Siêu pháo xe kéo M777 có tính năng chiến đấu không như kỳ vọng, khi Quân đội Ukraine rút chạy không kịp phá hủy hay mang theo, hỏng hóc không thể sửa chữa… khiến số lượng lựu pháo M777 của Ukraine “tụt dốc không phanh”.Cuộc xung đột ở Ukraine hiện nay đã diễn ra cảnh “dở khóc, dở cười” với vũ khí của phương Tây, khi trước đó phương Tây hy vọng chiến trường Ukraine, sẽ là nơi vũ khí của họ “tỏa sáng” và cũng là nơi quảng cáo “độc nhất vô nhị”, thu hút nhiều khách hàng quốc tế quan tâm.Nhưng các loại vũ khí được hy vọng “làm thay đổi cục diện chiến trường” lần lượt thất bại, có thể kể đến như UAV TB2 của Thổ Nhĩ Kỳ, pháo tự hành bánh hơi Caesar của Pháp. Nhưng “nổi bật nhất của sự thất vọng”, chính là “siêu pháo” hạng nhẹ M777 của Mỹ.Trước đó lựu pháo siêu nhẹ M777 trong tay Quân đội Mỹ, đã có những màn thể hiện tính năng chiến đấu rất tốt tại chiến trường Iraq, Syria hay Afghanistan; và đã thu hút được nhiều khách hàng nước ngoài quan tâm đặt mua như Ấn Độ hay Ả Rập Saudi và giá của nó thì không hề rẻ.Trước sự thua kém về hỏa lực pháo binh của Quân đội Ukraine trước Quân đội Nga, lãnh đạo Quân đội Mỹ tin rằng, một khi lựu pháo M777 tham chiến, sẽ trở thành “vũ khí thay đổi cục diện” trên chiến trường Donbass. M777, cũng là loại pháo của phương Tây, có số lượng nhiều nhất ở chiến trường Ukraine hiện nay.Khi mới xuất hiện trên chiến trường Ukraine, pháo M777 được truyền thông Ukraine và phương Tây tung hô lên tận mây xanh, cho rằng đây là vũ khí thay đổi cục diện chiến trường, dễ dàng chế áp pháo binh “cổ lỗ” của Quân đội Nga. Sau những “phấn khởi lạc quan” ban đầu, pháo M777 đã “phơi xác” trên chiến trường Ukraine; tốc độ bị phá hủy và hỏng hóc còn nhanh hơn nhiều lần số pháo mới, mà Mỹ viện trợ. Vậy đâu là nguyên nhân?Gần đây, Savchuk, đại đội trưởng pháo binh quân đội Ukraine, người đã bị quân đội Nga bắt làm tù binh đã tiết lộ trên tờ RIA rằng, binh lính Ukraine không chịu sửa chữa lựu pháo M777, mà họ thường vứt bỏ lại đi khi rút chạy.Về vấn đề này, Savchuk giải thích rằng, mặc dù binh lính Ukraine được đào tạo, nhưng họ không đủ trình độ và đủ phụ tùng để sửa chữa những khẩu pháo M777 bị hỏng. Quan trọng nhất, chính những người này không chịu trách nhiệm bảo quản và sử dụng lựu pháo.Cùng với đó, Savchuk cũng đề cập đến việc các vũ khí phương Tây bị hỏng hóc và hư hại với tốc độ còn nhanh hơn khả năng viện trợ quân sự cho Ukraine; đây là sự thật cay đắng. Rốt cuộc, sức mạnh vũ khí của phương Tây không lấn át được vũ khí của Nga tại chiến trường Ukraine.Những vũ khí do Mỹ sản xuất, không có độ bền và dễ sửa chữa bằng vũ khí do Nga sản xuất; ví dụ muốn sửa chữa lựu pháo M777 cần có thời gian dài và quy trình phức tạp. Nhưng xung đột vẫn tiếp diễn, và quân đội Nga sẽ không đợi cho đến khi binh sĩ Ukraine làm chủ hoàn toàn kỹ thuật