Ukraine, khi phi công cố thoát khỏi sự theo dõi của các hệ thống phòng không của Nga theo một đường bay không theo quy luật.
Theo số liệu được công bố trước đó, Ba Lan có thể chuyển giao 18 hệ thống tên lửa phòng không Osa-P (phiên bản đã cải tiến từ hệ thống phòng không Osa của Liên Xô trước kia) cho Ukraine. Tuy nhiên, nguồn tin không thể xác nhận một cách đáng tin cậy rằng, chiếc MiG-29 vừa bị bắn rơi, là do tổ hợp nâng cấp Osa-P của Ba Lan.
9K33 Osa (Ong bắp cày) là hệ thống tên lửa đất đối không chiến thuật tầm ngắn, được Liên Xô đưa vào biên chế từ năm 1972, với nhiệm vụ tiêu diệt các vạt thể bay ở độ cao thấp đến trung bình. Osa có trọng lượng gần 18 tấn; dài 9,1m; rộng 2,78m, cao 4,2m (khi radar lắp trên nóc xe được xếp gọn). Kíp chiến đấu 5 người.
Osa được trang bị động cơ diesel 2D20B có công suất 300 mã lực, cho khả năng di chuyển với vận tốc 80 km/h trên đường nhựa, dự trữ hành trình lên tới 500km. Osa sở hữu ưu điểm mà rất ít hệ thống phòng không trên thế giới có được, đó là khả năng bơi với vận tốc 8 km/h.
Osa sử dụng tên lửa đất đối không 9M33 nặng 126kg, dài 3,2m, đường kính 0,21m. Tên lửa này có đầu đạn phân mảnh nặng 20kg. Tốc độ tối đa khi bay của 9M33 là 1.020 m/s, với tầm tiêu diệt mục tiêu tối đa là 10km. Tên lửa được dẫn đường bằng radar bán chủ động.
Do là hệ thống phòng không dã chiến cơ động, nên Osa được tích hợp một radar trinh sát, có khả năng phát hiện được mục tiêu bay của đối phương ở khoảng cách lên tới 30-40km. Tuy nhiên, hệ thống này còn có thể nhận sự hỗ trợ từ các loại radar cảnh giới cấp trung đoàn như P-40, P-15 hoặc PRV-9.
Trong khi đó, những ngày “đen đủi” của lực lượng Không quân Ukraine vẫn chưa chấm dứt, khi một cặp trực thăng vũ trang của Ukraine, đã tấn công nhầm vào vị trí trận địa phòng ngự của họ ở khu vực Avdiivka thuộc tỉnh Donetsk.
Vào ngày 9/1, một cặp máy bay trực thăng Mi-8 của Ukraine đã tấn công các vị trí đóng quân của họ trong khu dân cư ở Avdiivka bằng tên lửa không điều khiển S-8. Lý do là trực thăng vũ trang của Ukraine phải tiến hành nhiệm vụ trong điều kiện bí mật, vì trong khu vực có triển khai những trận địa phòng không của quân Nga.
Người ta cho rằng, do trực thăng Ukraine sợ phòng không Nga bắn hạ, nên không dám bật vô tuyến liên lạc, do vậy đã tấn công nhầm vào trận địa phòng ngự của Quân đội Ukraine. Việc này cũng gióng nên hồi chuông cảnh báo về việc hợp đồng giữa các đơn vị Ukraine ở quy mô lớn, dù rằng trong mọi cuộc xung đột, việc "quân ta bắn nhầm quân mình" vốn là điều khó có thể tránh khỏi.