Cơ quan Phòng thủ tên lửa Mỹ (MDA) đã trao cho tập đoàn Lockheed Martin bản sửa đổi hợp đồng trị giá 459 triệu USD để sản xuất tên lửa đánh chặn dùng cho Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD). Ảnh: Stripes.Bản sửa đổi mới giúp nâng tổng giá trị hợp đồng sản xuất THAAD với MDA lên 1,28 tỷ USD. Việc sản xuất thêm tên lửa đánh chặn nhằm đáp ứng nhu cầu hoạt động ngày càng tăng của quân đội Mỹ. Ảnh: Business Insider. Radar cảnh báo sớm của hệ thống THAAD. Đây là thành phần quan trọng trong hệ thống phòng thủ tên lửa xuyên quốc gia của Mỹ. Hệ thống này có tỷ lệ thành công tới 100% trong các thử nghiệm. Ảnh: MDA.Hệ thống THAAD có thể đánh chặn tên lửa đạn đạo ở cự ly 200 km, độ cao 25 km. Tên lửa đánh chặn sử dụng công nghệ "hit-to-kill" độc đáo với đầu đạn không thuốc nổ. Ảnh: Business Insider.Tên lửa THAAD có cơ chế hoạt động rất đặc biệt. Sau khi rời khỏi bệ phóng, nó thực hiện một màn xoắn ốc trước khi lao thẳng đến mục tiêu. Quá trình bay xoắn ốc nhằm tạo thêm động năng cho vụ va chạm ở tốc độ cao. Ảnh: Lockheed Martin.Mỗi khẩu đội THAAD gồm radar cảnh báo sớm AN/TPY-2, trung tâm chỉ huy và 4 xe mang phóng, mỗi xe chứa 8 tên lửa đánh chặn. Ảnh: Lockheed Martin. Hệ thống THAAD đã được triển khai đến đảo Guam và Hàn Quốc nhằm đối phó với mối đe dọa từ tên lửa đạn đạo Triều Tiên. Việc triển khai THAAD đến Hàn Quốc vấp phải sự phản đối kịch liệt của Trung Quốc. Ảnh: The Sun.Hệ thống này cũng được xuất khẩu cho UAE. Qatar và Saudi Arabia cũng đang đàm phán việc mua hệ thống này. Ảnh: Armyrecognition.THAAD cùng với hệ thống Aegis BMD trên các chiến hạm và hệ thống GMD trên đất liền tạo nên mạng lưới phòng thủ tên lửa 3 lớp bảo vệ Mỹ và đồng minh trước mối đe dọa từ tên lửa đối phương. Ảnh: Lockheed Martin. Mời độc giả xem video: Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) của Mỹ khai hỏa tiêu diệt mục tiêu trong thử nghiệm. (Nguồn Lockheed Martin)
Cơ quan Phòng thủ tên lửa Mỹ (MDA) đã trao cho tập đoàn Lockheed Martin bản sửa đổi hợp đồng trị giá 459 triệu USD để sản xuất tên lửa đánh chặn dùng cho Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD). Ảnh: Stripes.
Bản sửa đổi mới giúp nâng tổng giá trị hợp đồng sản xuất THAAD với MDA lên 1,28 tỷ USD. Việc sản xuất thêm tên lửa đánh chặn nhằm đáp ứng nhu cầu hoạt động ngày càng tăng của quân đội Mỹ. Ảnh: Business Insider.
Radar cảnh báo sớm của hệ thống THAAD. Đây là thành phần quan trọng trong hệ thống phòng thủ tên lửa xuyên quốc gia của Mỹ. Hệ thống này có tỷ lệ thành công tới 100% trong các thử nghiệm. Ảnh: MDA.
Hệ thống THAAD có thể đánh chặn tên lửa đạn đạo ở cự ly 200 km, độ cao 25 km. Tên lửa đánh chặn sử dụng công nghệ "hit-to-kill" độc đáo với đầu đạn không thuốc nổ. Ảnh: Business Insider.
Tên lửa THAAD có cơ chế hoạt động rất đặc biệt. Sau khi rời khỏi bệ phóng, nó thực hiện một màn xoắn ốc trước khi lao thẳng đến mục tiêu. Quá trình bay xoắn ốc nhằm tạo thêm động năng cho vụ va chạm ở tốc độ cao. Ảnh: Lockheed Martin.
Mỗi khẩu đội THAAD gồm radar cảnh báo sớm AN/TPY-2, trung tâm chỉ huy và 4 xe mang phóng, mỗi xe chứa 8 tên lửa đánh chặn. Ảnh: Lockheed Martin.
Hệ thống THAAD đã được triển khai đến đảo Guam và Hàn Quốc nhằm đối phó với mối đe dọa từ tên lửa đạn đạo Triều Tiên. Việc triển khai THAAD đến Hàn Quốc vấp phải sự phản đối kịch liệt của Trung Quốc. Ảnh: The Sun.
Hệ thống này cũng được xuất khẩu cho UAE. Qatar và Saudi Arabia cũng đang đàm phán việc mua hệ thống này. Ảnh: Armyrecognition.
THAAD cùng với hệ thống Aegis BMD trên các chiến hạm và hệ thống GMD trên đất liền tạo nên mạng lưới phòng thủ tên lửa 3 lớp bảo vệ Mỹ và đồng minh trước mối đe dọa từ tên lửa đối phương. Ảnh: Lockheed Martin.
Mời độc giả xem video: Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) của Mỹ khai hỏa tiêu diệt mục tiêu trong thử nghiệm. (Nguồn Lockheed Martin)