Lực lượng Mãnh hổ: Khắc tinh của khủng bố Syria, họ là ai?

Google News

Mãnh Hổ (Tiger Force) là đơn vị tinh nhuệ, chuyên về các hoạt động tấn công, chỉ mới ra đời trong cuộc nội chiến nhưng đã trở thành một trong những đơn vị chiến đấu chủ lực của Quân đội Arab Syria (SAA).

Theo truyền thông khu vực Trung Đông, những ngày này, lực lượng Mãnh Hổ đang ráo riết di chuyển từ miền nam Syria lên phía tây bắc đất nước, để chuẩn bị cho chiến dịch giải phóng Idlib, nằm giáp biên giới Thổ Nhĩ Kỳ. Đây được cho là chiến dịch quan trọng góp phần khép lại cuộc nội chiến 7 năm qua ở Syria, bởi Idlib là thành trì then chốt cuối cùng của phiến quân.
Luc luong Manh ho: Khac tinh cua khung bo Syria, ho la ai?
 Lực lượng Mãnh Hổ của quân đội Syria gây được tiếng vang, khiến kẻ thù khiếp sợ. Ảnh:Sputnik.
Bất khả chiến bại
Hoạt động ở những nơi khó khăn nhất của mặt trận, Mãnh Hổ chưa từng chịu một thất bại nào và đã nhiều lần chiến thắng trong những trận đánh ác liệt nhất của cuộc xung đột Syria.
Lực lượng Mãnh Hổ nằm trong nhóm "những sư đoàn mới", được thành lập sau khi cuộc nội chiến bùng phát năm 2011, trong bối cảnh quân đội Syria đã mất hiệu quả chiến đấu, mất tinh thần sau nhiều năm xung đột vũ trang. Hiện nay, Mãnh Hổ vẫn đóng một vai trò quan trọng trong cuộc chiến đấu của lực lượng chính phủ Syria chống lại chủ nghĩa khủng bố quốc tế và sự can thiệp của nước ngoài.
Các đơn vị của Mãnh Hổ được thành lập bởi đại tá Suheil al-Hassan theo lệnh của lãnh đạo chính phủ Syria vào mùa thu năm 2013. Theo một số nguồn tin, đơn vị đặc nhiệm mới được tài trợ bởi Rami Makhlouf, người anh em họ của Tổng thống Bashar al-Assad và là một nhà đầu tư “máu mặt”. Thành phần chính của Lực lượng Mãnh Hổ bao gồm các sĩ quan theo đạo Hồi Alawite từ Sư đoàn 4 và 11 của SAA. Tổng cục tình báo không quân Syria cũng đã tuyển dụng và đào tạo những người Alawite dân sự để tham gia lực lượng đặc biệt này.

