Trong một triển lãm công nghệ gần đây diễn ra tại Arkhangelsk, Nga, USC – Tổng công ty đóng tàu thống nhất Nga vừa cho giới thiệu một loạt nền tảng vũ khí tối tân sẽ giúp Moscow khai thác tối đa tiềm năng khoáng sản của Bắc Cực. Nơi Nga luôn tuyên bố gắn liền với lợi ích quốc gia của nước này. Nguồn ảnh: defence.ru.Theo đó tại triển lãm trên USC đã cho ra mắt một loạt tàu thám trắc tiên tiến bao gồm cả tàu nổi lẫn tàu ngầm có khả năng hoạt động tại vùng biển Bắc Cực. Và trong tương lai gần đây sẽ là những “công cụ” giúp Moscow kiểm soát hiệu quả nguồn tài nguyên mà nước này có thể khai thác tại Bắc Cực. Trong ảnh là mô hình tàu phá băng nguyên tử tiên tiến LK-120 "Leader" được USC giới thiệu trong triển lãm lần này. Nguồn ảnh: defence.ru.Tiếp đến là các tàu phá băng nguyên tử hỗ trợ hậu cần cho ngành dịch vụ dầu khí của Nga tại Bắc Cực nếu như họ có thể khai thác dầu tại khu vực này. Điển hình như các đề án tàu phá băng Project 22.220 hay Aker ARC 130A. Nguồn ảnh: defence.ru.Trong ảnh là dàn khoan "Prirazlomnaja" được USC thiết kế dành cho riêng cho vùng biển Bắc Cực với khả năng khai thác hàng chục triệu thùng dầu mỗi năm tại Bắc Cực. Và dĩ nhiên nó có thể hoạt động trong mọi loại điều kiện thời tiết. Nguồn ảnh: defence.ru.Chưa dừng lại đó USC còn đang phát triển các tổ hợp thám trắc dưới mặt nước dành cho các hoạt động nghiên cứu và phát triển của Nga tại Bắc Cực. Thậm chí công ty này còn kỳ vọng triển khai một tổ hợp năng lượng hạt nhân cỡ nhỏ dưới lòng đại dương Bắc Cực và nó sẽ hoạt động như một trung tâm cung cấp năng lượng cho các "Prirazlomnaja" hoặc tổ hợp thám trắc xung quanh. Nguồn ảnh: defence.ru.Mô hình một tàu ngầm nguyên tử do USC phát triển sẽ được triển khai phục vụ cho các tổ hợp thám trắc và dàn khoan "Prirazlomnaja" của Nga tại Bắc Cực. Bản thân con tàu này cũng khá đặc biệt khi được trang bị hai cánh lượn siêu dàu ở cả đầu lẫn đuôi thân tàu. Nguồn ảnh: defence.ru.Vai trò của mẫu tàu ngầm nguyên tử này tại Bắc Cực vẫn chưa được USC công bố rõ ràng. Nguồn ảnh: defence.ru.Nhưng ta có thể bên trong nó mang theo khá nhiều hàng hóa và trang thiết bị hậu cần phục vụ cho các trạm thám trắc dưới mặt nước. Nguồn ảnh: defence.ru.Còn đây là một mẫu tàu ngầm nguyên tử khác do USC phát triển dành cho sứ mệnh Bắc Cực, theo mô hình ta có thể thấy nó được sử dụng như một phương tiện triển khai các tổ hợp năng lượng hạt nhân cỡ nhỏ dưới lòng đại dương. Nguồn ảnh: defence.ru.Bản thân tàu ngầm này là sự kết hợp giữa hai tàu ngầm mini, nó gần như là một phương tiện vận tải dưới nước được sử dụng để vận chuyển các thiết bị có kích thước lớn như tổ hợp năng lượng hoặc modul thám trắc. Nguồn ảnh: defence.ru.Trong ảnh là một tổ hợp năng lượng hạt nhân dưới nước do USC phát triển nó công suất dự kiến khoảng 24 MW và có thể hoạt động liên tục trong hơn 8.000 giờ mà không cần con người can thiệp. Nguồn ảnh: defence.ru.
