Tuần trước, cả thế giới chấn động trước sự kiện 14 thủy thủ Nga đã thiệt mạng vì hỏa hoạn xảy ra trên một tàu ngầm đang thực hiện một nhiệm vụ tối mật dưới lớp băng Bắc Cực. Sau sự cố trên, tàu ngầm AS-12 chạy bằng năng lượng hạt nhân, có biệt danh Losharik, bị đồn đang dẫn đầu kế hoạch của Tổng thống Putin để khai thác tài nguyên khoáng sản ở Bắc Cực.
|
Mỹ có kế hoạch thực hiện nhiều nhiệm vụ ở Bắc Cực |
Lầu Năm Góc đã nhanh chóng cáo buộc, Tổng thống Putin đang dự định biến Bắc Cực thành một nguồn năng lượng và khoáng sản cho Nga.
Tuy nhiên, cựu Phó Tổng thống Mỹ Al Gore vừa lên tiếng tiết lộ Mỹ đã thực hiện các nhiệm vụ bí mật của riêng mình trong khu vực này trong hơn 50 năm.
|
Không chỉ Nga, Mỹ, nhiều quốc gia khác cũng có căn cứ ở Bắc Cực |
Trong cuốn hồi ký “An Inconvenient Truth”, ông Al Gore thậm chí đã kể lại việc ông đã 2 lần tới Bắc Cực trong các nhiệm vụ tuần tra bí mật.
"Hai lần tôi di chuyển bên dưới lớp băng Bắc Cực trong một chiếc tàu ngầm hạt nhân, sau đó nổi lên trên băng. Lần thứ hai nó nổi lên chính xác tại Bắc Cực", ông Al Gore viết.
Các tàu ngầm Bắc Cực được thiết kế đặc biệt của Hải quân Mỹ đã tuần tra dưới lớp băng trong 50 năm liên tục kể từ nhiệm vụ đầu tiên do tàu USS Nautilus đảm nhận vào năm 1958.
Cuộc tập trận băng của Hải quân MỸ (ICEX) diễn ra hai năm một lần được thực hiện bên dưới lớp băng Bắc Cực có từ hơn nửa thế kỷ.
Trong các cuộc tập trận này, các tàu ngầm hạt nhân thử vũ khí, điều hướng,à lướt qua băng và thực hiện khả năng chiến thuật.
Tàu ngầm tấn công USS Hartford đã tham gia vào hai cuộc tập trận gần đây nhằm phát triển năng lực chiến thuật, thuyền trưởng Paul Whitescarver, sĩ quan chỉ huy của căn cứ tàu ngầm hải quân.
Ông Whitescarver nói thêm rằng trong tương lai, Hải quân sẽ tìm cách chi nhiều tiền hơn để tăng sự hiện diện trong khu vực.
Trước đó, năm 2014, Hải quân Mỹ đã giải mật các kế hoạch thống trị ở Bắc Cực.
Một phần của tài liệu viết: Trong những thập kỷ tới, Bắc Băng Dương sẽ ngày càng dễ tiếp cận hơn và được khai thác rộng rãi hơn bởi các quốc gia Bắc Cực và phi Bắc Cực đang tìm kiếm các nguồn tài nguyên và các tuyến đường thương mại trong khu vực.
Tài liệu tiếp tục tiết lộ lý do tại sao Mỹ đầu tư rất mạnh vào khu vực Bắc Cực.
"Tháng 11/2013, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã công bố Chiến lược Bắc cực của Bộ Quốc phòng xác định hai mục tiêu hỗ trợ cho Chiến lược quốc gia. Một là để đảm bảo an ninh, hỗ trợ an toàn và thúc đẩy hợp tác quốc phòng. Thứ hai là chuẩn bị cho một loạt các thử thách và tình huống bất ngờ".