Ukraine đã nhận những vũ khí Liên Xô nào từ các nước Đông Âu?

Google News

Khi cuộc xung đột Nga – Ukraine bùng nổ, nhiều quốc gia Đông Âu đã viện trợ lại cho Ukraine số vũ khí của Liên Xô cung cấp trong quá khứ.

Ukraine da nhan nhung vu khi Lien Xo nao tu cac nuoc Dong Au?

Trong thời kỳ chiến tranh Lạnh, Liên Xô đã viện trợ nhiều vũ khí cho các quốc gia đồng minh Đông Âu. Khi cuộc xung đột Nga - Ukraine bùng nổ, nhiều loại vũ khí được các nước châu Âu hỗ trợ Ukraine, đều là vũ khí từ thời Liên Xô còn sót lại.

Là một quốc gia thuộc Liên Xô cũ, Ukraine sử dụng vũ khí của Liên Xô giống như Nga; nhưng sau khi Liên Xô tan rã, Ukraine không có năng lực sản xuất những loại vũ khí này và Mỹ cũng không có khả năng sản xuất những loại vũ khí theo tiêu chuẩn Liên Xô.

Vì vậy, để đáp ứng yêu cầu chiến đấu của Ukraine, Mỹ đã tổ chức và phối hợp các đồng minh NATO cung cấp cho Ukraine những vũ khí cũ của Liên Xô theo yêu cầu. Đáng kể nhất trong số đó là tên lửa phòng không S-300, xe tăng T72 và máy bay chiến đấu cường kích Su-25.

Ukraine da nhan nhung vu khi Lien Xo nao tu cac nuoc Dong Au?-Hinh-2
 

Tên lửa phòng không S-300

Tạp chí Quốc phòng Bulgaria cho biết, trong số các đồng minh của Mỹ, ba nước có tên lửa S-300 là Slovakia, Bulgaria và Hy Lạp. Trước sức ép của Mỹ và NATO, cuối cùng chỉ có Slovakia đồng ý chuyển giao S-300 của họ cho Ukraine.

S-300 là hệ thống tên lửa đất đối không thế hệ thứ ba của Quân đội Liên Xô, được sử dụng để chống lại các cuộc không kích đa mục tiêu chuyên sâu trên toàn bộ vùng trời, từ độ cao cực thấp đến độ cao lớn, từ gần đến cực xa.

Đạn tên lửa S-300 được bảo quản trong ống phóng kín kiêm luôn ống bảo quản, với khả năng phóng lạnh thẳng đứng, không cần bảo dưỡng và thời gian bảo quản là 10 năm.

Có nhiều mẫu S-300 khác nhau và sự khác biệt giữa các mẫu khác nhau là rất lớn, một số mẫu chỉ có thể bắn ở cự ly ngắn và tầm bắn không quá 100 km.

Ukraine da nhan nhung vu khi Lien Xo nao tu cac nuoc Dong Au?-Hinh-3

Các phiên bản sau này có tầm bắn đến 200 km; các phiên bản S-300 do Liên Xô chế tạo, bất kể kiểu máy bay nào, đều có tầm bắn tên lửa khoảng 100 km và tầm phát hiện của radar trinh sát là 200 km.

Hệ thống phòng không S-300 do Slovakia cung cấp cho Ukraine, là phiên bản đầu tiên, hiệu suất của nó không thể so sánh với S-300 do chính Nga sử dụng; nhưng nó cũng có thể tăng cường đáng kể khả năng phòng không của Ukraine, nhất là trong bối cảnh khó khăn này.

Ukraine da nhan nhung vu khi Lien Xo nao tu cac nuoc Dong Au?-Hinh-4

Xe tăng chiến đấu chủ lực T-72

Nhưng so với số lượng hạn chế của những hệ thống phòng không S-300, thì số lượng xe tăng T72 được Liên Xô cung cấp rộng rãi với số lượng lớn cho các quốc gia Đông Âu. Thậm chí một số quốc gia hiện trong khối NATO, vẫn sử dụng xe tăng T-72 bao gồm Bulgaria, Cộng hòa Séc và Ba Lan.

Trong Chiến tranh Lạnh, cả Ba Lan và Tiệp Khắc đều được Liên Xô chuyển giao công nghệ để sản xuất xe tăng T72M. Chất lượng xe tăng sản xuất ở các quốc gia này cũng không kém nhiều so với sản xuất ở Liên Xô.

Ukraine da nhan nhung vu khi Lien Xo nao tu cac nuoc Dong Au?-Hinh-5

Năm 2020, Quân đội Ba Lan vẫn trang bị ít nhất 400 chiếc T-72M và những chiếc xe tăng thời Chiến tranh Lạnh này, cũng đã được Ba Lan hiện đại hóa. Có thông tin cho rằng, Ba Lan sẵn sàng cung cấp cho Ukraine ít nhất 300 xe tăng T-72.