sửa pháo.Trong một cuộc chiến, nếu binh lính không làm chủ được trang bị vũ khí, ví dụ hỏng hóc không thể khắc phục, thì điều đó rất dễ dẫn đến thất bại. Điều đó cũng chứng tỏ việc tự chủ về trang bị là rất quan trọng.Khi có vũ khí trong tay, việc biết sử dụng nó thôi chưa đủ, mà còn phải biết sửa chữa và bảo dưỡng nó. Vậy ai phải chịu trách nhiệm cho những “thất bại” của vũ khí phương Tây trên chiến trường Ukraine; tất nhiên đó là Quân đội Ukraine, nhưng phương Tây không phải là “vô can”.Vậy người dân Mỹ nghĩ gì về sự tiết lộ bất ngờ của đại đội trưởng pháo binh Ukraine? Trước sức ép của Nga, Mỹ đã cung cấp vũ khí hạng nặng cho Ukraine, nhưng chừng đó là chưa đủ. Lựu pháo M777 đã viện trợ cho Ukraine, nhưng nó đã không phát huy được khả năng như mong muốn. Thậm chí chính những khẩu pháo M777 đã bị Quân đội Ukraine “bỏ rơi” vì không thể sửa chữa hay vì việc “rút chạy” quá nhanh; khiến tốc độ tiêu hao vũ khí của Quân đội Ukraine, còn nhanh hơn tốc độ viện trợ của phương Tây.Hiện nay chính nước Mỹ vẫn đang phải đối mặt với lạm phát nghiêm trọng, và mặc dù Mỹ tuyên bố vẫn tiếp tục tăng viện trợ quân sự cho Ukraine. Tuy nhiên những vũ khí viện trợ của Mỹ đối mặt với một bên là sự tức giận của Nga và bên kia là những lời phàn nàn của Ukraine.Nếu cuộc xung đột Nga - Ukraine kéo dài hơn nữa, rất có thể NATO và cả quốc hội Mỹ, sẽ sớm mất kiên nhẫn và không muốn chi tiêu quá nhiều vào viện trợ quân sự, cho một cuộc xung đột không hồi kết.
Siêu pháo xe kéo M777 có tính năng chiến đấu không như kỳ vọng, khi Quân đội Ukraine rút chạy không kịp phá hủy hay mang theo, hỏng hóc không thể sửa chữa… khiến số lượng lựu pháo M777 của Ukraine “tụt dốc không phanh”.
Cuộc xung đột ở Ukraine hiện nay đã diễn ra cảnh “dở khóc, dở cười” với vũ khí của phương Tây, khi trước đó phương Tây hy vọng chiến trường Ukraine, sẽ là nơi vũ khí của họ “tỏa sáng” và cũng là nơi quảng cáo “độc nhất vô nhị”, thu hút nhiều khách hàng quốc tế quan tâm.
Nhưng các loại vũ khí được hy vọng “làm thay đổi cục diện chiến trường” lần lượt thất bại, có thể kể đến như UAV TB2 của Thổ Nhĩ Kỳ, pháo tự hành bánh hơi Caesar của Pháp. Nhưng “nổi bật nhất của sự thất vọng”, chính là “siêu pháo” hạng nhẹ M777 của Mỹ.
Trước đó lựu pháo siêu nhẹ M777 trong tay Quân đội Mỹ, đã có những màn thể hiện tính năng chiến đấu rất tốt tại chiến trường Iraq, Syria hay Afghanistan; và đã thu hút được nhiều khách hàng nước ngoài quan tâm đặt mua như Ấn Độ hay Ả Rập Saudi và giá của nó thì không hề rẻ.
Trước sự thua kém về hỏa lực pháo binh của Quân đội Ukraine trước Quân đội Nga, lãnh đạo Quân đội Mỹ tin rằng, một khi lựu pháo M777 tham chiến, sẽ trở thành “vũ khí thay đổi cục diện” trên chiến trường Donbass. M777, cũng là loại pháo của phương Tây, có số lượng nhiều nhất ở chiến trường Ukraine hiện nay.
