Sau khi tiêm kích huyền thoại MiG-21 chính thức nghỉ hưu, năm nay bộ ba máy bay chiến đấu Sukhoi sẽ đảm nhiệm công tác canh trời đất nước Việt Nam để người dân có một cái Tết yên ấm, sum vầy.Mặc dù gặp sự cố mất an toàn bay nghiêm trọng trong năm vừa qua, tuy nhiên bằng sự nỗ lực của tập thể Quân chủng Phòng không – Không quân, các máy bay chiến đấu Sukhoi Su-30MK2 của ba trung đoàn không quân 935, 923 và 927 đã sẵn sàng làm nhiệm vụ bảo vệ bình yên cho người dân trong dịp Tết này.Su-30MK2 hiện là máy bay chiến đấu hiện đại nhất của Không quân Nhân dân Việt Nam. Tổng số lượng hiện có là 31 chiếc, ngoài ra còn có 4 chiếc thuộc phiên bản Su-30MK có tính năng tác chiến tương đương MK2.Sukhoi Su-30MK2 là loại máy bay có kích thước rất lớn, dài tới 21,93m, sải cánh 14,7m, cao 6,36m, trọng lượng rỗng 17,7 tấn và trọng lượng cất cánh tối đa lên tới 34,5 tấn. Tuy nhiên, nó vẫn được coi là một trong những chiến đấu cơ siêu cơ động nhờ động cơ cực khỏe AL-31F cung cấp lực đẩy 123kN/chiếc.Máy bay có thể đạt trần bay đến 17,3km, tốc độ tối đa (khi không mang theo bình dầu phụ và vũ khí treo ngoài) là Mach 2 ở trần bay cao và 1.350km/ho ở tầm thấp.Tầm bay cực đại khi mang theo 2 tên lửa đối không tầm trung R-27R1 và 2 tên lửa tầm ngắn R-73E, hoạt động ở độ cao thấp là 1.270km; ở độ cao lớn là 3.000km; nếu được tiếp nhiên liệu một lần là 5.200km và được tiếp nhiên liệu hai lần là 8.000km; thời gian hoạt động liên tục trên không có thể lên tới 10 tiếng.Su-30MK2 được thiết kế đáp ứng nhiều nhiệm vụ gồm cả tác chiến không đối không, không đối đất, không đối hải. Vì thế, nó có khả năng mang rất nhiều loại vũ khí, tất nhiên là tổng tải trọng rất lớn, lên tới 8 tấn cùng 12 điểm treo ở cánh và thân máy bay.Loại máy bay chiến đấu hiện đại thứ 2 tham gia bảo vệ vùng trời dịp Tết năm nay là 10 chiếc tiêm kích chiếm ưu thế trên không tiến tiến Su-27SK/UBK. So với Su-30MK2, Su-27 thiên về khả năng tác chiến trên không, chiếm ưu thế trên không, khống chế bầu trời với tính cơ động cao hơn.Su-27SK/UBK đều có khả năng triển khai 8 tấn vũ khí trên 10 giá treo cho phép mang các loại tên lửa không đối không từ tầm ngắn tới trung binh – xa. Tuy nhiên, vai trò đối đất/đối hải hạn chế khi chỉ mang được các loại bom, rocket không điều khiển. Hiện 10 chiếc Su-27 đều được biên chế tại Trung đoàn 925 đóng ở miền Nam đất nước.Trong năm vừa qua, nhà máy A32 đã tự đại tu thành công một vài chiếc Su-27 theo tài liệu kỹ thuật mua từ nước ngoài. Qua đó nâng cao đáng kể chất lượng của máy bay sau 20 năm hoạt động (mua từ năm 1995), đảm bảo khả năng chiến đấu thêm nhiều năm nữa.Kích thước Su-27 tương đương Su-30MK2 (nói đúng hơn là Su-30MK2 được phát triển trên cơ sở Su-27), nhờ cặp động cơ AL-31F nên tính nay bay của chiến đấu cơ rất tốt. Máy bay có thể đạt trần bay 18,5km, tôc sđộ tối đa ở trần