Các báo cáo mới nhất của truyền thông nhà nước Nga đã tiết lộ rằng, Không quân Nga sẽ được trang bị các biến thể mới của máy bay chiến đấu thế hệ tiếp theo Su-57, với động cơ Saturn 30 mới sớm nhất là vào năm 2022.Su-57 hiện đang được sử dụng là một biến thể sửa đổi của động cơ AL-41 từng được trang bị trên máy bay chiến đấu Su-35, mặc dù tất cả các tính năng liên quan đến hiệu suất bay bao gồm tầm bay, tốc độ lên cao, khả năng tăng tốc và nhiều tính năng khác sẽ được cải thiện đáng kể khi sử dụng với động cơ mới hơn.Không quân Nga dự kiến tiếp nhận những chiếc máy bay phản lực Su-57 tiếp theo vào tháng 12/2021, với tốc độ sản xuất sẽ tăng lên hơn 15 chiếc mỗi năm cho riêng Nga và có khả năng nhiều hơn nữa để xuất khẩu.Algeria được biết là đã đặt hàng máy bay chiến đấu Su-57 cùng với các quốc gia khác như Trung Quốc, Việt Nam và Myanmar cũng thể hiện sự quan tâm rất lớn đối với dòng máy bay này.Su-57 thực hiện chuyến bay đầu tiên vào tháng 1/2010, ban đầu máy bay dự kiến sẽ được đưa vào phục vụ và sau đó được sản xuất hàng loạt sớm hơn nhiều, với thời gian sản xuất dài hơn khi sử dụng động cơ AL-41.Việc chậm trễ đưa máy bay Su-57 vào sản xuất hàng loạt, có thể phần nào thể hiện nỗ lực của Nga trong việc giảm thiểu số lượng máy bay trang bị động cơ AL-41 cũ hơn, mặc dù đây vẫn là một trong những động cơ máy bay chiến đấu mạnh nhất trên thế giới.Động cơ AL-41 chỉ kém 9% về hiệu suất so với động cơ F119 cung cấp năng lượng cho chiến đấu cơ F-22 Raptor của Mỹ và hiện là động cơ mạnh nhất trên thế giới được sử dụng cho các loại máy bay chiến đấu hai động cơ.Các trang báo của Nga đã đưa tin rộng rãi rằng trang bị Saturn 30 sẽ giúp Su-57 trở thành máy bay chiến đấu có động cơ mạnh nhất thế giới, danh hiệu mà động cơ F135 hiện đang nắm giữ được sử dụng để trang bị cho máy bay chiến đấu F-35 một động cơ của Mỹ.Trong quá khứ, Nga dẫn đầu đáng kể so với Mỹ trong Chiến tranh Lạnh về sức mạnh của động cơ máy bay, điều này vẫn thể hiện rõ ở các máy bay phản lực thế hệ thứ tư của Nga luôn có công suất động cơ lớn hơn các loại tương đương của phương Tây.Sự suy giảm của lĩnh vực quốc phòng trong 15 năm sau khi Liên Xô sụp đổ khiến Nga rơi vào thế bất lợi mặc dù có thể chỉ là tạm thời. Động cơ F135 mạnh hơn khoảng 33% so với AL-41, có nghĩa là Saturn 30 sẽ cần phải vượt qua sức mạnh của động cơ tiền nhiệm hơn 1/3.Có khả năng động cơ Saturn 30 sẽ chỉ vượt qua F119 về sức mạnh, đây là một mục tiêu rất có thể đạt được và sẽ biến nó trở thành động cơ mạnh nhất cho máy bay chiến đấu hai động cơ.F135 là một động cơ có kích thước lớn hơn đáng kể và khiến hầu hết các máy bay phản lực hai động gặp khó khăn để đáp ứng, đồng thời việc sản xuất máy bay một động cơ có thể trang bị F135 sẽ là một yêu cầu khó khăn nhưng thực sự mang tính cách mạng.Cũng có thể các biến thể ban đầu của Saturn 30 có thể có mức công suất ngang bằng với hai động cơ thế hệ tiếp theo của Mỹ, chỉ những biến thể sau này mới có thể vượt qua F135 về sức mạnh.Động cơ Saturn 30 có khả năng được sử dụng để cung cấp năng lượng cho các máy bay thế hệ tiếp theo khác của Nga, bao gồm cả loại máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm một động cơ Su-75 Checkmate hiện đang được phát triển. Nguồn ảnh: Ydex. Nga bắt đầu sản xuất hàng loạt tiêm kích Su-57 - nhưng liệu chiến đấu cơ này có "xịn" như Moscow từng quảng cáo. Nguồn: Báo Thanh Niên.