Trong một triển lãm công nghệ gần đây diễn ra tại Arkhangelsk, Nga, USC – Tổng công ty đóng tàu thống nhất Nga vừa cho giới thiệu một loạt nền tảng vũ khí tối tân sẽ giúp Moscow khai thác tối đa tiềm năng khoáng sản của Bắc Cực. Nơi Nga luôn tuyên bố gắn liền với lợi ích quốc gia của nước này. Nguồn ảnh: defence.ru.
Theo đó tại triển lãm trên USC đã cho ra mắt một loạt tàu thám trắc tiên tiến bao gồm cả tàu nổi lẫn tàu ngầm có khả năng hoạt động tại vùng biển Bắc Cực. Và trong tương lai gần đây sẽ là những “công cụ” giúp Moscow kiểm soát hiệu quả nguồn tài nguyên mà nước này có thể khai thác tại Bắc Cực. Trong ảnh là mô hình tàu phá băng nguyên tử tiên tiến LK-120 "Leader" được USC giới thiệu trong triển lãm lần này. Nguồn ảnh: defence.ru.
Tiếp đến là các tàu phá băng nguyên tử hỗ trợ hậu cần cho ngành dịch vụ dầu khí của Nga tại Bắc Cực nếu như họ có thể khai thác dầu tại khu vực này. Điển hình như các đề án tàu phá băng Project 22.220 hay Aker ARC 130A. Nguồn ảnh: defence.ru.
Trong ảnh là dàn khoan "Prirazlomnaja" được USC thiết kế dành cho riêng cho vùng biển Bắc Cực với khả năng khai thác hàng chục triệu thùng dầu mỗi năm tại Bắc Cực. Và dĩ nhiên nó có thể hoạt động trong mọi loại điều kiện thời tiết. Nguồn ảnh: defence.ru.
Chưa dừng lại đó USC còn đang phát triển các tổ hợp thám trắc dưới mặt nước dành cho các hoạt động nghiên cứu và phát triển của Nga tại Bắc Cực. Thậm chí công ty này còn kỳ vọng triển khai một tổ hợp năng lượng hạt nhân cỡ nhỏ dưới lòng đại dương Bắc Cực và nó sẽ hoạt động như một trung tâm cung cấp năng lượng cho các "Prirazlomnaja" hoặc tổ hợp thám trắc xung quanh. Nguồn ảnh: defence.ru.
Mô hình một tàu ngầm nguyên tử do USC phát triển sẽ được triển khai phục vụ cho các tổ hợp thám trắc và dàn khoan "Prirazlomnaja" của Nga tại Bắc Cực. Bản thân con tàu này cũng khá đặc biệt khi được trang bị hai cánh lượn siêu dàu ở cả đầu lẫn đuôi thân tàu. Nguồn ảnh: defence.ru.
Vai trò của mẫu tàu ngầm nguyên tử này tại Bắc Cực vẫn chưa được USC công bố rõ ràng. Nguồn ảnh: defence.ru.
Nhưng ta có thể bên trong nó mang theo khá nhiều hàng hóa và trang thiết bị hậu cần phục vụ cho các trạm thám trắc dưới mặt nước. Nguồn ảnh: defence.ru.
Còn đây là một mẫu tàu ngầm nguyên tử khác do USC phát triển dành cho sứ mệnh Bắc Cực, theo mô hình ta có thể thấy nó được sử dụng như một phương tiện triển khai các tổ hợp năng lượng hạt nhân cỡ nhỏ dưới lòng đại dương. Nguồn ảnh: defence.ru.
Bản thân tàu ngầm này là sự kết hợp giữa hai tàu ngầm mini, nó gần như là một phương tiện vận tải dưới nước được sử dụng để vận chuyển các thiết bị có kích thước lớn như tổ hợp năng lượng hoặc modul thám trắc. Nguồn ảnh: defence.ru.
Trong ảnh là một tổ hợp năng lượng hạt nhân dưới nước do USC phát triển nó công suất dự kiến khoảng 24 MW và có thể hoạt động liên tục trong hơn 8.000 giờ mà không cần con người can thiệp. Nguồn ảnh: defence.ru.