Tổng thống mới đắc cử Mỹ, ông Donald Trump, cho biết một trong những quyết định đầu tiên của ông khi nhậm chức là cấm các cuộc tấn công tầm xa, sử dụng vũ khí Mỹ sản xuất của Lực lượng Vũ trang Ukraine vào lãnh thổ Nga. Ông nói điều này trong một cuộc phỏng vấn độc quyền với tạp chí Time, tạp chí đã vinh danh ông Trump là “người đàn ông của năm”.Ông Trump gọi quyết định đơn phương của tổng thống tiền nhiệm Joe Biden cho phép tấn công bằng ATACMS vào các khu vực của Nga là "ngu ngốc" và là một "sự leo thang lớn". “Tôi hoàn toàn không đồng ý. Tại sao chúng ta làm điều này? Chúng ta chỉ đơn giản là đang làm leo thang cuộc xung đột này! Điều này không thể được phép”, ông Trump nói.Tờ Newsweek của Mỹ ngày 18/11 đưa tin, Tổng thống Biden đã chính thức "bật đèn xanh" cho Ukraine sử dụng vũ khí mà Washington cung cấp để tiến hành các cuộc tấn công vào Nga. Trong đó nổi bật là Ukraine có thể sử dụng tên lửa chiến thuật lục quân (ATACMS), có tầm bắn lên tới 300km, để tiến hành các cuộc tấn công vào lãnh thổ Nga.Sau khi được Tổng thống Biden cho phép, Quân đội Ukraine đã sử dụng ATACMS tấn công các khu vực của Nga ba lần. Lần thứ nhất vào ngày 19/11, sáu tên lửa ATACMS đã được phóng vào khu vực Bryansk. Mục tiêu chính xác không được nêu tên; phía Ukraine tuyên bố rằng đó là kho tên lửa và pháo binh số 67 gần thành phố Karachev.
Ko
Lần thứ hai là vào ngày 23/11, năm tên lửa đã tấn công vị trí của hệ thống phòng không S-400 ở vùng Kursk gần làng Lotarevka. Lần thứ ba là vào ngày 11/12, sáu tên lửa ATACMS đã được Ukraine dùng để tấn công một sân bay quân sự ở Taganrog thuộc vùng Rostov.Bộ Quốc phòng Nga cho biết, trong cả ba cuộc tấn công của Ukraine sử dụng tên lửa ATACMS, các hệ thống phòng không Pantsir đều tham gia đánh chặn. Trong số 16 tên lửa ATACMS được Ukraine phóng đi, 10 tên lửa bị bắn hạ, 1 tên lửa bị trục trặc kỹ thuật và 2 tên lửa bị tác chiến điện tử loại bỏ. 2 trong số 16 tên lửa đã bắn trúng mục tiêu (trong cuộc tấn công vào Lotarevka, radar của hệ thống S-400 đã bị bắn trúng).Đồng thời, như tờ The Eurasian Times viết, Quân đội Nga hiện coi việc tiêu diệt các bệ phóng ATACMS là ưu tiên hàng đầu của mình. Hiện loại ATACMS được phóng đi từ hai loại bệ phóng là pháo phản lực phóng loạt (MRLS) M270 và HIMARS.The Eurasian Times cho biết, 5 bệ phóng ATACMS đã bị phá hủy trong một cuộc tấn công phối hợp bằng tên lửa đạn đạo Iskander ở tỉnh Sumy, trong đó có 2 M270 ở khu vực làng Tokari (cách Sumy 8 km về phía tây bắc), 3 HIMARS ở khu vực làng Tokari Maly Bobrik (cách Sumy 20 km về phía đông nam), cũng như xe tiếp đạn HEMTT.Còn ấn phẩm Newsweek của Mỹ dẫn nguồn tin viết rằng, chính quyền Joe Biden cực kỳ không hài lòng với quyết định của ông Trump, ngăn chặn các cuộc tấn công ATACMS vào lãnh thổ Nga. Tuy nhiên, ông Biden không thể làm được gì nữa, khi toàn bộ chính quyền của ông sẽ bị bãi nhiệm, bao gồm cả những cố vấn thân cận đưa ra quyết định “chọc tức” Moscow.Còn tờ Defense News của Mỹ thì cho rằng, quyết định cho phép Ukraine sử dụng ATACMS tấn công vào lãnh thổ Nga của Tổng thống Biden là một hành động leo thang cực kỳ nguy hiểm với ngay chính cả nước Mỹ. Việc sử dụng ATACMS tấn công lãnh thổ Nga cũng không mang lại lợi ích như mong đợi cho người Ukraine trong cuộc xung đột đang diễn ra.Thay vào đó, như Defense News xác nhận, hành động sử dụng ATACMS đã “chọc giận” Moscow, khiến Moscow tiến hành trả đũa “ngay và luôn” bằng tên lửa siêu thanh tầm trung Oreshnik và cuộc tấn công tổng lực