Trước khi Ukraine bắt đầu “ chiến dịch phản công mùa hè”; đã có rất nhiều tranh cãi về mục tiêu chủ yếu, hướng tiến công chủ yếu? Nhưng có một điều chắc chắn, đó là các vùng đất của Ukraine bị Nga chiếm đóng, phải được chiếm lại; cụ thể là bán đảo Crimea và 4 tỉnh phía đông Ukraine.Nhưng đây không phải là mục tiêu dễ đạt được, bởi quyền sở hữu một số vùng đất rất tế nhị và liên quan đến những vấn đề lịch sử phức tạp khó xác định. Dù còn nhiều vấn đề, nhưng điều này không ngăn cản Ukraine “kiên quyết phản công”, để lấy lại phần lãnh thổ bị Nga tràn ngập trước đó.Nhưng câu hỏi đặt ra là quân đội Ukraine đã lấy lại được bao nhiêu diện tích lãnh thổ, sau khi phát động phản công suốt 3 tháng với sự hỗ trợ gần như toàn diện từ NATO? Tốc độ cuộc phản công có xứng với những gì họ bỏ ra hay không? (Ảnh: So sánh diện tích lãnh thổ Ukraine bị Nga chiếm đóng vào cuối tháng 3/2022 và giữa tháng 8/2023)Theo thống kê của Oryx, quân đội Ukraine đã chiếm lại được 37 km vuông lãnh thổ trong tháng 8, chủ yếu tập trung ở Krishivka (phía nam Bakhmut thuộc Donetsk), khu vực Staromayorsk (phía nam thị trấn Velyka Novosilka thuộc Nam Donetsk), cùng những trận chiến đẫm máu ở mặt trận Rabotino (nam thị trấn Orekhiv thuộc Zaporozhye).Quân đội Nga đã tràn ngập được khoảng 44,4 km2 đất đai, tập trung ở Krimina, tỉnh Luhansk và gần Kupyansk trên tuyến phía bắc. Nói cách khác, ít nhất trong tháng 8, quân đội Ukraine đã giành được nhiều lãnh thổ hơn thông qua cuộc tấn công chiến lược toàn diện, với khoảng 10.000 người thiệt mạng; so với quân đội Nga giành được thông qua phòng thủ chiến lược.Hơn nữa, trên thực tế, khoảng 30.000 quân Ukraine trên chiến trường gần Kupyansk đã bị “vòng vây” của Nga khóa chặt hai bên sông Oskir; hiện vòng vây chỉ còn 1 km nữa. Việc lựa chọn đột phá về phía đông của quân đội Ukraine đang rất khó khăn. Nếu quân Ukraine rút lui vội vàng khỏi Kupyansk, hệ thống phòng thủ ở tuyến phía bắc có thể sụp đổ toàn bộ; buộc quân Ukraine cuối cùng phải chờ quân Nga chủ động tấn công, trong thế trận phòng thủ “vô cùng bất lực” và lúng túng. Còn quân Nga với thái độ “không bỏ cuộc”, cho đến khi quân Ukraine bị đánh bật hoàn toàn.Hai tháng sau khi xung đột Nga-Ukraine nổ ra, vào khoảng cuối tháng 4 và đầu tháng 5 năm 2022, quân đội Ukraine bắt đầu phản công quy mô nhỏ. Cho đến cuối tháng 8, đầu tháng 9, khi quân Nga thu hẹp mặt trận trên diện rộng, và quân Ukraine đã tái chiếm được hàng nghìn km2 chỉ trong hơn một tuần; khi đó được ca ngợi là “chiến thắng vĩ đại” của Kiev.Đánh giá về kết quả thì đúng, nhưng sở dĩ quân đội Ukraine giành được “đại thắng” không phải vì họ thực sự mạnh, mà chính là quân đội Nga đã tự phải triệt thoái, tạo cơ hội cho quân Ukraine “thu hồi lãnh thổ”. Tuy nhiên, cơ hội này quả thực đã bị quân Ukraine nắm bắt, quân đội Nga tiếp tục triệt thoái vào nửa cuối năm 2022 cho tận đến tháng 12. Dù chiến thắng liên tiếp có quy mô khác nhau, nhưng cả Ukraine và NATO đều tin rằng, “Nga đang ở thế thua” và quân đội Ukraine đang trong tầm ngắm chiến thắng. Tất