Sau Chiến tranh Thế giới thứ hai, Nhật Bản và Đức đều chịu cảnh hoang tàn đổ nát và bại trận thảm hại. Tuy cùng đầu hàng Đồng minh vô điều kiện, tuy nhiên cả hai quốc gia này lại có những điểm khác biệt căn bản khi Đức vẫn duy trì quân đội thường trực, còn Nhật thì không. Nguồn ảnh: Theatlantics.Mặc dù, Nhật Bản cũng có cái gọi là "Lực lượng Phòng vệ" - một danh từ để chỉ một lực lượng được tổ chức giống với lực lượng vũ trang, tuy nhiên được "cải trang" dưới một cái tên khác không phải là quân đội và những người lính phục vụ trong Lực lượng Phòng vệ cũng không được coi là binh sĩ mà được coi như... công chức nhà nước. Nguồn ảnh: Theatlantics.Ngoài ra, kể từ khi được thành lập vào thập niên 50 của thế kỷ trước, do không phải là một lực lượng quân đội "danh chính ngôn thuận" nên Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản cũng không có chế độ nghĩa vụ quân sự bắt buộc mà chỉ nhận người tình nguyện. Nguồn ảnh: Theatlantics.Thực tế thì Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản ngoài cái tên khá "lạ tai" thì hoàn toàn có cơ cấu tổ chức giống một lực lượng quân đội với Lục quân - Lực lượng Phòng vệ Mặt đất; Không quân - Lực lượng Phòng vệ Trên không; Hải quân - Lực lượng Phòng vệ Trên biển. Nguồn ảnh: WW2database.Điểm quan trọng nhất đó là hiến pháp Nhật Bản quy định rõ, Lực lượng Phòng vệ của Nhật Bản chỉ là một lực lượng mang tính phòng thủ. Nghĩa là phương tiện cũng như trang thiết bị của lực lượng này sẽ bị giới hạn, không cho phép Lực lượng Phòng vệ của Nhật tham chiến ở nước ngoài. Nguồn ảnh: Tube.Ví dụ như với các loại tàu chiến, Nhật bị giới hạn về tầm hoạt động và độ giãn nước rất nghiêm ngặt. Với các loại máy bay vận tải, tầm bay cũng bị giới hạn rất hạn chế và khó có thể bay đi bất cứ quốc gia nào khác trừ một vài nước lân cận. Thêm vào đó, quân số của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản cũng bị giới hạn.Nguồn ảnh: Shogun.Mãi tới những năm 2000, do tình hình căng thẳng ở khu vực Đông Bắc Á leo thang, Nhật mới bắt đầu mở rộng quy mô của Lực lượng Phòng vệ, đầu tư trang bị các loại vũ khí hiện đại đời mới, tăng khả năng hoạt động ở nước ngoài và mới đây nhất là tái tổ chức lại Lực lượng Đổ bộ Phản ứng nhanh - một dạng của Thuỷ quân Lục chiến. Nguồn ảnh: Tube.Giống với người "đồng đội" cùng chiến tuyến của mình, Đức cũng thua trận trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Tuy nhiên, số phận của nước Đức thậm chí còn thê thảm hơn Nhật khi quốc gia này bị chia đôi bởi hai phe với một bên là Liên Xô, một bên là Anh - Pháp - Mỹ. Nguồn ảnh: Historycretical..Việc một quốc gia bị chia đôi và căng thẳng xung đột ý thức hệ ở châu Âu càng ngày càng tăng cao dẫn tới việc một cuộc chiến tranh mới - rất có thể sẽ là Chiến tranh Thế giới thứ ba khiến cho cả Liên Xô lẫn phe Anh - Pháp - Mỹ đều đổ tiền của để tái trang bị cũng như củng cố lại quân đội của Đông Đức và Tây Đức ngay lập tức. Nguồn ảnh: Theatlantics.Thời điểm những năm 50 của thế kỷ trước, có rất nhiều quân nhân từng phục vụ trong quân đội Đức quốc xã tiếp tục đường binh nghiệp của mình trong Quân đội của cả Đông Đức lẫn Tây Đức. Tuy nhiên giờ đây, họ lại tham gia vào một cuộc chiến ý thức hệ chứ không phải là một cuộc chiến mang tính dân tộc như