Vào ngày 6/8, tờ "Thời báo tài chính (Financial Times)" của Anh đưa tin, Ukraine không có đủ vũ khí và trang thiết bị quân sự, để thực hiện các cuộc phản công vào năm 2022, bao gồm cả cuộc phản công trên hướng Kherson, mà họ tuyên bố nhiều ngày qua. Một quan chức Ukraine giấu tên nói với Financial Times: “Chúng tôi không kỳ vọng sẽ có đủ lực lượng để tổ chức bất kỳ cuộc phản công quyết định nào trong năm nay. Kế hoạch cơ bản là (tiến hành một cuộc phản công) vào năm tới, khi chúng tôi đủ vũ khí và trang bị".Mặc dù vấn đề là “có” hay “không có” một cuộc phản công chiến lược, nhưng trong hai tháng qua, nhiều quan chức quân sự, chính trị và chuyên gia Ukraine đã liên tục bàn tán về một cuộc phản công theo hướng Kherson và cho rằng, đây là thời điểm “quyết định cục diện của cuộc chiến”. Theo quan điểm lý luận quân sự, Quân đội Ukraine phải tiến hành ít nhất một cuộc phản công chiến lược càng sớm càng tốt. Nhưng một cuộc phản công chiến lược có thể thành công hay không, phụ thuộc vào quá trình chuẩn bị có bí mật hay không, hành động có bất ngờ và kiên quyết hay không, và quan trọng là có chiếm được lợi thế trên một hướng nhất định hay không?Hoàn toàn sai sự thật khi nói rằng, giới quân sự và chính trị Ukraine đã tuân theo những nguyên tắc chiến thuật như vậy. Họ khoe khoang về kế hoạch của họ hầu như mỗi ngày; một mặt, cách tiếp cận này có thể nói là một điều cấm kỵ lớn; mặt khác, không thể loại trừ hoàn toàn rằng, có một yếu tố ngụy trang chiến thuật. Trong mọi trường hợp, trước khi tiến hành phản công, Quân đội Ukraine phải đảm bảo rằng, họ có ưu thế hỏa lực rõ ràng trước Nga; đồng thời phải có các biện pháp bảo vệ lực lượng của mình đang điều động và triển khai, khỏi các cuộc không kích của không quân Nga.Mặc dù Quân đội Ukraine có một số bệ phóng tên lửa cơ động HIMARS và pháo tự hành bánh hơi Caesar, nhưng số lượng rất ít, chưa chắc đã đủ năng lực cho những nhiệm vụ lớn như vậy.Theo tính toán, để Quân đội Ukraine giành chiến thắng trong cuộc phản công, họ cần nhiều lữ đoàn pháo tên lửa (mỗi lữ đoàn có 50 bệ phóng tên lửa HIMARS) và một số lượng lớn hơn các trung đoàn pháo tự hành PZH2000.Tập đoàn quân do Quân đội Ukraine thành lập trong cuộc phản công giả định, phải đảm bảo có thể thực hiện đợt tấn công đầu tiên (thê đội 1), đủ sức đánh chiếm đầu cầu, tạo thế chiến dịch và có khả năng đẩy đối phương vào sâu hơn trong cuộc tấn công. Đối với điều này, Quân đội Ukraine cần phải có lực lượng đầu tiên đủ mạnh, bao gồm nhiều đơn vị xe tăng, bộ binh cơ giới. Nhưng trên thực tế trong giai đoạn này, Bộ chỉ huy Quân đội Ukraine, đơn giản là không có đủ quân số và vũ khí. Theo tính toán của tờ Military, Quân đội Ukraine cần ít nhất 3 đến 4 lữ đoàn xe tăng (trang bị xe tăng Abrams, Leopard hoặc Leclerc) và 4 đến 5 lữ đoàn cơ giới hóa (với xe thiết giáp Bradley và xe chiến đấu bộ binh Marder). Nhưng cho đến nay, không rõ khi nào thê đội 1 và 2 của Quân đội Ukraine mới có được sức mạnh này. Trước khi tiến hành một cuộc phản công, theo kịch bản lý tưởng, Quân đội Ukraine có thể tiến hành giai đoạn hỏa lực chuẩn bị, nhằm vào các mục tiêu quan trọng, các trận địa phòng ngự của đối phương và ít nhất là giành được ưu thế trên không trong một thời gian ngắn. Điều này yêu cầu tối thiểu 100 đến 120 máy bay chiến