nhiên, lúc đó còn quá sớm để đưa ra kết luận, dù sao thế trận vẫn chưa kết thúc. Kể từ đầu năm 2023, hai bên chủ yếu tập trung vào mặt trận Bakhmut, quyết định cuối cùng được đưa ra vào tháng 5, với trận chiến đẫm máu của lực lượng lính đánh thuê Wagner của Nga với quân Ukraine. Cả hai bên bị tổn thất nặng nề và quân Ukraine dù rất cố gắng, nhưng vẫn phải rút khỏi khu vực.Khi đó, nhiều tiếng nói đặt câu hỏi liệu Ukraine còn khả năng phản công hay không, khi đã tiêu hao quá nhiều nhân lực ở Bakhmut? Kết quả là quân đội Ukraine đã phát động một cuộc tấn công tổng lực vào đầu tháng 6. Có vẻ như thế giới bên ngoài đã đánh giá thấp tiềm lực quân sự của Ukraine, cũng như quyết tâm hỗ trợ của NATO. Vào ngày 12/6, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Ukraine Hannah Malial tuyên bố, kể từ khi phát động cuộc phản công, quân đội Ukraine đã giành được 7 ngôi làng rộng khoảng 90 km2.Ngày 14/6, Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố "mức giá” mà quân đội Ukraine phải trả cho 90 km2. Không tính thương vong do các cuộc tấn công tầm xa của quân đội Nga vào hậu phương, quân đội Ukraine chịu thương vong 7.500 người chỉ riêng ở các vị trí tiền tuyến; mất hơn 160 xe tăng và 360 xe bọc thép. Trong gần 100 ngày kể từ khi phát động cuộc phản công, bước tiến của quân đội Ukraine có thể coi là bi thảm. Ví dụ, ở “cửa tử” Rabotino, quân đội Ukraine đã đến vị trí cách Rabotino khoảng 1 đến 1,5 km về phía bắc vào giữa đến cuối tháng 7. Quân đội Ukraine đã ném vào đây 9 lữ đoàn bộ binh cơ giới do NATO huấn luyện.Nhưng suốt từ giữa tháng 7 đến đầu tháng 8, quân đội Ukraine liên tục tấn công vào vùng ngoại vi phía bắc làng Rabotino nhưng liên tục bị đẩy lui, xác xe tăng và xe bọc thép của Ukraine bị phá hủy khắp nơi. Ngay cả khi trung bình mỗi ngày đưa vào một tiểu đoàn bộ binh cơ giới hoặc một tiểu đoàn bộ binh, quân đội Ukraine vẫn không thể tiến được một km; trong khi làng Rabotino chỉ có ba km vuông. Lấy Lữ đoàn bộ binh cơ giới số 47 tinh nhuệ của quân đội Ukraine làm ví dụ. Kể từ khi Lữ đoàn tham chiến vào giữa tháng 6, Lữ đoàn đã ba lần quay trở lại hậu phương để bổ sung quân số; điều này cho thấy tổn thất ở tiền tuyến là khá nặng nề.Khi một lượng lớn lực lượng chiến đấu tinh nhuệ đã cạn kiệt, buộc quân đội Ukraine phải điều động các lực lượng dự bị chiến lược ra chiến trường. Đây là điểm quan sát rất đáng được quan tâm. Nhìn chung, việc triển khai lực lượng dự bị chiến lược của Ukraine ra chiến trường có thể hiểu theo hai hướng, một mặt quân đội Ukraine đã tiêu hao một lượng lớn quân số; mặt khác, lực lượng xung kích chủ lực của họ cũng đã bị tiêu hao. Theo Viện nghiên cứu Chiến tranh của Mỹ, để đảm bảo sức mạnh tấn công trên chiến trường, việc Ukraine tung các lực lượng dự bị chiến lược vào “cửa tử” Rabotino là điều khó tránh khỏi. Đương nhiên, Rabotino chỉ là một ví dụ điển hình; trên thực tế, quân đội Ukraine trên toàn mặt trận về cơ bản đều đang ở trong tình trạng này, đó là tình trạng thiếu quân và mặt trận Kupyansk chờ quân Nga đóng nắp “nồi hầm”.