bằng tên lửa và UAV tự sát, làm cho tình hình Ukraine càng lâm vào điêu đứng. Defense News cũng lưu ý rằng, phản ứng của Nga đã chứng minh việc Moscow sở hữu vũ khí loại Oreshnik mới, cũng như một kho dự trữ lớn tên lửa hành trình Kinzhal, Kalibr và Kh-101. Do vậy việc Ukraine sử dụng ATACMS không ảnh hưởng đến sức mạnh quân sự của Nga, mà còn khiến Nga trả đũa mạnh hơn; trong khi Kiev đã cạn kiệt khả năng phòng không, nên họ đã tự bắn vào chân mình.Hơn nữa, cộng đồng tình báo Mỹ trước đó đã cảnh báo Tổng thống Biden về tất cả những rủi ro liên quan đến các cuộc tấn công ATACMS trên lãnh thổ Nga. Một số chuyên gia khuyên không nên sử dụng chiến lược này vì tin rằng nó có thể gây ra phản ứng gay gắt của Nga. Tuy nhiên, Tổng thống Biden tự tin bác bỏ ý kiến của các quan chức tình báo và nhà phân tích chuyên nghiệp.Ngoài ra, như Defense News viết, Nga coi Mỹ và châu Âu là những bên trực tiếp tham gia vào cuộc xung đột, điều này mang lại cho nước này quyền về mặt đạo đức để thực hiện các biện pháp trả đũa thích hợp. Đồng thời tạo thêm rủi ro cho Ukraine và đặt ra câu hỏi về tính hiệu quả của chiến lược hỗ trợ hiện tại của phương Tây.Newsweek và Time trích dẫn nguồn tin của họ, viết: ông Trump, không giống như Biden, với tính thực dụng sẽ lắng nghe ý kiến của các sĩ quan tình báo. Hơn nữa, ngay sau khi giành chiến thắng trong cuộc bầu cử, ông hứa sẽ chấm dứt xung đột ở Ukraine thông qua đàm phán giữa lãnh đạo hai nước.Trong cuộc phỏng vấn gần đây của ông Trump với chương trình “Meet the Press” của hãng tin Mỹ NBC, ông Trump cho biết, “Việc chấm dứt cuộc chiến giữa Nga và Ukraine phức tạp hơn chúng ta tưởng. Tôi sẽ chấm dứt nó nếu có thể”. Còn khi được hỏi liệu Ukraine có nên chuẩn bị cho việc cắt giảm viện trợ của Mỹ, sau lễ nhậm chức của ông hay không, ông nói: "Tất nhiên". (Nguồn ảnh: Topwar, Ukrinform, Kyiv Post, CNN).
Tổng thống mới đắc cử Mỹ, ông Donald Trump, cho biết một trong những quyết định đầu tiên của ông khi nhậm chức là cấm các cuộc tấn công tầm xa, sử dụng vũ khí Mỹ sản xuất của Lực lượng Vũ trang Ukraine vào lãnh thổ Nga. Ông nói điều này trong một cuộc phỏng vấn độc quyền với tạp chí Time, tạp chí đã vinh danh ông Trump là “người đàn ông của năm”.
Ông Trump gọi quyết định đơn phương của tổng thống tiền nhiệm Joe Biden cho phép tấn công bằng ATACMS vào các khu vực của Nga là "ngu ngốc" và là một "sự leo thang lớn". “Tôi hoàn toàn không đồng ý. Tại sao chúng ta làm điều này? Chúng ta chỉ đơn giản là đang làm leo thang cuộc xung đột này! Điều này không thể được phép”, ông Trump nói.
Tờ Newsweek của Mỹ ngày 18/11 đưa tin, Tổng thống Biden đã chính thức "bật đèn xanh" cho Ukraine sử dụng vũ khí mà Washington cung cấp để tiến hành các cuộc tấn công vào Nga. Trong đó nổi bật là Ukraine có thể sử dụng tên lửa chiến thuật lục quân (ATACMS), có tầm bắn lên tới 300km, để tiến hành các cuộc tấn công vào lãnh thổ Nga.
Sau khi được Tổng thống Biden cho phép, Quân đội Ukraine đã sử dụng ATACMS tấn công các khu vực của Nga ba lần. Lần thứ nhất vào ngày 19/11, sáu tên lửa ATACMS đã được phóng vào khu vực Bryansk. Mục tiêu chính xác không được nêu tên; phía Ukraine tuyên bố rằng đó là kho tên lửa và pháo binh số 67 gần thành phố Karachev.
Ko
Lần thứ hai là vào ngày 23/11, năm tên lửa đã tấn công vị trí của hệ thống phòng không S-400 ở vùng Kursk gần làng Lotarevka. Lần thứ ba là vào ngày 11/12, sáu tên lửa ATACMS đã được Ukraine dùng để tấn công một sân bay quân sự ở Taganrog thuộc vùng Rostov.
