Hệ thống phòng thủ tên lửa A-135 Amur được thiết kế để bảo vệ Moscow và khu vực công nghiệp trung ương (từ Bryansk đến Kostroma) với đô che phủ khoảng 486 nghìn km vuông và được trang bị tên lửa đánh chặn trong silo. Hệ thống này được đưa vào phục vụ năm 1995. Nguồn ảnh: TassThành phần chính của hệ thống A-135 Amur bao gồm tên lửa đánh chặn tầm gần 53T6 đặt trong hầm phóng silo và là radar giám sát tầm xa đa năng Don-2N với hệ thống máy tính trung tâm Elbrus, đặt tại khu vực Sofrino - ngoại ô Moscow. Nguồn ảnh: TassDon-2N là một hệ thống đa năng, được thiết kế để phát hiện, theo dõi và thực hiện tất các các cuộc đánh chặn các mục tiêu đạn đạo. “Hiện tại trên thế giới chưa có loại nào tương tự. Don-2N được trang bị các tính năng mạnh nhất, và có tiềm năng cao”, ông Iltar Tagiev – tư lệnh đơn vị thuật toán chiến đấu và chương trình hệ thống phòng thủ quốc gia cho hay. Nguồn ảnh: TassDon-2N là phần trung tâm và phức tạp nhất của hệ thống phòng thủ tên lửa của Moscow, cho phép giải quyết tất cả các nhiệm vụ phòng thủ tên lửa như đảm bảo phát hiện, theo dõi chính xác và dẫn đường cho tên lửa đánh chặn các mục tiêu có khả năng nguy hiểm cho Moscow và kiểm soát một phần không gian vũ trụ. Nguồn ảnh: TassBề ngoài trạm radar là kim tự tháp chóp cụt với bốn mặt chiều cao 35 m. Tất cả các hoạt động được hệ thống tính toán với hiệu năng một tỷ phép tính mỗi giây, được xây dựng trên cơ sở bốn siêu máy tính "Elbrus-2". Don-2N sử dụng radar nhìn vòm bước sóng xentimet. Tầm phát hiện mục tiêu đầu đạn tên lửa liên lục địa lên tới 3.700 km, độ cao phát hiện 40.000 km. Nguồn ảnh: TassVới kích thước khổng lồ, chiều dài bề mặt radar bao gồm các modul thu phát lên tới 8 m. Don-2N hoạt động ở chế độ tự động, kip vận hành chỉ có nhiệm vụ hỗ trợ và duy trì tình trạng sẵn sang chiến đấu của hệ thống. Công việc còn lại máy tính sẽ tự giải quyết. Nguồn ảnh: TassTên lửa đánh chặn tầm gần nhiên liệu rắn 53T6, với khối lượng 10 tấn, đầu đạn hạt nhân công suất 10 kiloton, tầm bắn tối đa 60 km, độ cao đánh chặn tối đa 30-45 km thời gian phản ứng 3-4 giây, bay với vận tốc 5 km/s chỉ mất không quá 12 giây là thực hiện xong nhiệm vụ đánh chặn một mục tiêu. Nguồn ảnh: TassThông tin cụ thể về hệ thống phòng thủ tên lửa A-135 còn rất ít. Theo thông tin được công bố trong thời gian gần đây, hệ thống máy tính và radar trạm theo dõi đã được nâng cấp lên chuẩn Don-2NP. Công việc việc hiện đại hóa các tên lửa đánh chặn 53T6 đang được tiến hành. Nguồn ảnh: TassTrong năm 2014, có nguồn tin cho rằng Nga đang bí mật thử nghiệm các thành phần của hệ thống phòng thủ tên lửa mới A-235 Nudol. Nguồn ảnh: TassTrong năm 2014, kiến trúc sư trưởng "Almaz-Antey" - Sozinov Paul nói rằng trong tương lai gần, quân đội Nga sẽ nhận được các hệ thống phòng thủ cơ động sản xuất trong nước trong nước, tương tự như hệ thống THAAD của Mỹ. Và theo thiết kế nó sẽ hiệu quả hơn và mạnh hơn sản phẩm của Mỹ. Nguồn ảnh: businessinsider