Trước khi Ukraine bắt đầu “ chiến dịch phản công mùa hè”; đã có rất nhiều tranh cãi về mục tiêu chủ yếu, hướng tiến công chủ yếu? Nhưng có một điều chắc chắn, đó là các vùng đất của Ukraine bị Nga chiếm đóng, phải được chiếm lại; cụ thể là bán đảo Crimea và 4 tỉnh phía đông Ukraine.
Nhưng đây không phải là mục tiêu dễ đạt được, bởi quyền sở hữu một số vùng đất rất tế nhị và liên quan đến những vấn đề lịch sử phức tạp khó xác định. Dù còn nhiều vấn đề, nhưng điều này không ngăn cản Ukraine “kiên quyết phản công”, để lấy lại phần lãnh thổ bị Nga tràn ngập trước đó.
Nhưng câu hỏi đặt ra là quân đội Ukraine đã lấy lại được bao nhiêu diện tích lãnh thổ, sau khi phát động phản công suốt 3 tháng với sự hỗ trợ gần như toàn diện từ NATO? Tốc độ cuộc phản công có xứng với những gì họ bỏ ra hay không? (Ảnh: So sánh diện tích lãnh thổ Ukraine bị Nga chiếm đóng vào cuối tháng 3/2022 và giữa tháng 8/2023)
Theo thống kê của Oryx, quân đội Ukraine đã chiếm lại được 37 km vuông lãnh thổ trong tháng 8, chủ yếu tập trung ở Krishivka (phía nam Bakhmut thuộc Donetsk), khu vực Staromayorsk (phía nam thị trấn Velyka Novosilka thuộc Nam Donetsk), cùng những trận chiến đẫm máu ở mặt trận Rabotino (nam thị trấn Orekhiv thuộc Zaporozhye).
Quân đội Nga đã tràn ngập được khoảng 44,4 km2 đất đai, tập trung ở Krimina, tỉnh Luhansk và gần Kupyansk trên tuyến phía bắc. Nói cách khác, ít nhất trong tháng 8, quân đội Ukraine đã giành được nhiều lãnh thổ hơn thông qua cuộc tấn công chiến lược toàn diện, với khoảng 10.000 người thiệt mạng; so với quân đội Nga giành được thông qua phòng thủ chiến lược.
Hơn nữa, trên thực tế, khoảng 30.000 quân Ukraine trên chiến trường gần Kupyansk đã bị “vòng vây” của Nga khóa chặt hai bên sông Oskir; hiện vòng vây chỉ còn 1 km nữa. Việc lựa chọn đột phá về phía đông của quân đội Ukraine đang rất khó khăn.
Nếu quân Ukraine rút lui vội vàng khỏi Kupyansk, hệ thống phòng thủ ở tuyến phía bắc có thể sụp đổ toàn bộ; buộc quân Ukraine cuối cùng phải chờ quân Nga chủ động tấn công, trong thế trận phòng thủ “vô cùng bất lực” và lúng túng. Còn quân Nga với thái độ “không bỏ cuộc”, cho đến khi quân Ukraine bị đánh bật hoàn toàn.
Hai tháng sau khi xung đột Nga-Ukraine nổ ra, vào khoảng cuối tháng 4 và đầu tháng 5 năm 2022, quân đội Ukraine bắt đầu phản công quy mô nhỏ. Cho đến cuối tháng 8, đầu tháng 9, khi quân Nga thu hẹp mặt trận trên diện rộng, và quân Ukraine đã tái chiếm được hàng nghìn km2 chỉ trong hơn một tuần; khi đó được ca ngợi là “chiến thắng vĩ đại” của Kiev.
Đánh giá về kết quả thì đúng, nhưng sở dĩ quân đội Ukraine giành được “đại thắng” không phải vì họ thực sự mạnh, mà chính là quân đội Nga đã tự phải triệt thoái, tạo cơ hội cho quân Ukraine “thu hồi lãnh thổ”. Tuy nhiên, cơ hội này quả thực đã bị quân Ukraine nắm bắt, quân đội Nga tiếp tục triệt thoái vào nửa cuối năm 2022 cho tận đến tháng 12.