đấu đa nhiệm F-16. Ngoài ra, Quân đội Ukraine cần phải bảo đảm tốt công tác hậu cần chiến dịch, cung cấp kịp thời và đầy đủ nhiên liệu, vũ khí, đạn dược cũng như lương thực, thực phẩm. Nếu như vậy, Quân đội Ukraine cần ít nhất 6 đến 9 tháng (hoặc thậm chí lâu hơn) để huy động đủ nhân lực và vật lực. Nói tóm lại, nếu Quân đội Ukraine mở cuộc phản công sớm, điều này sẽ không mang lại kết quả quyết định cho Kiev và chiến dịch phản công của Ukraine, có khả năng kết thúc với thất bại hoàn toàn trước quân Nga và tình hình trên chiến trường hiện nay có khả năng là như vậy. Nói như vậy không có nghĩa là Quân đội Ukraine sẽ không thực hiện phản công. Dù Kiev vẫn chưa đủ điều kiện để phản công, nhưng họ có thể cố gắng phản công theo cách có thể, ví dụ là bằng các cuộc tập kích pháo binh vào các căn cứ, đường tiếp tế của Quân đội Nga… Theo thông tin từ hãng tin Al Jazeera của Qatar ngày 6/8, Bộ Quốc phòng Anh cho biết, gần như chắc chắn Quân đội Nga đang tập trung lực lượng lớn ở miền nam Ukraine, để chuẩn bị chống lại một cuộc tấn công có thể xảy ra. Như vậy yếu tố bí mật, bất ngờ của Ukraine đã không còn nữa.Bộ Quốc phòng Anh đã viết trên trang Tweet chính thức của họ rằng, một đoàn dài gồm xe tải quân sự, xe tăng, pháo xe kéo và các loại vũ khí khác của Nga, đã rời khu vực Donbass của Ukraine và đi về hướng Tây Nam. Một lữ đoàn chiến thuật được triển khai tới bán đảo Crimea, gần như chắc chắn sẽ được sử dụng để hỗ trợ các lực lượng Nga ở khu vực Kherson, trong tình huống Quân đội Ukraine phản công.
Vào ngày 6/8, tờ "Thời báo tài chính (Financial Times)" của Anh đưa tin, Ukraine không có đủ vũ khí và trang thiết bị quân sự, để thực hiện các cuộc phản công vào năm 2022, bao gồm cả cuộc phản công trên hướng Kherson, mà họ tuyên bố nhiều ngày qua.
Một quan chức Ukraine giấu tên nói với Financial Times: “Chúng tôi không kỳ vọng sẽ có đủ lực lượng để tổ chức bất kỳ cuộc phản công quyết định nào trong năm nay. Kế hoạch cơ bản là (tiến hành một cuộc phản công) vào năm tới, khi chúng tôi đủ vũ khí và trang bị".
Mặc dù vấn đề là “có” hay “không có” một cuộc phản công chiến lược, nhưng trong hai tháng qua, nhiều quan chức quân sự, chính trị và chuyên gia Ukraine đã liên tục bàn tán về một cuộc phản công theo hướng Kherson và cho rằng, đây là thời điểm “quyết định cục diện của cuộc chiến”.
Theo quan điểm lý luận quân sự, Quân đội Ukraine phải tiến hành ít nhất một cuộc phản công chiến lược càng sớm càng tốt. Nhưng một cuộc phản công chiến lược có thể thành công hay không, phụ thuộc vào quá trình chuẩn bị có bí mật hay không, hành động có bất ngờ và kiên quyết hay không, và quan trọng là có chiếm được lợi thế trên một hướng nhất định hay không?
Hoàn toàn sai sự thật khi nói rằng, giới quân sự và chính trị Ukraine đã tuân theo những nguyên tắc chiến thuật như vậy. Họ khoe khoang về kế hoạch của họ hầu như mỗi ngày; một mặt, cách tiếp cận này có thể nói là một điều cấm kỵ lớn; mặt khác, không thể loại trừ hoàn toàn rằng, có một yếu tố ngụy trang chiến thuật.
Trong mọi trường hợp, trước khi tiến hành phản công, Quân đội Ukraine phải đảm bảo rằng, họ có ưu thế hỏa lực rõ ràng trước Nga; đồng thời phải có các biện pháp bảo vệ lực lượng của mình đang điều động và triển khai, khỏi các cuộc không kích của không quân Nga.