Hệ thống phòng thủ tên lửa A-135 Amur được thiết kế để bảo vệ Moscow và khu vực công nghiệp trung ương (từ Bryansk đến Kostroma) với đô che phủ khoảng 486 nghìn km vuông và được trang bị tên lửa đánh chặn trong silo. Hệ thống này được đưa vào phục vụ năm 1995. Nguồn ảnh: Tass
Thành phần chính của hệ thống A-135 Amur bao gồm tên lửa đánh chặn tầm gần 53T6 đặt trong hầm phóng silo và là radar giám sát tầm xa đa năng Don-2N với hệ thống máy tính trung tâm Elbrus, đặt tại khu vực Sofrino - ngoại ô Moscow. Nguồn ảnh: Tass
Don-2N là một hệ thống đa năng, được thiết kế để phát hiện, theo dõi và thực hiện tất các các cuộc đánh chặn các mục tiêu đạn đạo. “Hiện tại trên thế giới chưa có loại nào tương tự. Don-2N được trang bị các tính năng mạnh nhất, và có tiềm năng cao”, ông Iltar Tagiev – tư lệnh đơn vị thuật toán chiến đấu và chương trình hệ thống phòng thủ quốc gia cho hay. Nguồn ảnh: Tass
Don-2N là phần trung tâm và phức tạp nhất của hệ thống phòng thủ tên lửa của Moscow, cho phép giải quyết tất cả các nhiệm vụ phòng thủ tên lửa như đảm bảo phát hiện, theo dõi chính xác và dẫn đường cho tên lửa đánh chặn các mục tiêu có khả năng nguy hiểm cho Moscow và kiểm soát một phần không gian vũ trụ. Nguồn ảnh: Tass
Bề ngoài trạm radar là kim tự tháp chóp cụt với bốn mặt chiều cao 35 m. Tất cả các hoạt động được hệ thống tính toán với hiệu năng một tỷ phép tính mỗi giây, được xây dựng trên cơ sở bốn siêu máy tính "Elbrus-2". Don-2N sử dụng radar nhìn vòm bước sóng xentimet. Tầm phát hiện mục tiêu đầu đạn tên lửa liên lục địa lên tới 3.700 km, độ cao phát hiện 40.000 km. Nguồn ảnh: Tass
Với kích thước khổng lồ, chiều dài bề mặt radar bao gồm các modul thu phát lên tới 8 m. Don-2N hoạt động ở chế độ tự động, kip vận hành chỉ có nhiệm vụ hỗ trợ và duy trì tình trạng sẵn sang chiến đấu của hệ thống. Công việc còn lại máy tính sẽ tự giải quyết. Nguồn ảnh: Tass
Tên lửa đánh chặn tầm gần nhiên liệu rắn 53T6, với khối lượng 10 tấn, đầu đạn hạt nhân công suất 10 kiloton, tầm bắn tối đa 60 km, độ cao đánh chặn tối đa 30-45 km thời gian phản ứng 3-4 giây, bay với vận tốc 5 km/s chỉ mất không quá 12 giây là thực hiện xong nhiệm vụ đánh chặn một mục tiêu. Nguồn ảnh: Tass
Thông tin cụ thể về hệ thống phòng thủ tên lửa A-135 còn rất ít. Theo thông tin được công bố trong thời gian gần đây, hệ thống máy tính và radar trạm theo dõi đã được nâng cấp lên chuẩn Don-2NP. Công việc việc hiện đại hóa các tên lửa đánh chặn 53T6 đang được tiến hành. Nguồn ảnh: Tass
Trong năm 2014, có nguồn tin cho rằng Nga đang bí mật thử nghiệm các thành phần của hệ thống phòng thủ tên lửa mới A-235 Nudol. Nguồn ảnh: Tass
Trong năm 2014, kiến trúc sư trưởng "Almaz-Antey" - Sozinov Paul nói rằng trong tương lai gần, quân đội Nga sẽ nhận được các hệ thống phòng thủ cơ động sản xuất trong nước trong nước, tương tự như hệ thống THAAD của Mỹ. Và theo thiết kế nó sẽ hiệu quả hơn và mạnh hơn sản phẩm của Mỹ. Nguồn ảnh: businessinsider