Dù chiến thắng liên tiếp có quy mô khác nhau, nhưng cả Ukraine và NATO đều tin rằng, “Nga đang ở thế thua” và quân đội Ukraine đang trong tầm ngắm chiến thắng. Tất nhiên, lúc đó còn quá sớm để đưa ra kết luận, dù sao thế trận vẫn chưa kết thúc.
Kể từ đầu năm 2023, hai bên chủ yếu tập trung vào mặt trận Bakhmut, quyết định cuối cùng được đưa ra vào tháng 5, với trận chiến đẫm máu của lực lượng lính đánh thuê Wagner của Nga với quân Ukraine. Cả hai bên bị tổn thất nặng nề và quân Ukraine dù rất cố gắng, nhưng vẫn phải rút khỏi khu vực.
Khi đó, nhiều tiếng nói đặt câu hỏi liệu Ukraine còn khả năng phản công hay không, khi đã tiêu hao quá nhiều nhân lực ở Bakhmut? Kết quả là quân đội Ukraine đã phát động một cuộc tấn công tổng lực vào đầu tháng 6. Có vẻ như thế giới bên ngoài đã đánh giá thấp tiềm lực quân sự của Ukraine, cũng như quyết tâm hỗ trợ của NATO.
Vào ngày 12/6, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Ukraine Hannah Malial tuyên bố, kể từ khi phát động cuộc phản công, quân đội Ukraine đã giành được 7 ngôi làng rộng khoảng 90 km2.
Ngày 14/6, Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố "mức giá” mà quân đội Ukraine phải trả cho 90 km2. Không tính thương vong do các cuộc tấn công tầm xa của quân đội Nga vào hậu phương, quân đội Ukraine chịu thương vong 7.500 người chỉ riêng ở các vị trí tiền tuyến; mất hơn 160 xe tăng và 360 xe bọc thép.
Trong gần 100 ngày kể từ khi phát động cuộc phản công, bước tiến của quân đội Ukraine có thể coi là bi thảm. Ví dụ, ở “cửa tử” Rabotino, quân đội Ukraine đã đến vị trí cách Rabotino khoảng 1 đến 1,5 km về phía bắc vào giữa đến cuối tháng 7. Quân đội Ukraine đã ném vào đây 9 lữ đoàn bộ binh cơ giới do NATO huấn luyện.
Nhưng suốt từ giữa tháng 7 đến đầu tháng 8, quân đội Ukraine liên tục tấn công vào vùng ngoại vi phía bắc làng Rabotino nhưng liên tục bị đẩy lui, xác xe tăng và xe bọc thép của Ukraine bị phá hủy khắp nơi. Ngay cả khi trung bình mỗi ngày đưa vào một tiểu đoàn bộ binh cơ giới hoặc một tiểu đoàn bộ binh, quân đội Ukraine vẫn không thể tiến được một km; trong khi làng Rabotino chỉ có ba km vuông.
Lấy Lữ đoàn bộ binh cơ giới số 47 tinh nhuệ của quân đội Ukraine làm ví dụ. Kể từ khi Lữ đoàn tham chiến vào giữa tháng 6, Lữ đoàn đã ba lần quay trở lại hậu phương để bổ sung quân số; điều này cho thấy tổn thất ở tiền tuyến là khá nặng nề.
Khi một lượng lớn lực lượng chiến đấu tinh nhuệ đã cạn kiệt, buộc quân đội Ukraine phải điều động các lực lượng dự bị chiến lược ra chiến trường. Đây là điểm quan sát rất đáng được quan tâm.
Nhìn chung, việc triển khai lực lượng dự bị chiến lược của Ukraine ra chiến trường có thể hiểu theo hai hướng, một mặt quân đội Ukraine đã tiêu hao một lượng lớn quân số; mặt khác, lực lượng xung kích chủ lực của họ cũng đã bị tiêu hao.
Theo Viện nghiên cứu Chiến tranh của Mỹ, để đảm bảo sức mạnh tấn công trên chiến trường, việc Ukraine tung các lực lượng dự bị chiến lược vào “cửa tử” Rabotino là điều khó tránh khỏi. Đương nhiên, Rabotino chỉ là một ví dụ điển hình; trên thực tế, quân đội Ukraine trên toàn mặt trận về cơ bản đều đang ở trong tình trạng này, đó là tình trạng thiếu quân và mặt trận Kupyansk chờ quân Nga đóng nắp “nồi hầm”.