trước. Nguồn ảnh: Theatlantics.Trong hình, Quân đội Đông Đức và Tây Đức kéo xe tăng ra... gằm ghè nhau ở giữa Berlin - nơi có giới tuyến chia đôi quốc gia này được các nước thắng trận vạch ra ở hội nghị Yalta. Nguồn ảnh: Theatlantics.Về cơ bản, Quân đội của cả Đông Đức lẫn Tây Đức đều bị giới hạn giống Nhật Bản, tuy nhiên không chặt chẽ bằng vì căng thẳng ở Tây Đức thời Chiến tranh Lạnh là cực kỳ lớn. Cụ thể, trong điều 87A hiến pháp Tây Đức cũng có ngụ ý tương đồng với Điều XI hiến pháp Nhật, theo đó, quân đội nước này chỉ "có mục đích phòng thủ". Nguồn ảnh: Theatlantics.Ngoài ra, mọi thông tin về quân đội của Tây Đức như quân số, cơ cấu tổ chức, số lượng khí tài, trang bị, ngân sách, sách lược,... đều phải được công khai với các nước thuộc phe Anh - Pháp - Mỹ. Điều tương tự cũng xảy ra ở phía quân đội Đông Đức, thậm chí Liên Xô còn can thiệp vào sâu hơn. Ảnh: Một phụ nữ Đông Đức chạy qua Tây Đức, quân đội hai bên đang gằm ghè nhau tại vạch giới tuyến về việc người phụ nữ này "vượt biên". Nguồn ảnh: Theatlantics.Vậy nên, có thể nói về cơ bản cả Quân đội Đông Đức, Tây Đức và Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản đều bị hạn chế như nhau, đều mất hoàn toàn quyền tự chủ, tự lực về mặt quân sự, quốc phòng. Dù mang danh là "lực lượng phòng thủ", tuy nhiên cả Đông Đức, Tây Đức và Nhật Bản ban đầu đều có lực lượng rất mỏng, khó có thể tự tác chiến khi bị xâm lược mà chủ yếu phải dựa dẫm vào các lực lượng quân đội nước ngoài đóng quân bên trong lãnh thổ của mình. Ảnh: Lính Đông Đức (xa) và Tây Đức khi Bức tường Berlin bị đập bỏ năm 1989. Nguồn ảnh: Theatlantics. Mời độc giả xem video: Quân đội Nhân dân Đông Đức tập trận.
Sau Chiến tranh Thế giới thứ hai, Nhật Bản và Đức đều chịu cảnh hoang tàn đổ nát và bại trận thảm hại. Tuy cùng đầu hàng Đồng minh vô điều kiện, tuy nhiên cả hai quốc gia này lại có những điểm khác biệt căn bản khi Đức vẫn duy trì quân đội thường trực, còn Nhật thì không. Nguồn ảnh: Theatlantics.
Mặc dù, Nhật Bản cũng có cái gọi là "Lực lượng Phòng vệ" - một danh từ để chỉ một lực lượng được tổ chức giống với lực lượng vũ trang, tuy nhiên được "cải trang" dưới một cái tên khác không phải là quân đội và những người lính phục vụ trong Lực lượng Phòng vệ cũng không được coi là binh sĩ mà được coi như... công chức nhà nước. Nguồn ảnh: Theatlantics.
Ngoài ra, kể từ khi được thành lập vào thập niên 50 của thế kỷ trước, do không phải là một lực lượng quân đội "danh chính ngôn thuận" nên Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản cũng không có chế độ nghĩa vụ quân sự bắt buộc mà chỉ nhận người tình nguyện. Nguồn ảnh: Theatlantics.
Thực tế thì Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản ngoài cái tên khá "lạ tai" thì hoàn toàn có cơ cấu tổ chức giống một lực lượng quân đội với Lục quân - Lực lượng Phòng vệ Mặt đất; Không quân - Lực lượng Phòng vệ Trên không; Hải quân - Lực lượng Phòng vệ Trên biển. Nguồn ảnh: WW2database.
Điểm quan trọng nhất đó là hiến pháp Nhật Bản quy định rõ, Lực lượng Phòng vệ của Nhật Bản chỉ là một lực lượng mang tính phòng thủ. Nghĩa là phương tiện cũng như trang thiết bị của lực lượng này sẽ bị giới hạn, không cho phép Lực lượng Phòng vệ của Nhật tham chiến ở nước ngoài. Nguồn ảnh: Tube.