Mời độc giả xem video: Hình ảnh hoạt động của Lực lượng Mãnh Hổ Syria

Chỉ huy tài năng
Suheil al-Hassan là nhà lãnh đạo không thể tranh cãi của Mãnh Hổ. Gần đây, ông được trao quân hàm Thiếu tướng ở tuổi 46. Sinh ra ở thành phố Jableh trên bờ biển Địa Trung Hải, Suheil al-Hassan là một người Hồi dòng Alawite, có vợ và một con trai. Ông tốt nghiệp Học viện Không quân Ả Rập Syria năm 1991, và phục vụ trong Đơn vị Hoạt động Đặc biệt của Không quân Syria và trong Tình báo Không quân. Những chiến công và lòng dũng cảm của ông đã được chứng minh qua các chiến dịch ở tỉnh Latakia và Hama năm 2013, khiến Hassan gây được chú ý của giới lãnh đạo chính trị quân sự. Vào mùa thu cùng năm, ông được giao nhiệm vụ thành lập một đơn vị lực lượng đặc biệt, chuyên phục vụ các chiến dịch tấn công.
Từ năm 2013 đến năm 2014, Mãnh Hổ dưới sự chỉ huy của tướng Suheil al-Hassan đã gây dựng được danh tiếng trong chiến dịch tấn công Đông Aleppo, giải phóng sân bay thành phố và Khu Công nghiệp Sheikh Najjar. Vào mùa hè năm 2014, họ tổ chức một loạt các chiến dịch thành công chống lại các nhóm phiến quân Jabhat an-Nusrah ở tỉnh Hama. Vào mùa thu cùng năm, Mãnh Hổ lần đầu tiên đối mặt với quân khủng bố IS. Một trong những chiến công chính của Lực lượng Mãnh Hổ là giải phóng sân bay Kuweires vào tháng 11/2015.
Mãnh Hổ cũng đã đóng vai trò quan trọng trong các lực lượng giải phóng Aleppo vào mùa hè và mùa thu năm 2016. Điều đặc biệt là họ phải chiến đấu trong thời kỳ "tạm dừng nhân đạo", khi hoạt động hỗ trợ của không quân bị giảm thiểu. Mảnh Hổ cuối cùng đã giải phóng được thành phố bằng cách từng bước đánh bật quân địch khỏi từng block nhà.
Luc luong Manh ho: Khac tinh cua khung bo Syria, ho la ai?-Hinh-2
Tướng Suheil Al Hassan gặp đại diện Nga tại căn cứ không quân Khmeimim, tỉnh Latakia, Syria. Ảnh: AP
Thành công của Lực lượng Mãnh Hổ phần lớn là do tài năng chiến lược của tướng Suheil al-Hassan. Ông có quyền lực không thể nghi ngờ với những chiến binh của mình và đã trở thành một người anh hùng dân tộc của Syria. Suheil al-Hassan đã chứng minh mình không chỉ là một chỉ huy quân sự thành công, mà còn là một nhà ngoại giao tài năng. Theo một số nguồn tin, bất kể hoạt động ở khu vực nào, ông cũng có thể liên lạc được với các gia tộc địa phương và thuyết phục họ mang lực lượng của mình gồm cả các đơn vị vũ trang, tham gia chống lại kẻ thù chung.
Cơ cấu tổ chức, trang bị vũ khí
Trong các bản tin hay báo cáo, Lực lượng Mãnh Hổ chỉ được gọi là một “tiểu đoàn”, với khoảng 1.000 binh sĩ chiến đấu, nhưng trên thực tế đây là một tiểu đoàn lực lượng đặc biệt. Không rõ thông tin chính xác về cấu trúc của Mãnh Hổ, tuy nhiên, lực lượng này được cho là bao gồm Lực lượng Báo đốm, được chỉ huy bởi Đại tá Shadi Isma'el. “Đội 6” Cheetah đã tham gia giải phóng sân bay Kuweires, và "Đội 3" tham gia bao vây IS ở đông Aleppo. Các lực lượng Mãnh Hổ cũng bao gồm Lực lượng Báo đen, chỉ huy bởi Ali Shaheen, từng tham gia vào chiến dịch giải phóng thành cổ Palmyra (tháng 3/2016).
Mãnh Hổ sử dụng cùng vũ khí như phần lớn SAA; tuy nhiên, vũ khí của họ được ưu tiên những loại hiện đại nhất do Nga cung cấp. Vào mùa hè năm 2016 trong cuộc tấn công ở Aleppo, "những con hổ" chiến đấu với súng trường AK-74M, xe tăng T-90, xe chiến đấu bộ binh "Ratnik" của Nga.

Mời độc giả xem video: Lực lượng Mãnh Hổ di chuyển từ miền nam Syria lên bao vây Idlib, chuẩn bị cho chiến dịch lớn sắp diễn ra

Khi vào chiến dịch Mãnh Hổ được ưu tiên hàng đầu, với sự hỗ trợ của pháo binh và không quân của Quân đội Syria, cũng như Lực lượng Không gian vũ trụ Nga. Các tướng lĩnh quân sự hiểu rằng "những con hổ" luôn luôn nằm ở tuyến quan trọng nhất của mặt trận, và thành công của các chiến dịch thường phụ thuộc vào họ.
Tuổi đời non trẻ, nhưng Mãnh Hổ đã chứng minh khả năng học hỏi đổi mới chiến thuật khá nhanh chóng. Ví dụ, ở tỉnh Homs họ đưa các nhóm tấn công lên tiền tuyến, ào ạt đánh gục kẻ thù, sau đó rút lui nhanh chóng và không chịu tổn thất. Quấy rối kẻ thù theo cách như vậy, những con hổ đã thành công không chỉ trong việc nắm bắt sáng kiến, phá vỡ sự tấn công của kẻ thù, mà còn buộc các tay súng “thánh chiến” rời khỏi vị trí của họ.
Mãnh Hổ duy trì liên lạc tích cực với các cố vấn quân sự Nga. Vì vậy, chắc chắn rằng các lực lượng đặc biệt này sẽ tiếp tục cải thiện năng lực quân sự, chiến thuật chiến đấu bao gồm cả việc sử dụng vũ khí mới.
Theo nguồn tin quân sự, hôm 27/8 vừa qua, lực lượng Mãnh Hổ đã rời miền nam di chuyển lên căn cứ Abu Dhuhour ở vùng ngoại ô phía tây nam Idlib. Lực lượng này mang theo một số lượng lớn xe tăng, xe bọc thép BMP và Shilkas
Theo Thu Hằng/Báo Tin tức

>> xem thêm

Bình luận(0)