Khi mới xuất hiện trên chiến trường Ukraine, pháo M777 được truyền thông Ukraine và phương Tây tung hô lên tận mây xanh, cho rằng đây là vũ khí thay đổi cục diện chiến trường, dễ dàng chế áp pháo binh “cổ lỗ” của Quân đội Nga.
Sau những “phấn khởi lạc quan” ban đầu, pháo M777 đã “phơi xác” trên chiến trường Ukraine; tốc độ bị phá hủy và hỏng hóc còn nhanh hơn nhiều lần số pháo mới, mà Mỹ viện trợ. Vậy đâu là nguyên nhân?
Gần đây, Savchuk, đại đội trưởng pháo binh quân đội Ukraine, người đã bị quân đội Nga bắt làm tù binh đã tiết lộ trên tờ RIA rằng, binh lính Ukraine không chịu sửa chữa lựu pháo M777, mà họ thường vứt bỏ lại đi khi rút chạy.
Về vấn đề này, Savchuk giải thích rằng, mặc dù binh lính Ukraine được đào tạo, nhưng họ không đủ trình độ và đủ phụ tùng để sửa chữa những khẩu pháo M777 bị hỏng. Quan trọng nhất, chính những người này không chịu trách nhiệm bảo quản và sử dụng lựu pháo.
Cùng với đó, Savchuk cũng đề cập đến việc các vũ khí phương Tây bị hỏng hóc và hư hại với tốc độ còn nhanh hơn khả năng viện trợ quân sự cho Ukraine; đây là sự thật cay đắng. Rốt cuộc, sức mạnh vũ khí của phương Tây không lấn át được vũ khí của Nga tại chiến trường Ukraine.
Những vũ khí do Mỹ sản xuất, không có độ bền và dễ sửa chữa bằng vũ khí do Nga sản xuất; ví dụ muốn sửa chữa lựu pháo M777 cần có thời gian dài và quy trình phức tạp. Nhưng xung đột vẫn tiếp diễn, và quân đội Nga sẽ không đợi cho đến khi binh sĩ Ukraine làm chủ hoàn toàn kỹ thuật sửa pháo.
Trong một cuộc chiến, nếu binh lính không làm chủ được trang bị vũ khí, ví dụ hỏng hóc không thể khắc phục, thì điều đó rất dễ dẫn đến thất bại. Điều đó cũng chứng tỏ việc tự chủ về trang bị là rất quan trọng.
Khi có vũ khí trong tay, việc biết sử dụng nó thôi chưa đủ, mà còn phải biết sửa chữa và bảo dưỡng nó. Vậy ai phải chịu trách nhiệm cho những “thất bại” của vũ khí phương Tây trên chiến trường Ukraine; tất nhiên đó là Quân đội Ukraine, nhưng phương Tây không phải là “vô can”.
Vậy người dân Mỹ nghĩ gì về sự tiết lộ bất ngờ của đại đội trưởng pháo binh Ukraine? Trước sức ép của Nga, Mỹ đã cung cấp vũ khí hạng nặng cho Ukraine, nhưng chừng đó là chưa đủ. Lựu pháo M777 đã viện trợ cho Ukraine, nhưng nó đã không phát huy được khả năng như mong muốn.
Thậm chí chính những khẩu pháo M777 đã bị Quân đội Ukraine “bỏ rơi” vì không thể sửa chữa hay vì việc “rút chạy” quá nhanh; khiến tốc độ tiêu hao vũ khí của Quân đội Ukraine, còn nhanh hơn tốc độ viện trợ của phương Tây.
Hiện nay chính nước Mỹ vẫn đang phải đối mặt với lạm phát nghiêm trọng, và mặc dù Mỹ tuyên bố vẫn tiếp tục tăng viện trợ quân sự cho Ukraine. Tuy nhiên những vũ khí viện trợ của Mỹ đối mặt với một bên là sự tức giận của Nga và bên kia là những lời phàn nàn của Ukraine.
Nếu cuộc xung đột Nga - Ukraine kéo dài hơn nữa, rất có thể NATO và cả quốc hội Mỹ, sẽ sớm mất kiên nhẫn và không muốn chi tiêu quá nhiều vào viện trợ quân sự, cho một cuộc xung đột không hồi kết.