Bộ Quốc phòng Nga cho biết, trong cả ba cuộc tấn công của Ukraine sử dụng tên lửa ATACMS, các hệ thống phòng không Pantsir đều tham gia đánh chặn. Trong số 16 tên lửa ATACMS được Ukraine phóng đi, 10 tên lửa bị bắn hạ, 1 tên lửa bị trục trặc kỹ thuật và 2 tên lửa bị tác chiến điện tử loại bỏ. 2 trong số 16 tên lửa đã bắn trúng mục tiêu (trong cuộc tấn công vào Lotarevka, radar của hệ thống S-400 đã bị bắn trúng).
Đồng thời, như tờ The Eurasian Times viết, Quân đội Nga hiện coi việc tiêu diệt các bệ phóng ATACMS là ưu tiên hàng đầu của mình. Hiện loại ATACMS được phóng đi từ hai loại bệ phóng là pháo phản lực phóng loạt (MRLS) M270 và HIMARS.
The Eurasian Times cho biết, 5 bệ phóng ATACMS đã bị phá hủy trong một cuộc tấn công phối hợp bằng tên lửa đạn đạo Iskander ở tỉnh Sumy, trong đó có 2 M270 ở khu vực làng Tokari (cách Sumy 8 km về phía tây bắc), 3 HIMARS ở khu vực làng Tokari Maly Bobrik (cách Sumy 20 km về phía đông nam), cũng như xe tiếp đạn HEMTT.
Còn ấn phẩm Newsweek của Mỹ dẫn nguồn tin viết rằng, chính quyền Joe Biden cực kỳ không hài lòng với quyết định của ông Trump, ngăn chặn các cuộc tấn công ATACMS vào lãnh thổ Nga. Tuy nhiên, ông Biden không thể làm được gì nữa, khi toàn bộ chính quyền của ông sẽ bị bãi nhiệm, bao gồm cả những cố vấn thân cận đưa ra quyết định “chọc tức” Moscow.
Còn tờ Defense News của Mỹ thì cho rằng, quyết định cho phép Ukraine sử dụng ATACMS tấn công vào lãnh thổ Nga của Tổng thống Biden là một hành động leo thang cực kỳ nguy hiểm với ngay chính cả nước Mỹ. Việc sử dụng ATACMS tấn công lãnh thổ Nga cũng không mang lại lợi ích như mong đợi cho người Ukraine trong cuộc xung đột đang diễn ra.
Thay vào đó, như Defense News xác nhận, hành động sử dụng ATACMS đã “chọc giận” Moscow, khiến Moscow tiến hành trả đũa “ngay và luôn” bằng tên lửa siêu thanh tầm trung Oreshnik và cuộc tấn công tổng lực bằng tên lửa và UAV tự sát, làm cho tình hình Ukraine càng lâm vào điêu đứng.
Defense News cũng lưu ý rằng, phản ứng của Nga đã chứng minh việc Moscow sở hữu vũ khí loại Oreshnik mới, cũng như một kho dự trữ lớn tên lửa hành trình Kinzhal, Kalibr và Kh-101. Do vậy việc Ukraine sử dụng ATACMS không ảnh hưởng đến sức mạnh quân sự của Nga, mà còn khiến Nga trả đũa mạnh hơn; trong khi Kiev đã cạn kiệt khả năng phòng không, nên họ đã tự bắn vào chân mình.
Hơn nữa, cộng đồng tình báo Mỹ trước đó đã cảnh báo Tổng thống Biden về tất cả những rủi ro liên quan đến các cuộc tấn công ATACMS trên lãnh thổ Nga. Một số chuyên gia khuyên không nên sử dụng chiến lược này vì tin rằng nó có thể gây ra phản ứng gay gắt của Nga. Tuy nhiên, Tổng thống Biden tự tin bác bỏ ý kiến của các quan chức tình báo và nhà phân tích chuyên nghiệp.
Ngoài ra, như Defense News viết, Nga coi Mỹ và châu Âu là những bên trực tiếp tham gia vào cuộc xung đột, điều này mang lại cho nước này quyền về mặt đạo đức để thực hiện các biện pháp trả đũa thích hợp. Đồng thời tạo thêm rủi ro cho Ukraine và đặt ra câu hỏi về tính hiệu quả của chiến lược hỗ trợ hiện tại của phương Tây.
Newsweek và Time trích dẫn nguồn tin của họ, viết: ông Trump, không giống như Biden, với tính thực dụng sẽ lắng nghe ý kiến của các sĩ quan tình báo. Hơn nữa, ngay sau khi giành chiến thắng trong cuộc bầu cử, ông hứa sẽ chấm dứt xung đột ở Ukraine thông qua đàm phán giữa lãnh đạo hai nước.
Trong cuộc phỏng vấn gần đây của ông Trump với chương trình “Meet the Press” của hãng tin Mỹ NBC, ông Trump cho biết, “Việc chấm dứt cuộc chiến giữa Nga và Ukraine phức tạp hơn chúng ta tưởng. Tôi sẽ chấm dứt nó nếu có thể”. Còn khi được hỏi liệu Ukraine có nên chuẩn bị cho việc cắt giảm viện trợ của Mỹ, sau lễ nhậm chức của ông hay không, ông nói: "Tất nhiên". (Nguồn ảnh: Topwar, Ukrinform, Kyiv Post, CNN).