Ngày 9/1, Bộ Quốc phòng Anh cho biết trong một đánh giá rằng, Nga "gần như chắc chắn" triển khai loại máy bay chiến đấu mạnh nhất của mình, đó là chiến đấu cơ tàng hình Su-57, trong các chiến dịch chống lại Ukraine; nhằm giảm thiểu rủi ro cho những máy bay chiến đấu không có tính năng tàng hình. Theo Bộ Quốc phòng Anh, những chiếc tiêm kích Su-57 có thể bị hạn chế bay ra ngoài lãnh thổ Nga và chỉ sử dụng tên lửa không đối đất hoặc không đối không tầm xa, tấn công các mục tiêu trên lãnh thổ Ukraine, để tránh bị hệ thống phòng không Ukraine phát hiện và bắn hạ.Trong khi các phương tiện truyền thông Nga đưa tin về việc sử dụng Su-57 trong cuộc chiến Ukraine đang diễn ra kể từ tháng 5/2022, thì đánh giá mới nhất từ Bộ Quốc phòng Anh đã chứng thực một thông tin của hãng thông tấn TASS của Nga nói rằng, Su-57 đã và đang hoạt động “bên ngoài khu vực uy hiếp của các hệ thống phòng không của kẻ thù”.Trong số các loại vũ khí tầm xa của Su-57, tên lửa không đối không tầm xa R-37M được các phi công Ukraine đặc biệt quan tâm. Theo một phương tiện truyền thông Mỹ, dẫn lời một phi công MiG-29 Ukraine mô tả nó là loại tên lửa tầm xa cực kỳ nguy hiểm”.R-37M là tên lửa không đối không tầm xa (AAM) có khả năng tấn công các mục tiêu trên không tốc độ cao từ cự ly hơn 300 km. NATO còn được gọi là AA-13 hoặc RVV-BD, một tên gọi được sử dụng cho các biến thể do Nga phát triển của sê-ri R, được sản xuất trước đó ở Ukraine. Dòng RVV được cho là cao cấp hơn và chỉ bao gồm các thành phần của Nga.Tên lửa R-37M là sản phẩm của công ty nghiên cứu và sản xuất tên lửa chiến thuật nổi tiếng của Nga Vympel, chịu trách nhiệm về tất cả các dòng tên lửa không đối không của Nga. R-37M có nguồn gốc từ tên lửa không đối không R-37 của Liên Xô, được chế tạo vào những năm 1980, giành cho tiêm kích MiG-31M. Quá trình phát triển tên lửa R-37M được bắt đầu vào cuối thập niên 2000.Tên lửa R-37M ban đầu được dự định trang bị cho MiG-31; sau đó Nga quyết định nâng cấp loại vũ khí này để tương thích với các máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư của Nga như Su-30, Su-35 và thế hệ thứ năm Su-57. Các chuyên gia đánh giá, R-37M đã cải thiện đáng kể hiệu suất của máy bay chiến đấu Nga. R-37M được trang bị động cơ nhiên liệu rắn xung kép, cung cấp năng lượng cao và kéo dài cho tên lửa. R-37M được dẫn đường về phía mục tiêu bằng một thiết bị tìm kiếm radar chủ động băng tần kép trong tên lửa; trong khi hệ thống định vị quán tính, nhận các bản cập nhật giữa hành trình từ tên lửa đến mục tiêu.Theo tuyên bố của nhà sản xuất tên lửa Vympel, trong giai đoạn cuối của quá trình tấn công của tên lửa R-37M, radar của nó có thể khóa mục tiêu với mặt cắt phản xạ radar rộng 5 mét vuông ở cự ly 40 km trở lên. Tương tự như tên lửa R-37 của Liên Xô, tên lửa R-37M của Nga được cho là có thể mang đầu đạn hạt nhân để tiêu diệt các đội hình máy bay hoặc tên lửa lớn hơn.Lực lượng Hàng không vũ trụ Nga (VKS) bắt đầu sử dụng tên lửa R-37M trong cuộc xung đột Nga-Ukraine vào mùa hè năm ngoái. Kể từ đó, các phi công máy bay chiến đấu Ukraine đã hết sức lo ngại với loại tên lửa này, vì R-37 đe dọa máy bay Ukraine, ngay cả khi được phóng đi từ trong không phận Nga.Mặc dù Không quân Ukraine đã phát triển các chiến thuật để giảm thiểu mối đe dọa do tên lửa R-37M gây ra như bay cực thấp, nhưng những chiến thuật đó chỉ hạn chế khả năng thực hiện nhiệm vụ của các phi công chiến đấu Ukraine.Một phi công MiG-29 của Ukraine với biệt hiệu “Juice” nói với tờ The Drive: “Chúng tôi đã biết về khả năng của tên lửa này (R-37M) khi giao chiến với nó, mặc dù chúng tôi đã sáng tạo ra các kỹ thuật để giúp tránh điều đó. Tuy nhiên, nó (R-37M) vẫn đang hạn chế khả năng thực hiện các nhiệm vụ của chúng tôi và tình hình trên không rất, rất khó khăn và