Hệ thống phòng thủ tên lửa quốc gia NMD của Wasshington đang trở thành vấn đề gây tranh cãi ở nước Mỹ cũng như những phản ứng tiêu cực từ cộng đồng quốc tế. Nhất là sau ngày 31/1 vừa qua, hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis trên bờ một trong những thành phần chiến đấu của NDM ở Hawaii đã thất bại trong việc đánh chặn một mục tiêu giả định. Cuộc thử nghiệm diễn ra chỉ vài giây nhưng nước Mỹ mất tới hơn 10 triệu USD.
Cũng trong ngày khi tên lửa SM-3 của hệ thống phòng thủ trên bắn trượt mục tiêu, Lầu Năm Góc đã phê duyệt kế hoạch chi thêm 6,5 tỷ USD để mua thêm 20 tên lửa đánh chặn cho Hệ thống phòng thủ tên lửa giai đoạn giữa trên mặt đất (GMD). Hiện tại, Mỹ đang xây dựng và vận hành hệ thống phòng thủ tên lửa gồm 3 lớp.
|
Tên lửa đánh chặn của hệ thống GMD. Ảnh: MDA. |
Lưới lửa bảo vệ nước Mỹ dày tới đâu?
Đầu tiên là hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis BMD trên đất liền có thiết kế tương tự như các hệ thống chiến đấu Aegis được trang bị trên các chiến hạm lớp Arleigh Burke của Hải quân Mỹ. Hệ thống này được thiết kế để đánh chặn tên lửa đạn đạo ở giai đoạn đầu và giữa của chuyến bay. Hệ thống GMD bố trí trên đất liền để đánh chặn các tên lửa đạn đạo liên lục địa. Cuối cùng là hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD).
Trong đó, GMD là hệ thống có tỷ lệ thành công thấp nhất trong các thử nghiệm đánh chặn. Laura Grego và David Wright, 2 chuyên gia kỳ cựu về lĩnh vực tên lửa đạn đạo cho biết cái gọi là tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) mà hệ thống GMD đã phá hủy trong các thử nghiệm không giống thực tế.
Tên lửa mô phỏng ICBM được phóng lên ở quỹ đạo thuận lợi, tốc độ chậm hơn và không có các tính năng để đánh lừa hay chống can nhiễu như tên lửa thật. Các thử nghiệm đánh chặn cho dù thành công hay thất bại cũng không thể mô phỏng hết các đặc tính của một tên lửa đạn đạo thật.
Hai nhà khoa học này kết luận rằng hệ thống BMD không đủ tin cậy để bảo vệ nước Mỹ khỏi mối đe dọa từ tên lửa Triều Tiên. Mặc dù đặc tính kỹ thuật của hệ thống còn nhiều tranh cãi nhưng Lầu Năm Góc đã chi hơn 40 tỷ USD vào GMD.
Các Tập đoàn Boeing, Raytehon và Lockheed Martin, những nhà thầu chính của GMD đã thu được lợi nhuận kỷ lục và họ tiếp tục nhận được hợp đồng với Lầu Năm Góc.
Mời độc giả xem video: Cách một hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis BMD hoạt động. (Nguồn Bộ Quốc phòng Mỹ)
Mối đe dọa vẫn ở trên lý thuyết
Khả năng nước Mỹ bị tấn công bởi tên lửa đạn đạo của Triều Tiên hay một quốc gia khác đến nay vẫn chỉ tồn tại như “một thuyết âm mưu”. Triều Tiên từng đe dọa tấn công nước Mỹ nhưng khả năng tấn công thực tế là rất thấp. Tuy vậy, thuyết âm mưu đó vẫn là cái cớ hợp lý để các nhà hoạch định chiến lược thuyết phục Washington chi hàng chục tỷ USD vào các lá chắn tên lửa vô dụng.
Các chuyên gia, nhà phân tích mặc dù hoài nghi tính hiệu quả của hệ thống GMD nhưng không đủ khả năng để chứng minh nó vô hiệu đối với tên lửa thật. Một số nhà lập pháp từng đề xuất hủy bỏ chương trình GMD vì quá tốn kém, trong khi tính hiệu quả chỉ 50/50.
Chính giám đốc Cơ quan Phòng thủ Tên lửa Mỹ (MDA), Phó Đô đốc James Syring từng thừa nhận lá chắn tên lửa chưa thực sự hiệu quả, đặc biệt là với hệ thống GMD. Giám đốc MDA từng nói với Tiểu ban Quốc phòng Thượng viện rằng, đầu đạn đánh chặn của GMD cần được thiết kế lại theo công nghệ module với kiến trúc phần mềm và giao diện mở để đơn giãn hóa việc nâng cấp trong tương lai.
|
Hệ thống THAAD phóng tên lửa trong một thử nghiệm. Ảnh: Wikipedia. |
Tuy vậy, những chính trị gia có ảnh hưởng lớn, tướng lĩnh quân đội vẫn ủng hộ việc xây dựng lá chắn tên lửa. Các nhà thầu quốc phòng tiếp tục được bơm hàng tỷ USD để phát triển hệ thống.
GMD đang có 2 căn cứ đánh chặn tại Fort Greely, Alaska và căn cứ không quân Vandenberg, California. Một căn cứ thứ 3 dự định triển khai tại Ba Lan nhưng đã bị hủy bỏ vào năm 2009.
Đối với người nộp thuế Mỹ đã đóng góp hàng chục tỷ USD vào hệ thống để làm giàu cho các nhà thầu quốc phòng, trong khi nó có bảo vệ họ khỏi một cuộc tấn công bằng ICBM hay không vẫn là ẩn số. Một câu hỏi công bằng được được giải đáp là năng lực của hệ thống ở đâu và tại sao nó hoạt động không hiệu quả.