Theo thông tin được đăng tải trên chuyên trang quốc phòng Defence của Nga thì trong tương lai gần, Mỹ nhiều khả năng sẽ triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa của mình lên không gian thay vì loay hoay tìm chỗ triển khai trên mặt đất như hiện tại. Nguồn ảnh: War on the Rocks.Thông tin này trùng khớp với việc mới đây, Lầu Năm Góc đã cho tăng đáng kể ngân sách dành cho chương trình phòng thủ tên lửa của nước này và rất có thể khoản tăng đó để chi cho việc nghiên cứu các hệ thống phòng thủ tên lửa từ ngoài không gian. Nguồn ảnh: Future War.Theo các chuyên gia quân sự nhận định, việc đưa hệ thống phòng thủ tên lửa lên vũ trụ là điều hoàn toàn có thể thực hiện được trong tương lai 10 hoặc 20 năm tới khi công nghệ hàng không vũ trụ của Mỹ đã thực sự đạt đỉnh. Nguồn ảnh: ET Brooking.Hiện Mỹ có rất nhiều cách để thực hiện kế hoạch xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa không gian của nước này bên ngoài quỹ đạo Trái Đất. Tuy nhiên câu hỏi đang được quan tâm ở đây là việc Mỹ xây dựng hệ thống trên là để phòng thủ hay tấn công, hoặc cả hai này. Nguồn ảnh: Pegasus.Với công nghệ hiện nay của mình, Mỹ hoàn toàn có thể đưa các tên lửa đạn đạo, tên lửa đánh chặn hay thậm chí cả tên lửa liên lục địa vào không gian để phục vụ cho việc xây dựng hệ thống tên lửa tấn công hoặc phòng thủ ở bên ngoài quỹ đạo. Nguồn ảnh: Motherboard VICE.Cụ thể, Mỹ có thể triển khai song song hai phương án cho hệ thống vũ khí tiên tiến này. Một đó là sử dụng vũ khí laser để đánh chặn tên lửa của đối phương và hai là sử dụng tên lửa hành trình siêu thanh để tấn công các mục tiêu đe dọa đến an ninh quốc gia của Mỹ. Trên lý thuyết cả hai phương án trên đều khả thi. Nguồn ảnh: Motherboard VICE.Thực ra việc thiết lập một hệ thống tên lửa ngoài quỹ đạo là không hề phức tạp nếu không muốn nói là đơn giản. Các tên lửa đẩy chỉ việc đưa hàng chục quả tên lửa ra ngoài không gian rồi để chúng trôi lơ lửng chờ sẵn lệnh. Nguồn ảnh: Wire.Khi có lệnh tấn công, những quả tên lửa từ ngoài quỹ đạo Trái Đất chỉ sẽ tốn rất ít nhiên liệu để đẩy nó đi lệch quỹ đạo, việc di chuyển từ bầu trời xuống mục tiêu dưới Trái Đất sẽ do trọng lực của Trái Đất đảm nhiệm. Nguồn ảnh: Next.Do đó để có thể đánh chặn được một quả tên lửa lao xuống từ không gian sẽ trở nên cực kỳ khó khăn vì khi đó nó đang lao xuống với tốc độ cực cao có thể lên đến Mach 10. Trong tương lai, rất có thể cuộc chạy đua đưa vũ khí vào trong không gian sẽ không chỉ có mình Mỹ mà còn có cả Nga và Trung Quốc. Nguồn ảnh: Nasa.
Theo thông tin được đăng tải trên chuyên trang quốc phòng Defence của Nga thì trong tương lai gần, Mỹ nhiều khả năng sẽ triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa của mình lên không gian thay vì loay hoay tìm chỗ triển khai trên mặt đất như hiện tại. Nguồn ảnh: War on the Rocks.
Thông tin này trùng khớp với việc mới đây, Lầu Năm Góc đã cho tăng đáng kể ngân sách dành cho chương trình phòng thủ tên lửa của nước này và rất có thể khoản tăng đó để chi cho việc nghiên cứu các hệ thống phòng thủ tên lửa từ ngoài không gian. Nguồn ảnh: Future War.
Theo các chuyên gia quân sự nhận định, việc đưa hệ thống phòng thủ tên lửa lên vũ trụ là điều hoàn toàn có thể thực hiện được trong tương lai 10 hoặc 20 năm tới khi công nghệ hàng không vũ trụ của Mỹ đã thực sự đạt đỉnh. Nguồn ảnh: ET Brooking.
Hiện Mỹ có rất nhiều cách để thực hiện kế hoạch xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa không gian của nước này bên ngoài quỹ đạo Trái Đất. Tuy nhiên câu hỏi đang được quan tâm ở đây là việc Mỹ xây dựng hệ thống trên là để phòng thủ hay tấn công, hoặc cả hai này. Nguồn ảnh: Pegasus.
Với công nghệ hiện nay của mình, Mỹ hoàn toàn có thể đưa các tên lửa đạn đạo, tên lửa đánh chặn hay thậm chí cả tên lửa liên lục địa vào không gian để phục vụ cho việc xây dựng hệ thống tên lửa tấn công hoặc phòng thủ ở bên ngoài quỹ đạo. Nguồn ảnh: Motherboard VICE.
Cụ thể, Mỹ có thể triển khai song song hai phương án cho hệ thống vũ khí tiên tiến này. Một đó là sử dụng vũ khí laser để đánh chặn tên lửa của đối phương và hai là sử dụng tên lửa hành trình siêu thanh để tấn công các mục tiêu đe dọa đến an ninh quốc gia của Mỹ. Trên lý thuyết cả hai phương án trên đều khả thi. Nguồn ảnh: Motherboard VICE.
Thực ra việc thiết lập một hệ thống tên lửa ngoài quỹ đạo là không hề phức tạp nếu không muốn nói là đơn giản. Các tên lửa đẩy chỉ việc đưa hàng chục quả tên lửa ra ngoài không gian rồi để chúng trôi lơ lửng chờ sẵn lệnh. Nguồn ảnh: Wire.
Khi có lệnh tấn công, những quả tên lửa từ ngoài quỹ đạo Trái Đất chỉ sẽ tốn rất ít nhiên liệu để đẩy nó đi lệch quỹ đạo, việc di chuyển từ bầu trời xuống mục tiêu dưới Trái Đất sẽ do trọng lực của Trái Đất đảm nhiệm. Nguồn ảnh: Next.
Do đó để có thể đánh chặn được một quả tên lửa lao xuống từ không gian sẽ trở nên cực kỳ khó khăn vì khi đó nó đang lao xuống với tốc độ cực cao có thể lên đến Mach 10. Trong tương lai, rất có thể cuộc chạy đua đưa vũ khí vào trong không gian sẽ không chỉ có mình Mỹ mà còn có cả Nga và Trung Quốc. Nguồn ảnh: Nasa.