Mặc dù Quân đội Ukraine có một số bệ phóng tên lửa cơ động HIMARS và pháo tự hành bánh hơi Caesar, nhưng số lượng rất ít, chưa chắc đã đủ năng lực cho những nhiệm vụ lớn như vậy.
Theo tính toán, để Quân đội Ukraine giành chiến thắng trong cuộc phản công, họ cần nhiều lữ đoàn pháo tên lửa (mỗi lữ đoàn có 50 bệ phóng tên lửa HIMARS) và một số lượng lớn hơn các trung đoàn pháo tự hành PZH2000.
Tập đoàn quân do Quân đội Ukraine thành lập trong cuộc phản công giả định, phải đảm bảo có thể thực hiện đợt tấn công đầu tiên (thê đội 1), đủ sức đánh chiếm đầu cầu, tạo thế chiến dịch và có khả năng đẩy đối phương vào sâu hơn trong cuộc tấn công.
Đối với điều này, Quân đội Ukraine cần phải có lực lượng đầu tiên đủ mạnh, bao gồm nhiều đơn vị xe tăng, bộ binh cơ giới. Nhưng trên thực tế trong giai đoạn này, Bộ chỉ huy Quân đội Ukraine, đơn giản là không có đủ quân số và vũ khí.
Theo tính toán của tờ Military, Quân đội Ukraine cần ít nhất 3 đến 4 lữ đoàn xe tăng (trang bị xe tăng Abrams, Leopard hoặc Leclerc) và 4 đến 5 lữ đoàn cơ giới hóa (với xe thiết giáp Bradley và xe chiến đấu bộ binh Marder). Nhưng cho đến nay, không rõ khi nào thê đội 1 và 2 của Quân đội Ukraine mới có được sức mạnh này.
Trước khi tiến hành một cuộc phản công, theo kịch bản lý tưởng, Quân đội Ukraine có thể tiến hành giai đoạn hỏa lực chuẩn bị, nhằm vào các mục tiêu quan trọng, các trận địa phòng ngự của đối phương và ít nhất là giành được ưu thế trên không trong một thời gian ngắn. Điều này yêu cầu tối thiểu 100 đến 120 máy bay chiến đấu đa nhiệm F-16.
Ngoài ra, Quân đội Ukraine cần phải bảo đảm tốt công tác hậu cần chiến dịch, cung cấp kịp thời và đầy đủ nhiên liệu, vũ khí, đạn dược cũng như lương thực, thực phẩm. Nếu như vậy, Quân đội Ukraine cần ít nhất 6 đến 9 tháng (hoặc thậm chí lâu hơn) để huy động đủ nhân lực và vật lực.
Nói tóm lại, nếu Quân đội Ukraine mở cuộc phản công sớm, điều này sẽ không mang lại kết quả quyết định cho Kiev và chiến dịch phản công của Ukraine, có khả năng kết thúc với thất bại hoàn toàn trước quân Nga và tình hình trên chiến trường hiện nay có khả năng là như vậy.
Nói như vậy không có nghĩa là Quân đội Ukraine sẽ không thực hiện phản công. Dù Kiev vẫn chưa đủ điều kiện để phản công, nhưng họ có thể cố gắng phản công theo cách có thể, ví dụ là bằng các cuộc tập kích pháo binh vào các căn cứ, đường tiếp tế của Quân đội Nga…
Theo thông tin từ hãng tin Al Jazeera của Qatar ngày 6/8, Bộ Quốc phòng Anh cho biết, gần như chắc chắn Quân đội Nga đang tập trung lực lượng lớn ở miền nam Ukraine, để chuẩn bị chống lại một cuộc tấn công có thể xảy ra. Như vậy yếu tố bí mật, bất ngờ của Ukraine đã không còn nữa.
Bộ Quốc phòng Anh đã viết trên trang Tweet chính thức của họ rằng, một đoàn dài gồm xe tải quân sự, xe tăng, pháo xe kéo và các loại vũ khí khác của Nga, đã rời khu vực Donbass của Ukraine và đi về hướng Tây Nam. Một lữ đoàn chiến thuật được triển khai tới bán đảo Crimea, gần như chắc chắn sẽ được sử dụng để hỗ trợ các lực lượng Nga ở khu vực Kherson, trong tình huống Quân đội Ukraine phản công.