bay cao, không mang theo vũ khí lên tới Mach 2,35. Su-27 đạt tầm bay ở độ cao thấp (mang 4 tên lửa không đối không) là 1.340km, ở trần bay cao lên tới 3.530km, thời gian bay liên tục 4,5 tiếng.Cuối cùng và cũng là chiếc chiến đấu cơ chiếm số lượng đông đảo nhất trong KQND Việt Nam hiện nay là tiêm kích – bom Su-22.Dù là dòng máy bay thiên về khả năng không đối đất, nhưng nhờ đặc tính cánh cụp cánh xòe có lợi trong không chiến cho nên các máy bay Su-22 đã được không quân ta lựa chọn thay thế tạm thời cho dòng MiG-21 trong nhiệm vụ bảo vệ không phận.Máy bay tiêm kích-bom Su-22 được trang bị một động cơ phản lực AL-21F3 cho phép đạt độ cao tối đa (không mang vũ khí) đến 14,2km, tốc độ tối đa ở độ cao lớn là Mach 1,7, tầm bay tối đa (mang 4 thùng dầu phụ PTB-800 và 1 tấn vũ khí) là 1.380km ở độ cao thấp và đến 2.300km ở độ cao lớn.Tiêm kích-bom Su-22 không có radar, chỉ có thiết bị chỉ thị mục tiêu laser dành cho tên lửa-bom đối đất. Trong nhiệm vụ không đối không, Su-22 mang được 2 tên lửa không đối không tầm nhiệt R-60.Hi vọng, trong vài năm tới chúng ta sẽ tìm mua được một loại máy bay tiêm kích chuyên không chiến mạnh mẽ hơn đảm nhiệm vai trò bảo vệ không phận thay cho Su-22 và giảm bớt gánh nặng cho Su-27/30 tập trung vào nhiệm vụ bảo vệ vùng biển đất nước trong tình hình tranh chấp hết sức phức tạp, căng thẳng.
Sau khi tiêm kích huyền thoại MiG-21 chính thức nghỉ hưu, năm nay bộ ba máy bay chiến đấu Sukhoi sẽ đảm nhiệm công tác canh trời đất nước Việt Nam để người dân có một cái Tết yên ấm, sum vầy.
Mặc dù gặp sự cố mất an toàn bay nghiêm trọng trong năm vừa qua, tuy nhiên bằng sự nỗ lực của tập thể Quân chủng Phòng không – Không quân, các máy bay chiến đấu Sukhoi Su-30MK2 của ba trung đoàn không quân 935, 923 và 927 đã sẵn sàng làm nhiệm vụ bảo vệ bình yên cho người dân trong dịp Tết này.
Su-30MK2 hiện là máy bay chiến đấu hiện đại nhất của Không quân Nhân dân Việt Nam. Tổng số lượng hiện có là 31 chiếc, ngoài ra còn có 4 chiếc thuộc phiên bản Su-30MK có tính năng tác chiến tương đương MK2.
Sukhoi Su-30MK2 là loại máy bay có kích thước rất lớn, dài tới 21,93m, sải cánh 14,7m, cao 6,36m, trọng lượng rỗng 17,7 tấn và trọng lượng cất cánh tối đa lên tới 34,5 tấn. Tuy nhiên, nó vẫn được coi là một trong những chiến đấu cơ siêu cơ động nhờ động cơ cực khỏe AL-31F cung cấp lực đẩy 123kN/chiếc.
Máy bay có thể đạt trần bay đến 17,3km, tốc độ tối đa (khi không mang theo bình dầu phụ và vũ khí treo ngoài) là Mach 2 ở trần bay cao và 1.350km/ho ở tầm thấp.
Tầm bay cực đại khi mang theo 2 tên lửa đối không tầm trung R-27R1 và 2 tên lửa tầm ngắn R-73E, hoạt động ở độ cao thấp là 1.270km; ở độ cao lớn là 3.000km; nếu được tiếp nhiên liệu một lần là 5.200km và được tiếp nhiên liệu hai lần là 8.000km; thời gian hoạt động liên tục trên không có thể lên tới 10 tiếng.
