|
Binh lính Ukraine ở chiến trường Zaporizhia tháng 7/2023. Nguồn CNN
|
Màn huy động quân số khổng lồ của Quân đội Ukraine
Theo thông tin được tờ CNN đăng tải, trước khi xung đột Nga-Ukraine bùng nổ, lực lượng vũ trang của Ukraine có quân số tương đối đông. Trong số đó, riêng lực lượng chính quy đã có tới hơn 200.000 quân; ngoài ra còn có Lực lượng Vệ binh Quốc gia, Lực lượng Phòng vệ Lãnh thổ v.v. Khi đó, quân đội Ukraine cũng có kế hoạch mở rộng quân số lên 20 lữ đoàn.
Nếu việc mở rộng quân đội Ukraine hoàn thành, toàn bộ tổ chức biên chế được hoàn thiện; nếu được trang bị vũ khí kiểu phương Tây đại trà, thì về cơ bản Nga sẽ không thể đe dọa được Ukraine nữa.
Vì vậy, quân đội Nga chọn phát động xung đột vào thời điểm trước khi quân đội Ukraine mở rộng. Mặc dù có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, nhưng thực tế đã chứng minh, quân đội Nga vẫn đánh giá thấp quân đội Ukraine.
Kể từ năm 2014, quân đội Ukraine đã trải qua 8 năm cải tổ, dù là cơ cấu tổ chức, trang bị hay năng lực chiến đấu của quân đội Ukraine đều vượt nhiều lần so với thời kỳ đầu nội chiến ở miền Đông Ukraine.
|
Xe tăng Leopard 2 của Quân đội Ukraine trên bãi tập. Nguồn Reuters
|
Nga dù nhận thức được sự trỗi dậy của quân đội Ukraine, nhưng vẫn mắc sai lầm khi vận dụng “kinh nghiệm cũ” để giải quyết “vấn đề mới”, khiến việc bắt đầu và kết thúc cuộc xung đột ngay từ đầu không đạt được mục tiêu chiến lược.
Do vậy Nga và Ukraine rơi vào thế giằng co, loại xung đột kiểu này có đặc điểm là mặt trận kéo dài, thời gian dài, nhu cầu lớn về quân số và hỏa lực.
Ukraine huy động khắp cả nước cùng nhiều nước phương Tây tập hợp viện trợ cho Ukraine; Nga cũng buộc phải huy động 300.000 quân ứng phó, quy mô cuộc chiến ngày càng gia tăng.
Ngày nay, sau nhiều đợt mở rộng quân sự thời chiến, quân đội Ukraine đã thành lập hơn 100 lữ đoàn thuộc các đơn vị chiến đấu chủ lực (lực lượng này không bao gồm các đơn vị pháo binh, phòng không, tác chiến đặc biệt và một số lượng lớn các đơn vị phục vụ hỗ trợ).
|
Binh lính Ukraine ở chiến trường Zaporizhia tháng 7/2023. Nguồn CNN |
Trong đó, có hơn 60 lữ đoàn chiến đấu chủ lực, hơn 30 lữ đoàn quân phòng thủ lãnh thổ, 8 lữ đoàn “cận vệ tấn công” được thành lập chủ yếu bởi Lực lượng Vệ binh Quốc gia và hơn 10 lữ đoàn/trung đoàn chiến đấu khung (chưa được đưa vào biên chế). Ngoài ra, quân đội Ukraine đã thành lập các lữ đoàn bộ binh dự bị (trên danh sách) từ 101 đến 144.
Trong số 100 lữ đoàn trên, có hơn 30 lữ đoàn chính quy được kích hoạt hoặc xây dựng mới ngay sau khi chiến tranh bắt đầu; 6 lữ đoàn trong Lực lượng phòng vệ lãnh thổ được thành lập mới, số còn lại được hành lập trong chiến đấu trong một năm qua.
Đáng chú ý là các lữ đoàn bộ binh dự bị đều được xây dựng mới; điều này cho thấy sự mở rộng của quân đội Ukraine sau khi xung đột nổ ra.
Vì vậy, vào đầu tháng 7/2022, Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine khi đó tuyên bố rằng, họ đã huy động hơn 1 triệu người.
|
Xe bọc thép của Ukraine đang cơ động ra chiến trường. Nguồn CNN
|
Trong số đó, có hơn 700.000 quân thuộc hệ thống quân đội chính quy (bao gồm cả Lực lượng Phòng vệ Lãnh thổ), hơn 90.000 quân thuộc lực lượng Vệ binh quốc gia, hơn 60.000 quân thuộc bộ đội biên phòng và hơn 100.000 quân thuộc lực lượng cảnh sát quốc gia.
