Và cái tên đó là T-62M, biến thể nâng cấp 1983 của dòng xe tăng chiến đấu chủ lực T-62 do Liên Xô chế tạo trước đây, dĩ nhiên trong biên chế Quân đội chính phủ Syria (SAA) vẫn có những chiếc T-62 nhưng T-62M lại là những chiếc xe tăng mới được Nga viện trợ cho Damascus từ đầu năm nay. Sau hơn nửa năm tham chiến T-62M đã chứng minh được sức mạnh của mình dù đã có tuổi thọ hơn 30 năm. Nguồn ảnh: Conflict Intelligence.Ngay khi được biên chế xe tăng T-62M nhanh chóng xuất chiến cùng các đơn vị chủ lực của SAA trên khắp các mặt trận trọng điểm như Palmyra, Homs và vùng sa mạc trung tâm Syria. Bên cạnh đó là các dòng xe tăng chiến đấu chủ lực khác của SAA như T-90A và cả T-72B3. Nguồn ảnh: defence.ru.Sau gần 7 năm xung đột, việc Nga chuyển giao những chiếc T-62M cho Quân đội chính phủ Syria gần như là một phép màu hồi sinh lực lượng tăng thiết giáp của nước này vốn đã rệu rã khi phải gánh chịu quá nhiều tổn thất trên chiến trường. Điều này có thể thấy rõ qua việc những chiếc T-62M của Syria còn chưa kịp thay màu sơn ngụy trang đã phải lao ra ngay chiến trường. Nguồn ảnh: in24.org.Có một điều khá thú vị là dù đã lỗi thời nhưng T-62M lại khá lì lợm trước các đòn tấn công bằng tên lửa chống tăng của phiến quân IS lẫn phiến quân trên khắp các mặt trận. Có nhiều trường hợp T-62M lãnh trọn nguyên một quả tên lửa chống tăng TOW ngay bên hông thân và tháp pháo nhưng kíp chiến đấu của xe vẫn không hề hấn gì, còn xe chỉ bị hư hại bên ngoài. Nguồn ảnh: Fars News.Trên các chiến trường trọng điểm ở vùng sa mạc trung tâm Syria không phải T-90A hay T-72B3 đóng vai trò trung tâm trong các mũi thiết giáp tấn công sâu vào vùng sa mạc này mà lại là T-62M. Với số lượng xe tăng đông đảo, Quân đội Syria nhanh chóng đập tan các cứ điểm phòng thủ của IS nằm sâu trong vùng sa mạc xung quanh Palmyra và một phần của tỉnh Deir ez-Zor. Nguồn ảnh: Defence.Ru.Nhìn chung có thiết kế lỗi thời hơn nhiều so với T-90A và T-72B3 nhưng T-62M lại tỏ ra được việc hơn trên chiến trường, với sức mạnh hỏa lực tương đương và hệ thống phòng vệ vừa đủ dùng trên chiến trường sa mạc. Nguồn ảnh: Defence.Ru.Hiện tại vẫn chưa rõ số lượng T-62M Nga chuyển giao Syria là bao nhiêu nhưng chắc chắn con số này không hề nhỏ với mật độ phân bố của dòng xe tăng này trên khắp các chiến trường của Syria hiện tại. Được biết tính đến năm 2016, Nga có khoảng 2.500 chiếc T-62 nằm trong các kho dự trữ với nhiều biến thể khác nhau trong đó có T-62M. Nguồn ảnh: norilsk-city.ru.T-62M (Object 166M) là phiên bản hiện đại hóa sâu rộng trên cơ sở T-62, được ra mắt và đưa vào sản xuất hàng loạt từ năm 1983. Đến nay không chỉ T-62M mà hầu hết các dòng T-62 đều đã bị Quân đội Nga loại khỏi biên chế từ năm 2011, còn số phận của số xe tăng này sau đó còn tùy thuộc vào cách Moscow tận dụng chúng mà Syria là một ví dụ điển hình nhất. Nguồn ảnh: Vitaly Kuzmin.So với các phiên bản T-62 trước đó, T-62M được trang bị thêm tổ hợp tên lửa chống tăng dẫn đường laser Sheksna (NATO gọi là AT-12 Swinger), giáp phòng vệ thụ động BDD, động cơ V-55U có công suất 580 mã lực và máy tính đường đạn kiểu mới có cả thiết bị đo xa bằng