rất rủi ro”.Khi tên lửa R-37M kết hợp với chiến đấu cơ Su-57 vốn có tính năng tàng hình, thì loại tên lửa này càng trở nên nguy hiểm hơn bội phần. Các chuyên gia phương Tây cho rằng, tên lửa này được thiết kế để tiêu diệt các máy bay kiểm soát và cảnh báo sớm trên không (AEW&C) và các phương tiện có giá trị cao khác.Những chiếc AWACS của Mỹ và NATO hoạt động 24/7 trên không phận Ba Lan và Romania giáp biên giới Ukraine, được cho là đã không phát hiện ra Su-57. Theo một số nguồn tin, vào tháng 10/2022, một máy bay chiến đấu Su-27 của Ukraine bị bắn hạ bởi một tên lửa R-37M, được phóng đi từ một chiếc Su-57, đánh dấu chiến thắng đầu tiên của loại chiến đấu cơ này. Tuy nhiên, các thông tin về việc Su-57 phải hoạt động trong không phận Nga để bảo đảm an toàn cho thấy, vai trò của máy bay chiến đấu tàng hình đầu tiên và cũng là loại máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm duy nhất mà Nga quảng cáo, là có tính năng vượt qua F-22 và F-35 của Mỹ là chưa thực sự có cơ sở.Các chuyên gia nhận xét rằng, nếu Su-57 có khả năng tàng hình như các đối thủ F-35 hay F-22 của Mỹ, thì Su-57 có thể “đàng hoàng” xâm nhập không phận Ukraine mà không bị phát hiện, để chế áp hệ thống phòng không của Quân đội Ukraine.“Su-57 không thể sống sót trong môi trường có mối đe dọa cao từ tên lửa đất đối không; vì vậy nó sẽ không được triển khai trong tầm bắn của bất kỳ hệ thống phòng không nào của Ukraine”, Billie Flynn, cựu phi công thử nghiệm cấp cao máy bay F-35 của Mỹ, trước đây đã phát biểu với tờ EurAsian Times của Ấn Độ như vậy.Hiện Su-57 của VKS vẫn đang trong giai đoạn hình thành khả năng chiến đấu, thì dù chỉ một chiếc Su-57 bị bắn hạ bởi lực lượng phòng không của Ukraine, sẽ mang lại cho Ukraine niềm tin vào lực lượng phòng không của họ và làm dấy lên nghi ngờ về đặc điểm tàng hình của loại chiến đấu cơ này; điều đó quá gây bất lợi cho Nga.
Ngày 9/1, Bộ Quốc phòng Anh cho biết trong một đánh giá rằng, Nga "gần như chắc chắn" triển khai loại máy bay chiến đấu mạnh nhất của mình, đó là chiến đấu cơ tàng hình Su-57, trong các chiến dịch chống lại Ukraine; nhằm giảm thiểu rủi ro cho những máy bay chiến đấu không có tính năng tàng hình.
Theo Bộ Quốc phòng Anh, những chiếc tiêm kích Su-57 có thể bị hạn chế bay ra ngoài lãnh thổ Nga và chỉ sử dụng tên lửa không đối đất hoặc không đối không tầm xa, tấn công các mục tiêu trên lãnh thổ Ukraine, để tránh bị hệ thống phòng không Ukraine phát hiện và bắn hạ.
Trong khi các phương tiện truyền thông Nga đưa tin về việc sử dụng Su-57 trong cuộc chiến Ukraine đang diễn ra kể từ tháng 5/2022, thì đánh giá mới nhất từ Bộ Quốc phòng Anh đã chứng thực một thông tin của hãng thông tấn TASS của Nga nói rằng, Su-57 đã và đang hoạt động “bên ngoài khu vực uy hiếp của các hệ thống phòng không của kẻ thù”.
Trong số các loại vũ khí tầm xa của Su-57, tên lửa không đối không tầm xa R-37M được các phi công Ukraine đặc biệt quan tâm. Theo một phương tiện truyền thông Mỹ, dẫn lời một phi công MiG-29 Ukraine mô tả nó là loại tên lửa tầm xa cực kỳ nguy hiểm”.
R-37M là tên lửa không đối không tầm xa (AAM) có khả năng tấn công các mục tiêu trên không tốc độ cao từ cự ly hơn 300 km. NATO còn được gọi là AA-13 hoặc RVV-BD, một tên gọi được sử dụng cho các biến thể do Nga phát triển của sê-ri R, được sản xuất trước đó ở Ukraine. Dòng RVV được cho là cao cấp hơn và chỉ bao gồm các thành phần của Nga.
Tên lửa R-37M là sản phẩm của công ty nghiên cứu và sản xuất tên lửa chiến thuật nổi tiếng của Nga Vympel, chịu trách nhiệm về tất cả các dòng tên lửa không đối không của Nga. R-37M có nguồn gốc từ tên lửa không đối không R-37 của Liên Xô, được chế tạo vào những năm 1980, giành cho tiêm kích MiG-31M. Quá trình phát triển tên lửa R-37M được bắt đầu vào cuối thập niên 2000.