Tuy nhiên, quân đội Nga (gồm lính hợp đồng tại ngũ, lực lượng vũ trang Donbass, lính đánh thuê/tình nguyện viên) chỉ có hơn 200.000 quân sẵn sàng chiến đấu chống Ukraine vào thời điểm đó, và lực lượng chủ lực của quân đội Nga sau đó được chuyển sang nghỉ ngơi; điều này khiến quân đội Nga không thể duy trì thế tiến công liên tục.
Quân đội Ukraine khi đó đã huy động được một số lượng lớn quân, là cơ hội quý giá để bồi dưỡng chủ lực và huấn luyện lực lượng mới, giúp quân đội Ukraine tiến hành chiến dịch phản công vào mùa thu, tái chiếm Kharkov và Kherson; đồng thời tạo thế cân bằng với Quân đội Nga (về quân số).
|
Một khẩu đội pháo lựu M777 của Ukraine đang chiến đấu ở Bakhmut. Nguồn CNN
|
Quân đội Ukraine còn có thể huy động bao nhiêu quân chiến đấu?
Viện nghiên cứu Chiến tranh của Mỹ cho biết, hiện có hơn 10 lữ đoàn chiến đấu chủ lực được triển khai theo hướng Orekhiv (tỉnh Zaporizhia), và 10 lữ đoàn hướng Valery Novosirka (Nam Donetsk).
Ngoài ra, khoảng 10 lữ đoàn cũng được triển khai theo hướng sườn phía nam của Bakhmut; ngoài quân đội Ukraina tấn công vào sườn phía bắc của Bakhmut. Tính tổng cộng, có gần 40 lữ đoàn chủ lực của Ukraina đã tham gia đợt phản công này ở trên ba hướng trên.
Ngoại trừ một số ít lực lượng bảo vệ lãnh thổ của Ukraine có kinh nghiệm chiến đấu, phần lớn trong số họ là các đơn vị mới thành lập và các đơn vị bộ đội địa phương.
Hiện tại, về cơ bản có thể khẳng định (và có một số nghi ngờ) rằng, số lượng các lữ đoàn của quân đội Ukraine tham gia phản công khoảng 40 đơn vị; nhưng lực lượng dự bị chắc chắn còn rất lớn. Nhưng thực tế vấn đề này vẫn cần phải phân tích.
|
Binh sĩ Ukraine với mật danh Karatsupa, chỉ huy đội xe thiết giáp Bradley thuộc Lữ đoàn Cơ giới 47. Ảnh: CNN |
Bởi vì trong số 31 lữ đoàn của Lực lượng phòng vệ lãnh thổ, không nhiều lữ đoàn có năng lực tấn công, hầu hết đều là các lữ đoàn có mặt để “làm đầy phòng tuyến”. Hơn nữa, trong bối cảnh Ukraine thiếu quân và ưu tiên tăng cường lực lượng chủ lực, nhiều lữ đoàn bảo vệ lãnh thổ có thể bị rút hết quân.
Vì vậy, khi nói đến hoạt động chiến đấu phòng ngự, những lữ đoàn phòng thủ lãnh thổ này có thể phát huy được khả năng chiến đấu; nhưng khi nói đến hoạt động tấn công, khả năng chiến đấu của những lữ đoàn này sẽ giảm đi rất nhiều.
Một số lữ đoàn phòng thủ lãnh thổ của Quân đội Ukraine xuất hiện trong đợt phản công này về cơ bản chưa tham gia chiến đấu; do vậy, họ khó có thể có năng lực chiến đấu tấn công.
Ngoài ra, trong lực lượng Vệ binh Quốc gia Ukraine, có 8 lữ đoàn xung kích có thể đảm nhận nhiệm vụ tác chiến tấn công; các lữ đoàn còn lại chỉ có thể phòng thủ hoặc có nhiệm vụ khác ở hậu phương.
|
Binh sĩ Ukraine ngồi trên thiết giáp M2 Bradley trong ảnh công bố ngày 19/7. Ảnh: Telegram/Hanna Maliar |
Nhưng hiện tại Bộ Tổng tham mưu Ukraine đã huy động một nửa lực lượng cho cuộc tấn công. Vậy nửa còn lại thì sao?
Chiến trường Ukraine hiện tại, trên hướng Kupyansk, Svatove, Krasnolimansky ở tuyến phía bắc; Avadivka, Malinka, Vuhleda ở Donetsk và thậm chí ở Kherson, quân đội Ukraine vẫn đang ở trong thế chiến đấu phòng ngự. Việc phòng thủ các khu vực này cũng chiếm một số lượng lớn quân Ukraine.