Trước đó, Bắc Macedonia thông báo đang chuyển xe tăng cho Ukraine những chiếc xe tăng T-72 của họ; quyết định này đã bị Bộ Ngoại giao Nga chỉ trích.

Đại diện chính thức của Bộ Ngoại giao Liên bang Nga, bà Maria Zakharova gọi việc chuyển giao xe tăng T-72 của Bắc Macedonia cho Ukraine là một sai lầm lớn. Skopje trả lời rằng, Bắc Macedonia là một quốc gia có chủ quyền và tự quyết.

Xe tăng T-72 được đưa vào phục vụ năm 1976, với hơn 25.000 chiếc được sản xuất; với trọng lượng từ 45 đến 50 tấn và kíp xe 3 người, trang bị pháo 2A46 125mm, trang bị hệ thống tự nạp đạn; vũ khí phụ gồm một súng máy hạng nặng 12,7mm và một súng máy hạng trung, lắp đồng trục với pháo chính.

Ukraine da nhan nhung vu khi Lien Xo nao tu cac nuoc Dong Au?-Hinh-6

So với các loại xe tăng chiến đấu chủ lực hiện nay của phương Tây như M1 Abrams của Mỹ và Leopard 2 của Đức đều có trọng lượng từ 60 đến 70 tấn, với lớp giáp mạnh hơn và hệ thống điều khiển hỏa lực chính xác hơn. Tuy nhiên nó cũng chỉ là đối thủ ngang hàng của xe tăng T-72.

Trọng lượng của xe tăng T-72 nhẹ hơn, khiến việc sản xuất ít tốn kém hơn, tốn ít nhiên liệu hơn và đối với quân đội Ukraine, họ cũng biết cách sửa chữa và bảo dưỡng loại xe tăng này tốt hơn.

Ukraine da nhan nhung vu khi Lien Xo nao tu cac nuoc Dong Au?-Hinh-7

Máy bay cường kích Su-25

Tạp chí Quốc phòng Ukraine cho biết, bốn máy bay cường kích Su-25 do chính quyền Bắc Macedonia chuyển giao đã đến quốc gia này; một sự thật buồn là 21 năm trước, những chiếc máy bay này thuộc sở hữu của Quân đội Ukraine.

Năm 2001, Ukraine đã bán 4 chiếc Su-25 cho Macedonia, quốc gia lúc đó đang trải qua thời kỳ khó khăn, do hoạt động gia tăng của lực lượng ly khai Albania. Sau đó Macedonia mua máy bay Su-25 để hỗ trợ các hoạt động của các đơn vị bộ binh.

Ukraine da nhan nhung vu khi Lien Xo nao tu cac nuoc Dong Au?-Hinh-8
Su-25 của Bắc Macedonia đã thực hiện một số lần xuất kích, sau đó ngừng hoạt động và được bảo quản trong nhà chứa máy bay. Năm 2004, chúng chính thức được rút khỏi biên chế của Không quân Bắc Macedonia.

Cho đến nay, các nhà chức trách của Bắc Macedonia vẫn chưa cung cấp thông tin chi tiết về việc chuyển giao máy bay. Người ta chỉ biết rằng Bộ Quốc phòng Bắc Macedonia cho biết, việc chuyển giao máy bay sẽ không làm suy yếu an ninh quốc gia của quốc gia này.

Trước đó, tờ báo địa phương Levitsa đưa tin, máy bay Su-25 đang được sửa chữa tại một trong những sân bay quân sự. Các kỹ sư hàng không Ukraine đã tham gia vào quá trình sửa chữa những chiếc máy bay này.

Máy bay Su-25 là máy bay cường kích do Liên Xô và Nga sản xuất. Lần đầu tiên Su-25 cất cánh vào ngày 22/2/1975. Su-25 được thiết kế để hỗ trợ trực tiếp từ trên không cho các đơn vị bộ binh cơ giới, xe tăng và pháo tự hành chiến đấu.

Ukraine da nhan nhung vu khi Lien Xo nao tu cac nuoc Dong Au?-Hinh-9

Hiện tại, Su-25 đang được phục vụ tại một số quốc gia trên thế giới, chủ yếu là các quốc gia hậu Xô Viết, Đông Âu, châu Á và châu Phi. Nga, Triều Tiên, Uzbekistan, Ukraine và Turkmenistan có số lượng máy bay Su-25 lớn nhất trong biên chế lực lượng không quân của họ.

Việc chuyển giao 4 chiếc Su-25 từ Bắc Macedonia cho Ukraine, đặc biệt khi đánh giá những chiếc máy bay này đã không được sử dụng trong 18 năm và cần sửa chữa, do vậy khó có thể cải thiện tình hình ở mặt trận.

Nhưng đối với Quân đội Ukraine, đây cũng là một hành động mang tính biểu tượng cho sự hỗ trợ từ các quốc gia Balkan, nối tiếp theo sự hỗ trợ của Mỹ và NATO.

Tiến Minh (tổng hợp)

>> xem thêm

Bình luận(0)