Tên lửa R-37M ban đầu được dự định trang bị cho MiG-31; sau đó Nga quyết định nâng cấp loại vũ khí này để tương thích với các máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư của Nga như Su-30, Su-35 và thế hệ thứ năm Su-57. Các chuyên gia đánh giá, R-37M đã cải thiện đáng kể hiệu suất của máy bay chiến đấu Nga.
R-37M được trang bị động cơ nhiên liệu rắn xung kép, cung cấp năng lượng cao và kéo dài cho tên lửa. R-37M được dẫn đường về phía mục tiêu bằng một thiết bị tìm kiếm radar chủ động băng tần kép trong tên lửa; trong khi hệ thống định vị quán tính, nhận các bản cập nhật giữa hành trình từ tên lửa đến mục tiêu.
Theo tuyên bố của nhà sản xuất tên lửa Vympel, trong giai đoạn cuối của quá trình tấn công của tên lửa R-37M, radar của nó có thể khóa mục tiêu với mặt cắt phản xạ radar rộng 5 mét vuông ở cự ly 40 km trở lên. Tương tự như tên lửa R-37 của Liên Xô, tên lửa R-37M của Nga được cho là có thể mang đầu đạn hạt nhân để tiêu diệt các đội hình máy bay hoặc tên lửa lớn hơn.
Lực lượng Hàng không vũ trụ Nga (VKS) bắt đầu sử dụng tên lửa R-37M trong cuộc xung đột Nga-Ukraine vào mùa hè năm ngoái. Kể từ đó, các phi công máy bay chiến đấu Ukraine đã hết sức lo ngại với loại tên lửa này, vì R-37 đe dọa máy bay Ukraine, ngay cả khi được phóng đi từ trong không phận Nga.
Mặc dù Không quân Ukraine đã phát triển các chiến thuật để giảm thiểu mối đe dọa do tên lửa R-37M gây ra như bay cực thấp, nhưng những chiến thuật đó chỉ hạn chế khả năng thực hiện nhiệm vụ của các phi công chiến đấu Ukraine.
Một phi công MiG-29 của Ukraine với biệt hiệu “Juice” nói với tờ The Drive: “Chúng tôi đã biết về khả năng của tên lửa này (R-37M) khi giao chiến với nó, mặc dù chúng tôi đã sáng tạo ra các kỹ thuật để giúp tránh điều đó. Tuy nhiên, nó (R-37M) vẫn đang hạn chế khả năng thực hiện các nhiệm vụ của chúng tôi và tình hình trên không rất, rất khó khăn và rất rủi ro”.
Khi tên lửa R-37M kết hợp với chiến đấu cơ Su-57 vốn có tính năng tàng hình, thì loại tên lửa này càng trở nên nguy hiểm hơn bội phần. Các chuyên gia phương Tây cho rằng, tên lửa này được thiết kế để tiêu diệt các máy bay kiểm soát và cảnh báo sớm trên không (AEW&C) và các phương tiện có giá trị cao khác.
Những chiếc AWACS của Mỹ và NATO hoạt động 24/7 trên không phận Ba Lan và Romania giáp biên giới Ukraine, được cho là đã không phát hiện ra Su-57. Theo một số nguồn tin, vào tháng 10/2022, một máy bay chiến đấu Su-27 của Ukraine bị bắn hạ bởi một tên lửa R-37M, được phóng đi từ một chiếc Su-57, đánh dấu chiến thắng đầu tiên của loại chiến đấu cơ này.
Tuy nhiên, các thông tin về việc Su-57 phải hoạt động trong không phận Nga để bảo đảm an toàn cho thấy, vai trò của máy bay chiến đấu tàng hình đầu tiên và cũng là loại máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm duy nhất mà Nga quảng cáo, là có tính năng vượt qua F-22 và F-35 của Mỹ là chưa thực sự có cơ sở.
Các chuyên gia nhận xét rằng, nếu Su-57 có khả năng tàng hình như các đối thủ F-35 hay F-22 của Mỹ, thì Su-57 có thể “đàng hoàng” xâm nhập không phận Ukraine mà không bị phát hiện, để chế áp hệ thống phòng không của Quân đội Ukraine.
“Su-57 không thể sống sót trong môi trường có mối đe dọa cao từ tên lửa đất đối không; vì vậy nó sẽ không được triển khai trong tầm bắn của bất kỳ hệ thống phòng không nào của Ukraine”, Billie Flynn, cựu phi công thử nghiệm cấp cao máy bay F-35 của Mỹ, trước đây đã phát biểu với tờ EurAsian Times của Ấn Độ như vậy.
Hiện Su-57 của VKS vẫn đang trong giai đoạn hình thành khả năng chiến đấu, thì dù chỉ một chiếc Su-57 bị bắn hạ bởi lực lượng phòng không của Ukraine, sẽ mang lại cho Ukraine niềm tin vào lực lượng phòng không của họ và làm dấy lên nghi ngờ về đặc điểm tàng hình của loại chiến đấu cơ này; điều đó quá gây bất lợi cho Nga.