laser. Nguồn ảnh: Vitaly Kuzmin.Vũ khí chủ lực của T-62M vẫn là pháo nòng trơn U-5TS 115mm với bọng hút khói ở 2/3 thân nòng, tốc độ bắn trung bình 4 phát/phút. Pháo được nâng cấp hệ thống ngắm bắn với hệ thống điều khiển hỏa lực Volna gồm thiết bị đo xa laser KTD-2 lắp trên thân súng chính; bổ sung máy tính đường đạn BV-62; hệ thống ổn định hai trục Meteor-M1, kính ngắm cho pháo thủ TShSM-41U... Nguồn ảnh: bastion-opk.T-62M có động cơ hiện đại hơn các biến thể T-62 ban đầu với động cơ diesel V55U công suất 620 mã lực cho phép đạt tốc độ hơn 50km/h, dự trữ hành trình với nhiên liệu phụ lên tới 450-500km. Trọng lượng của xe cũng không thay đổi quá nhiều với nguyên bản từ 37 tấn tới 40 tấn. Nguồn ảnh: bastion-opk.Quanh mặt trước tháp pháo được bổ sung module giáp tăng cường BDD có khả năng kháng chịu đạn nổ lõm chống tăng. Trên nóc xe còn được trang bị giá lắp đại liên hạng nặng 12,7mm hoặc 14,5mm. Kíp lái xe vẫn là 4 người gồm: lái xe, trưởng xe, pháo thủ, nạp đạn. Tất cả các biến thể T-62 của Nga trước đây đều không được trang bị máy nạp đạn tự động. Nguồn ảnh: bastion-opk.Trang bị giáp của xe tăng T-62 tốt hơn so với T-55, nhưng kém hơn so với T-72. Theo các tài liệu được công bố, mặt trước tháp pháo dày 242mm (chưa tính giáp BDD), 153mm sườn và 97mm ở sau đuôi tháp, 40mm trên đỉnh, 102mm nghiêng 60 độ trước thân xe (tương đương 204mm thép đặt đứng), 79mm sườn xe, 46mm đuôi xe và 20mm gầm xe. Nhìn chung lớp giáp này là khó có thể kháng cự được sức xuyên 800-900mm từ tên lửa TOW của phiến quân, còn nếu chúng sử dụng RPG-7 phiên bản đời đầu thì có khả năng chống lại được. Nguồn ảnh: bastion-opk.
Và cái tên đó là T-62M, biến thể nâng cấp 1983 của dòng xe tăng chiến đấu chủ lực T-62 do Liên Xô chế tạo trước đây, dĩ nhiên trong biên chế Quân đội chính phủ Syria (SAA) vẫn có những chiếc T-62 nhưng T-62M lại là những chiếc xe tăng mới được Nga viện trợ cho Damascus từ đầu năm nay. Sau hơn nửa năm tham chiến T-62M đã chứng minh được sức mạnh của mình dù đã có tuổi thọ hơn 30 năm. Nguồn ảnh: Conflict Intelligence.
Ngay khi được biên chế xe tăng T-62M nhanh chóng xuất chiến cùng các đơn vị chủ lực của SAA trên khắp các mặt trận trọng điểm như Palmyra, Homs và vùng sa mạc trung tâm Syria. Bên cạnh đó là các dòng xe tăng chiến đấu chủ lực khác của SAA như T-90A và cả T-72B3. Nguồn ảnh: defence.ru.
Sau gần 7 năm xung đột, việc Nga chuyển giao những chiếc T-62M cho Quân đội chính phủ Syria gần như là một phép màu hồi sinh lực lượng tăng thiết giáp của nước này vốn đã rệu rã khi phải gánh chịu quá nhiều tổn thất trên chiến trường. Điều này có thể thấy rõ qua việc những chiếc T-62M của Syria còn chưa kịp thay màu sơn ngụy trang đã phải lao ra ngay chiến trường. Nguồn ảnh: in24.org.
Có một điều khá thú vị là dù đã lỗi thời nhưng T-62M lại khá lì lợm trước các đòn tấn công bằng tên lửa chống tăng của phiến quân IS lẫn phiến quân trên khắp các mặt trận. Có nhiều trường hợp T-62M lãnh trọn nguyên một quả tên lửa chống tăng TOW ngay bên hông thân và tháp pháo nhưng kíp chiến đấu của xe vẫn không hề hấn gì, còn xe chỉ bị hư hại bên ngoài. Nguồn ảnh: Fars News.