Các báo cáo mới nhất của truyền thông nhà nước Nga đã tiết lộ rằng, Không quân Nga sẽ được trang bị các biến thể mới của máy bay chiến đấu thế hệ tiếp theo Su-57, với động cơ Saturn 30 mới sớm nhất là vào năm 2022.
Su-57 hiện đang được sử dụng là một biến thể sửa đổi của động cơ AL-41 từng được trang bị trên máy bay chiến đấu Su-35, mặc dù tất cả các tính năng liên quan đến hiệu suất bay bao gồm tầm bay, tốc độ lên cao, khả năng tăng tốc và nhiều tính năng khác sẽ được cải thiện đáng kể khi sử dụng với động cơ mới hơn.
Không quân Nga dự kiến tiếp nhận những chiếc máy bay phản lực Su-57 tiếp theo vào tháng 12/2021, với tốc độ sản xuất sẽ tăng lên hơn 15 chiếc mỗi năm cho riêng Nga và có khả năng nhiều hơn nữa để xuất khẩu.
Algeria được biết là đã đặt hàng máy bay chiến đấu Su-57 cùng với các quốc gia khác như Trung Quốc, Việt Nam và Myanmar cũng thể hiện sự quan tâm rất lớn đối với dòng máy bay này.
Su-57 thực hiện chuyến bay đầu tiên vào tháng 1/2010, ban đầu máy bay dự kiến sẽ được đưa vào phục vụ và sau đó được sản xuất hàng loạt sớm hơn nhiều, với thời gian sản xuất dài hơn khi sử dụng động cơ AL-41.
Việc chậm trễ đưa máy bay Su-57 vào sản xuất hàng loạt, có thể phần nào thể hiện nỗ lực của Nga trong việc giảm thiểu số lượng máy bay trang bị động cơ AL-41 cũ hơn, mặc dù đây vẫn là một trong những động cơ máy bay chiến đấu mạnh nhất trên thế giới.
Động cơ AL-41 chỉ kém 9% về hiệu suất so với động cơ F119 cung cấp năng lượng cho chiến đấu cơ F-22 Raptor của Mỹ và hiện là động cơ mạnh nhất trên thế giới được sử dụng cho các loại máy bay chiến đấu hai động cơ.
Các trang báo của Nga đã đưa tin rộng rãi rằng trang bị Saturn 30 sẽ giúp Su-57 trở thành máy bay chiến đấu có động cơ mạnh nhất thế giới, danh hiệu mà động cơ F135 hiện đang nắm giữ được sử dụng để trang bị cho máy bay chiến đấu F-35 một động cơ của Mỹ.
Trong quá khứ, Nga dẫn đầu đáng kể so với Mỹ trong Chiến tranh Lạnh về sức mạnh của động cơ máy bay, điều này vẫn thể hiện rõ ở các máy bay phản lực thế hệ thứ tư của Nga luôn có công suất động cơ lớn hơn các loại tương đương của phương Tây.
Sự suy giảm của lĩnh vực quốc phòng trong 15 năm sau khi Liên Xô sụp đổ khiến Nga rơi vào thế bất lợi mặc dù có thể chỉ là tạm thời. Động cơ F135 mạnh hơn khoảng 33% so với AL-41, có nghĩa là Saturn 30 sẽ cần phải vượt qua sức mạnh của động cơ tiền nhiệm hơn 1/3.
Có khả năng động cơ Saturn 30 sẽ chỉ vượt qua F119 về sức mạnh, đây là một mục tiêu rất có thể đạt được và sẽ biến nó trở thành động cơ mạnh nhất cho máy bay chiến đấu hai động cơ.
F135 là một động cơ có kích thước lớn hơn đáng kể và khiến hầu hết các máy bay phản lực hai động gặp khó khăn để đáp ứng, đồng thời việc sản xuất máy bay một động cơ có thể trang bị F135 sẽ là một yêu cầu khó khăn nhưng thực sự mang tính cách mạng.
Cũng có thể các biến thể ban đầu của Saturn 30 có thể có mức công suất ngang bằng với hai động cơ thế hệ tiếp theo của Mỹ, chỉ những biến thể sau này mới có thể vượt qua F135 về sức mạnh.
Động cơ Saturn 30 có khả năng được sử dụng để cung cấp năng lượng cho các máy bay thế hệ tiếp theo khác của Nga, bao gồm cả loại máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm một động cơ Su-75 Checkmate hiện đang được phát triển. Nguồn ảnh: Ydex.
Nga bắt đầu sản xuất hàng loạt tiêm kích Su-57 - nhưng liệu chiến đấu cơ này có "xịn" như Moscow từng quảng cáo. Nguồn: Báo Thanh Niên.