Su-30MK2 được thiết kế đáp ứng nhiều nhiệm vụ gồm cả tác chiến không đối không, không đối đất, không đối hải. Vì thế, nó có khả năng mang rất nhiều loại vũ khí, tất nhiên là tổng tải trọng rất lớn, lên tới 8 tấn cùng 12 điểm treo ở cánh và thân máy bay.
Loại máy bay chiến đấu hiện đại thứ 2 tham gia bảo vệ vùng trời dịp Tết năm nay là 10 chiếc tiêm kích chiếm ưu thế trên không tiến tiến Su-27SK/UBK. So với Su-30MK2, Su-27 thiên về khả năng tác chiến trên không, chiếm ưu thế trên không, khống chế bầu trời với tính cơ động cao hơn.
Su-27SK/UBK đều có khả năng triển khai 8 tấn vũ khí trên 10 giá treo cho phép mang các loại tên lửa không đối không từ tầm ngắn tới trung binh – xa. Tuy nhiên, vai trò đối đất/đối hải hạn chế khi chỉ mang được các loại bom, rocket không điều khiển. Hiện 10 chiếc Su-27 đều được biên chế tại Trung đoàn 925 đóng ở miền Nam đất nước.
Trong năm vừa qua, nhà máy A32 đã tự đại tu thành công một vài chiếc Su-27 theo tài liệu kỹ thuật mua từ nước ngoài. Qua đó nâng cao đáng kể chất lượng của máy bay sau 20 năm hoạt động (mua từ năm 1995), đảm bảo khả năng chiến đấu thêm nhiều năm nữa.
Kích thước Su-27 tương đương Su-30MK2 (nói đúng hơn là Su-30MK2 được phát triển trên cơ sở Su-27), nhờ cặp động cơ AL-31F nên tính nay bay của chiến đấu cơ rất tốt. Máy bay có thể đạt trần bay 18,5km, tôc sđộ tối đa ở trần bay cao, không mang theo vũ khí lên tới Mach 2,35. Su-27 đạt tầm bay ở độ cao thấp (mang 4 tên lửa không đối không) là 1.340km, ở trần bay cao lên tới 3.530km, thời gian bay liên tục 4,5 tiếng.
Cuối cùng và cũng là chiếc chiến đấu cơ chiếm số lượng đông đảo nhất trong KQND Việt Nam hiện nay là tiêm kích – bom Su-22.
Dù là dòng máy bay thiên về khả năng không đối đất, nhưng nhờ đặc tính cánh cụp cánh xòe có lợi trong không chiến cho nên các máy bay Su-22 đã được không quân ta lựa chọn thay thế tạm thời cho dòng MiG-21 trong nhiệm vụ bảo vệ không phận.
Máy bay tiêm kích-bom Su-22 được trang bị một động cơ phản lực AL-21F3 cho phép đạt độ cao tối đa (không mang vũ khí) đến 14,2km, tốc độ tối đa ở độ cao lớn là Mach 1,7, tầm bay tối đa (mang 4 thùng dầu phụ PTB-800 và 1 tấn vũ khí) là 1.380km ở độ cao thấp và đến 2.300km ở độ cao lớn.
Tiêm kích-bom Su-22 không có radar, chỉ có thiết bị chỉ thị mục tiêu laser dành cho tên lửa-bom đối đất. Trong nhiệm vụ không đối không, Su-22 mang được 2 tên lửa không đối không tầm nhiệt R-60.
Hi vọng, trong vài năm tới chúng ta sẽ tìm mua được một loại máy bay tiêm kích chuyên không chiến mạnh mẽ hơn đảm nhiệm vai trò bảo vệ không phận thay cho Su-22 và giảm bớt gánh nặng cho Su-27/30 tập trung vào nhiệm vụ bảo vệ vùng biển đất nước trong tình hình tranh chấp hết sức phức tạp, căng thẳng.