Trên các chiến trường trọng điểm ở vùng sa mạc trung tâm Syria không phải T-90A hay T-72B3 đóng vai trò trung tâm trong các mũi thiết giáp tấn công sâu vào vùng sa mạc này mà lại là T-62M. Với số lượng xe tăng đông đảo, Quân đội Syria nhanh chóng đập tan các cứ điểm phòng thủ của IS nằm sâu trong vùng sa mạc xung quanh Palmyra và một phần của tỉnh Deir ez-Zor. Nguồn ảnh: Defence.Ru.
Nhìn chung có thiết kế lỗi thời hơn nhiều so với T-90A và T-72B3 nhưng T-62M lại tỏ ra được việc hơn trên chiến trường, với sức mạnh hỏa lực tương đương và hệ thống phòng vệ vừa đủ dùng trên chiến trường sa mạc. Nguồn ảnh: Defence.Ru.
Hiện tại vẫn chưa rõ số lượng T-62M Nga chuyển giao Syria là bao nhiêu nhưng chắc chắn con số này không hề nhỏ với mật độ phân bố của dòng xe tăng này trên khắp các chiến trường của Syria hiện tại. Được biết tính đến năm 2016, Nga có khoảng 2.500 chiếc T-62 nằm trong các kho dự trữ với nhiều biến thể khác nhau trong đó có T-62M. Nguồn ảnh: norilsk-city.ru.
T-62M (Object 166M) là phiên bản hiện đại hóa sâu rộng trên cơ sở T-62, được ra mắt và đưa vào sản xuất hàng loạt từ năm 1983. Đến nay không chỉ T-62M mà hầu hết các dòng T-62 đều đã bị Quân đội Nga loại khỏi biên chế từ năm 2011, còn số phận của số xe tăng này sau đó còn tùy thuộc vào cách Moscow tận dụng chúng mà Syria là một ví dụ điển hình nhất. Nguồn ảnh: Vitaly Kuzmin.
So với các phiên bản T-62 trước đó, T-62M được trang bị thêm tổ hợp tên lửa chống tăng dẫn đường laser Sheksna (NATO gọi là AT-12 Swinger), giáp phòng vệ thụ động BDD, động cơ V-55U có công suất 580 mã lực và máy tính đường đạn kiểu mới có cả thiết bị đo xa bằng laser. Nguồn ảnh: Vitaly Kuzmin.
Vũ khí chủ lực của T-62M vẫn là pháo nòng trơn U-5TS 115mm với bọng hút khói ở 2/3 thân nòng, tốc độ bắn trung bình 4 phát/phút. Pháo được nâng cấp hệ thống ngắm bắn với hệ thống điều khiển hỏa lực Volna gồm thiết bị đo xa laser KTD-2 lắp trên thân súng chính; bổ sung máy tính đường đạn BV-62; hệ thống ổn định hai trục Meteor-M1, kính ngắm cho pháo thủ TShSM-41U... Nguồn ảnh: bastion-opk.
T-62M có động cơ hiện đại hơn các biến thể T-62 ban đầu với động cơ diesel V55U công suất 620 mã lực cho phép đạt tốc độ hơn 50km/h, dự trữ hành trình với nhiên liệu phụ lên tới 450-500km. Trọng lượng của xe cũng không thay đổi quá nhiều với nguyên bản từ 37 tấn tới 40 tấn. Nguồn ảnh: bastion-opk.
Quanh mặt trước tháp pháo được bổ sung module giáp tăng cường BDD có khả năng kháng chịu đạn nổ lõm chống tăng. Trên nóc xe còn được trang bị giá lắp đại liên hạng nặng 12,7mm hoặc 14,5mm. Kíp lái xe vẫn là 4 người gồm: lái xe, trưởng xe, pháo thủ, nạp đạn. Tất cả các biến thể T-62 của Nga trước đây đều không được trang bị máy nạp đạn tự động. Nguồn ảnh: bastion-opk.
Trang bị giáp của xe tăng T-62 tốt hơn so với T-55, nhưng kém hơn so với T-72. Theo các tài liệu được công bố, mặt trước tháp pháo dày 242mm (chưa tính giáp BDD), 153mm sườn và 97mm ở sau đuôi tháp, 40mm trên đỉnh, 102mm nghiêng 60 độ trước thân xe (tương đương 204mm thép đặt đứng), 79mm sườn xe, 46mm đuôi xe và 20mm gầm xe. Nhìn chung lớp giáp này là khó có thể kháng cự được sức xuyên 800-900mm từ tên lửa TOW của phiến quân, còn nếu chúng sử dụng RPG-7 phiên bản đời đầu thì có khả năng chống lại được. Nguồn ảnh: bastion-opk.