Sau khi Chiến tranh Thế giới thứ hai kết thúc, nước Đức bị chia làm bốn vùng và bị chiếm đóng bởi Anh, Pháp, Mỹ, Liên Xô. Tuy nhiên cả bốn nước này đều đòi... chia Berlin và tình trạng trớ trêu xảy ra khi Berlin dù nằm giữa vùng do Liên Xô kiểm soát lại bị chia nhỏ cho ba nước phương Tây kể trên như trong hình.Cuộc phong toả Berlin bắt đầu khi Anh, Pháp và Mỹ bắt tay nhau để đơn phương cải cách tiền tệ ở Tây Đức và Tây Berlin bất chấp sự phản đối từ Moscow. Để đáp trả, mọi tuyến đường bộ, đường thuỷ và đường sắt ra và vào Berlin đều bị Liên Xô khoá chặt.Duy nhất còn ba hành lang hàng không được Liên Xô để "chừa" lại cho Anh, Pháp và Mỹ sử dụng làm tuyến đường giao thông độc đạo ra - vào Tây Berlin. Đây cũng chính là cứu cánh của Phương Tây khi một cầu hàng không tiếp viện hàng hoá ngay lập tức được thiết lập.Phương Tây quyết không nhượng bộ Liên Xô và một loạt các loại máy bay vận tải từ C-47 và C-54 đã được huy động. Mọi loại nhu yếu phẩm đều được cho vào danh sách, từng cái kim, sợi chỉ cho tới cả... xe hơi đều được không vận vào Tây Berlin qua ngả đường độc đạo này.Chỉ trong ngày đầu tiên, Không quân Mỹ huy động sự hỗ trợ của cả phi công Anh, Pháp đã mang được 80 tấn hàng vào Tây Berlin. Phương Tây lo ngại rằng đến một ngày nào đó, Moscow cũng... đóng nốt cả ba tuyến đường không này nên huy động càng nhiều hàng hoá được vận chuyển từ Tây Đức vào Tây Berlin để dự trữ càng tốt.Các nhu yếu phẩm cơ bản nhất của con người như sữa, thức ăn cho tới quần áo đều được chuyển bằng đường hàng không tới Tây Berlin cho thấy quyết tâm không nhượng bộ của Anh, Pháp và Mỹ.Thời gian này, việc tái xây dựng lại Tây Berlin vốn bị phá huỷ từ sau Chiến tranh Thế giới thứ hai cũng bị đình trệ lại, mọi chuyến hàng đều ưu tiên vận chuyển lương thực để dự trữ.Theo ước tính, trong thời gian phong tỏa Tây Berlin cần tới khoảng 2000 tấn lương thực mỗi ngày. Số lương thực này nếu được làm khô, đóng gói chặt hết cỡ có thể giảm trọng lượng xuống còn... 600 tấn.Tuy nhiên những thứ không thể làm khô và đóng gói lại được như sữa tươi buộc phải vận chuyển nguyên trạng. Ban đầu, người ta vận chuyển sữa tươi trong chai nhưng về sau các máy bay được thiết kế các thùng phi đặc biệt, sữa tươi được cho vào thùng và chở tới nơi mới chắt ra chai.Để giảm thời gian cho mỗi chuyến bay, một lộ trình lạ lùng nhất trong lịch sử cũng đã được Anh, Pháp và Mỹ vạch ra. Đó là cho máy bay bay ở độ cao cực kỳ thấp, giúp thời gian lấy độ cao khi cất cánh và giảm độ cao khi hạ cánh được tiết kiệm đáng kể.Độ cao trung bình của các máy bay vận tải thực hiện các chuyến bay tiếp tế vào Tây Berlin chỉ là 300 mét tới khoảng 1500 mét. Độ cao này cực kỳ tốn nhiên liệu khi bay nhưng lại đảm bảo thời gian bay ngắn nhất có thể.Mùa đông năm 1948 còn khiến cho mọi việc trở nên tệ hại hơn khi không những lương thực, thực phẩm mà... than để sưởi ấm cũng thành một mặt hàng tiếp tế không thể thiếu. Việc cho thêm than vào danh sách hàng hoá viện trợ khiến mỗi ngày cần ít nhất 6000 tấn hàng vào được Tây Berlin.Anh, Pháp và Mỹ có hàng nghìn máy bay vận tải ở châu Âu nhưng sức chứa của Tây Berlin là có hạn. Lúc này bên trong Tây Berlin chỉ có đúng ba đường băng tiêu chuẩn dành cho máy bay vận tải. Từng khoảng trống trong sân bay cũng được tính toán sử dụng triệt để làm nơi bốc xếp hàng hoá.Ngày 12/4/1949, Liên Xô bỏ cấm trên bộ với phương Tây, ngay lập tức một đoàn xe vận tải của Anh xuất phát đúng lúc 00:00 phút đêm ngày 12 rạng sáng 13/4 và có mặt ở Tây Berlin lúc 05:32 phút. Tuy nhiên các tuyến không vận hàng hoá vẫn tiếp tục được duy trì thêm nhiều tháng nữa trước khi chính thức kết thúc.Tổng cộng, chiến dịch cứu trợ bằng đường không này đã tốn khoảng 500 triệu USD, chi phí được Anh, Pháp và Mỹ chia nhau. Nếu quy ra tỉ giá hiện tại, toàn bộ chiến dịch này sẽ có giá tương đương với khoảng... 5,2 tỷ USD và kéo theo nó là cuộc đối đầu quân sự sau đó giữa Liên Xô và phương Tây trong suốt Chiến tranh Lạnh. Mời độc giả xem Video: Bãi chiến trường Berlin sau khi Chiến tranh Thế giới thứ hai kết thúc.