Vì vậy, quân đội Ukraine có thể dành một nửa lực lượng chính quy của mình cho các hoạt động tấn công; về cơ bản đã đạt đến giới hạn.
Một số lữ đoàn Ukraine đã bị thiệt hại nặng trong chiến đấu, trong khi một số lữ đoàn vẫn còn nguyên vẹn. Nhưng so với kết quả hiện tại, cái giá mà quân đội Ukraine phải trả có phần hơi cao. Để bảo đảm cường độ của đợt tấn công tiếp theo, phải tính đến việc chuẩn bị cho đợt huy động lực lượng dự bị mới.
|
Những binh lính nữ của Quân đội Ukraine. Nguồn AP |
Tờ Sina của Trung Quốc cho biết, đầu tháng 7 năm 2022, quân đội Ukraine đã huy động 1 triệu người, tuy nhiên do xung đột quá căng thẳng đã gây ra số lượng tiêu hao lớn, nên cường độ huy động của quân đội Ukraine suy giảm kể từ đó.
Do hàng loạt sai phạm trong hệ thống tuyển quân, một số lượng lớn thanh niên có trình độ đã bỏ trốn hoặc được miễn nhập ngũ; trong khi những người nghèo, bệnh tật và yếu đuối bị cưỡng bức tuyển mộ, điều này không chỉ làm dấy lên sự bất bình trong tầng lớp thấp hơn ở Ukraine, mà còn cả khiến số lượng và chất lượng binh sĩ được đưa ra tiền tuyến ngày càng sa sút.
Vì vậy, đây là lý do tại sao Tổng thống Zelensky gần đây đã tiến hành một cuộc cải tổ lớn về hệ thống nghĩa vụ quân sự.
Quân đội Ukraine rất cần huy động một số lượng lớn quân; sau khi huấn luyện đơn giản, họ sẽ được bổ sung gấp cho các đơn vị bị thiệt hại trên chiến trường để phục hồi sức chiến đấu. Ngoài số quân được huy động này, quân đội Ukraine về mặt lý thuyết vẫn còn có một lực lượng dự bị có thể huy động.
|
Xác xe tăng gần làng Rabotino ngày 25/8. Ảnh: Reuters |
Ví dụ Lữ đoàn Jaeger số 13 trong những đơn vị mới thành lập, chưa thấy xuất hiện trên bất kỳ mặt trận nào; Lữ đoàn bộ binh cơ giới số 41 đến 44 và Lữ đoàn bộ binh cơ giới 88 mới thành lập, tên gọi của các lữ đoàn này xuất hiện ở mặt trận phía bắc và tham gia chiến đấu.
Tuy nhiên, do cường độ chiến đấu ở mặt trận phía Bắc thấp và sự hình thành, huấn luyện muộn của lữ đoàn “3 số (có phiên hiệu từ số 100 trở lên)”, đều chưa ra chiến trường và có thể được sử dụng làm lực lượng dự bị mới trong tương lai.
Hiện quân đội Ukraine còn tiểu đoàn xe tăng M1A1 của Mỹ và hơn 100 xe tăng Leopard 1A5 chưa được triển khai ra chiến trường. Những vũ khí này được chuyển giao cho các lữ đoàn xe tăng và lữ đoàn bộ binh cơ giới có liên quan; rõ ràng nó sẽ có thể được sử dụng trong thời gian tới.
Xe tăng của Quân đội Ukraine bị UAV tự sát Lancet của Nga phá hủy ở chiến trường Zaporizhia. Nguồn Topwar
Ngoài ra, có một số lữ đoàn của Ukraine có kinh nghiệm chiến đấu trên chiến trường, hiện vẫn ở ngay phía ngay phía sau khu vực chiến tuyến, có thể sử dụng ngay khi cần thiết. Nhưng không rõ trang bị và quân số của các đơn vị này đầy đủ đến mức nào.
Điều tương tự cũng diễn ra ở một số ít lữ đoàn bộ binh dự bị của Ukraine mới được thành lập.
Vì vậy hiện nay, về mặt lý thuyết, các đơn vị chưa có kinh nghiệm chiến đấu của Ukraine có thể rút được một số. Nhưng đối với trận đánh đẫm máu vào tháng 9, có thể không có quá nhiều đơn vị như vậy trực tiếp có mặt.
Sang tháng 10, bước vào mùa mưa ở miền Đông Ukraine, không thích hợp để tấn công trong thời gian dài. Do vậy Quân đội Ukraine có thể đạt được kết quả tương đối lý tưởng trong tháng 9 này hay không, có lẽ sẽ phụ thuộc vào khả năng chiến đấu của những đơn vị đã tham gia chiến đấu trước đó.