Ví dụ như với các loại tàu chiến, Nhật bị giới hạn về tầm hoạt động và độ giãn nước rất nghiêm ngặt. Với các loại máy bay vận tải, tầm bay cũng bị giới hạn rất hạn chế và khó có thể bay đi bất cứ quốc gia nào khác trừ một vài nước lân cận. Thêm vào đó, quân số của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản cũng bị giới hạn.Nguồn ảnh: Shogun.
Mãi tới những năm 2000, do tình hình căng thẳng ở khu vực Đông Bắc Á leo thang, Nhật mới bắt đầu mở rộng quy mô của Lực lượng Phòng vệ, đầu tư trang bị các loại vũ khí hiện đại đời mới, tăng khả năng hoạt động ở nước ngoài và mới đây nhất là tái tổ chức lại Lực lượng Đổ bộ Phản ứng nhanh - một dạng của Thuỷ quân Lục chiến. Nguồn ảnh: Tube.
Giống với người "đồng đội" cùng chiến tuyến của mình, Đức cũng thua trận trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Tuy nhiên, số phận của nước Đức thậm chí còn thê thảm hơn Nhật khi quốc gia này bị chia đôi bởi hai phe với một bên là Liên Xô, một bên là Anh - Pháp - Mỹ. Nguồn ảnh: Historycretical..
Việc một quốc gia bị chia đôi và căng thẳng xung đột ý thức hệ ở châu Âu càng ngày càng tăng cao dẫn tới việc một cuộc chiến tranh mới - rất có thể sẽ là Chiến tranh Thế giới thứ ba khiến cho cả Liên Xô lẫn phe Anh - Pháp - Mỹ đều đổ tiền của để tái trang bị cũng như củng cố lại quân đội của Đông Đức và Tây Đức ngay lập tức. Nguồn ảnh: Theatlantics.
Thời điểm những năm 50 của thế kỷ trước, có rất nhiều quân nhân từng phục vụ trong quân đội Đức quốc xã tiếp tục đường binh nghiệp của mình trong Quân đội của cả Đông Đức lẫn Tây Đức. Tuy nhiên giờ đây, họ lại tham gia vào một cuộc chiến ý thức hệ chứ không phải là một cuộc chiến mang tính dân tộc như trước. Nguồn ảnh: Theatlantics.
Trong hình, Quân đội Đông Đức và Tây Đức kéo xe tăng ra... gằm ghè nhau ở giữa Berlin - nơi có giới tuyến chia đôi quốc gia này được các nước thắng trận vạch ra ở hội nghị Yalta. Nguồn ảnh: Theatlantics.
Về cơ bản, Quân đội của cả Đông Đức lẫn Tây Đức đều bị giới hạn giống Nhật Bản, tuy nhiên không chặt chẽ bằng vì căng thẳng ở Tây Đức thời Chiến tranh Lạnh là cực kỳ lớn. Cụ thể, trong điều 87A hiến pháp Tây Đức cũng có ngụ ý tương đồng với Điều XI hiến pháp Nhật, theo đó, quân đội nước này chỉ "có mục đích phòng thủ". Nguồn ảnh: Theatlantics.
Ngoài ra, mọi thông tin về quân đội của Tây Đức như quân số, cơ cấu tổ chức, số lượng khí tài, trang bị, ngân sách, sách lược,... đều phải được công khai với các nước thuộc phe Anh - Pháp - Mỹ. Điều tương tự cũng xảy ra ở phía quân đội Đông Đức, thậm chí Liên Xô còn can thiệp vào sâu hơn. Ảnh: Một phụ nữ Đông Đức chạy qua Tây Đức, quân đội hai bên đang gằm ghè nhau tại vạch giới tuyến về việc người phụ nữ này "vượt biên". Nguồn ảnh: Theatlantics.
Vậy nên, có thể nói về cơ bản cả Quân đội Đông Đức, Tây Đức và Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản đều bị hạn chế như nhau, đều mất hoàn toàn quyền tự chủ, tự lực về mặt quân sự, quốc phòng. Dù mang danh là "lực lượng phòng thủ", tuy nhiên cả Đông Đức, Tây Đức và Nhật Bản ban đầu đều có lực lượng rất mỏng, khó có thể tự tác chiến khi bị xâm lược mà chủ yếu phải dựa dẫm vào các lực lượng quân đội nước ngoài đóng quân bên trong lãnh thổ của mình. Ảnh: Lính Đông Đức (xa) và Tây Đức khi Bức tường Berlin bị đập bỏ năm 1989. Nguồn ảnh: Theatlantics.
Mời độc giả xem video: Quân đội Nhân dân Đông Đức tập trận.