Sau khi Chiến tranh Thế giới thứ hai kết thúc, nước Đức bị chia làm bốn vùng và bị chiếm đóng bởi Anh, Pháp, Mỹ, Liên Xô. Tuy nhiên cả bốn nước này đều đòi... chia Berlin và tình trạng trớ trêu xảy ra khi Berlin dù nằm giữa vùng do Liên Xô kiểm soát lại bị chia nhỏ cho ba nước phương Tây kể trên như trong hình.
Cuộc phong toả Berlin bắt đầu khi Anh, Pháp và Mỹ bắt tay nhau để đơn phương cải cách tiền tệ ở Tây Đức và Tây Berlin bất chấp sự phản đối từ Moscow. Để đáp trả, mọi tuyến đường bộ, đường thuỷ và đường sắt ra và vào Berlin đều bị Liên Xô khoá chặt.
Duy nhất còn ba hành lang hàng không được Liên Xô để "chừa" lại cho Anh, Pháp và Mỹ sử dụng làm tuyến đường giao thông độc đạo ra - vào Tây Berlin. Đây cũng chính là cứu cánh của Phương Tây khi một cầu hàng không tiếp viện hàng hoá ngay lập tức được thiết lập.
Phương Tây quyết không nhượng bộ Liên Xô và một loạt các loại máy bay vận tải từ C-47 và C-54 đã được huy động. Mọi loại nhu yếu phẩm đều được cho vào danh sách, từng cái kim, sợi chỉ cho tới cả... xe hơi đều được không vận vào Tây Berlin qua ngả đường độc đạo này.
Chỉ trong ngày đầu tiên, Không quân Mỹ huy động sự hỗ trợ của cả phi công Anh, Pháp đã mang được 80 tấn hàng vào Tây Berlin. Phương Tây lo ngại rằng đến một ngày nào đó, Moscow cũng... đóng nốt cả ba tuyến đường không này nên huy động càng nhiều hàng hoá được vận chuyển từ Tây Đức vào Tây Berlin để dự trữ càng tốt.
Các nhu yếu phẩm cơ bản nhất của con người như sữa, thức ăn cho tới quần áo đều được chuyển bằng đường hàng không tới Tây Berlin cho thấy quyết tâm không nhượng bộ của Anh, Pháp và Mỹ.
Thời gian này, việc tái xây dựng lại Tây Berlin vốn bị phá huỷ từ sau Chiến tranh Thế giới thứ hai cũng bị đình trệ lại, mọi chuyến hàng đều ưu tiên vận chuyển lương thực để dự trữ.
Theo ước tính, trong thời gian phong tỏa Tây Berlin cần tới khoảng 2000 tấn lương thực mỗi ngày. Số lương thực này nếu được làm khô, đóng gói chặt hết cỡ có thể giảm trọng lượng xuống còn... 600 tấn.
Tuy nhiên những thứ không thể làm khô và đóng gói lại được như sữa tươi buộc phải vận chuyển nguyên trạng. Ban đầu, người ta vận chuyển sữa tươi trong chai nhưng về sau các máy bay được thiết kế các thùng phi đặc biệt, sữa tươi được cho vào thùng và chở tới nơi mới chắt ra chai.
Để giảm thời gian cho mỗi chuyến bay, một lộ trình lạ lùng nhất trong lịch sử cũng đã được Anh, Pháp và Mỹ vạch ra. Đó là cho máy bay bay ở độ cao cực kỳ thấp, giúp thời gian lấy độ cao khi cất cánh và giảm độ cao khi hạ cánh được tiết kiệm đáng kể.
Độ cao trung bình của các máy bay vận tải thực hiện các chuyến bay tiếp tế vào Tây Berlin chỉ là 300 mét tới khoảng 1500 mét. Độ cao này cực kỳ tốn nhiên liệu khi bay nhưng lại đảm bảo thời gian bay ngắn nhất có thể.
Mùa đông năm 1948 còn khiến cho mọi việc trở nên tệ hại hơn khi không những lương thực, thực phẩm mà... than để sưởi ấm cũng thành một mặt hàng tiếp tế không thể thiếu. Việc cho thêm than vào danh sách hàng hoá viện trợ khiến mỗi ngày cần ít nhất 6000 tấn hàng vào được Tây Berlin.
Anh, Pháp và Mỹ có hàng nghìn máy bay vận tải ở châu Âu nhưng sức chứa của Tây Berlin là có hạn. Lúc này bên trong Tây Berlin chỉ có đúng ba đường băng tiêu chuẩn dành cho máy bay vận tải. Từng khoảng trống trong sân bay cũng được tính toán sử dụng triệt để làm nơi bốc xếp hàng hoá.
Ngày 12/4/1949, Liên Xô bỏ cấm trên bộ với phương Tây, ngay lập tức một đoàn xe vận tải của Anh xuất phát đúng lúc 00:00 phút đêm ngày 12 rạng sáng 13/4 và có mặt ở Tây Berlin lúc 05:32 phút. Tuy nhiên các tuyến không vận hàng hoá vẫn tiếp tục được duy trì thêm nhiều tháng nữa trước khi chính thức kết thúc.
Tổng cộng, chiến dịch cứu trợ bằng đường không này đã tốn khoảng 500 triệu USD, chi phí được Anh, Pháp và Mỹ chia nhau. Nếu quy ra tỉ giá hiện tại, toàn bộ chiến dịch này sẽ có giá tương đương với khoảng... 5,2 tỷ USD và kéo theo nó là cuộc đối đầu quân sự sau đó giữa Liên Xô và phương Tây trong suốt Chiến tranh Lạnh.
Mời độc giả xem Video: Bãi chiến trường Berlin sau khi Chiến tranh Thế giới thứ hai kết thúc.