Kế hoạch ám sát Ngô Đình Diệm cùng khẩu tiểu liên MAT-49 cưa nòng của Đại tá "Mười Thương"

Google News

(Kiến Thức) - Đại tá Phan Văn Điền - tức Mười Thương - người từng 3 lần tổ chức ám sát Ngô Đình Diệm vừa từ trần vào ngày 5/5/2020. Lịch sử sẽ còn nhắc mãi đến Đại tá Mười Thương với kế hoạch, quá trình ám sát tổng thống VNCH với cùng "Phát súng trên cao nguyên" định mệnh. 
 
 

Đại tá Phan Văn Điền (Mười Thương - Triệu Thiên Thương) đã từ trần vào ngày 5/5/2020. Ông sinh 18/8/1935, cán bộ hưu trí, Huy hiệu 60 năm tuổi Đảng, nguyên Phó Trưởng ban Nội chính Tỉnh ủy, nguyên Trưởng ban Tôn giáo tỉnh Tây Ninh, nguyên Trưởng phòng nghiên cứu tổng hợp ty Công an Tây Ninh (nay là phòng tham mưu Công an Tây Ninh).

Từ khi lên 10 tuổi, đại tá Phan Văn Điền đã lưu lạc vào Nam, rồi tham gia cách mạng ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Sài Gòn - Gia Định và tỉnh Tây Ninh.

Ke hoach am sat Ngo Dinh Diem cung khau tieu lien MAT-49 cua nong cua Dai ta “Muoi Thuong“
Ông Hà Minh Trí qua đời ở tuổi 85. Ảnh: Son Nhung.

Nhiều người đã biết đến ông với tên gọi Hà Minh Trí trong vụ án ám sát Ngô Đình Diệm - tổng thống VNCH tại Hội chợ Buôn Ma Thuột năm 1957.

Hai lần giăng lưới... hụt
Vào ngày 20/10/1956, tại căn cứ ấp Rỗng Tượng, Gò Dầu, Tây Ninh, đồng chí Lâm Kiếm Xếp - Trưởng ban Địch tình Tỉnh ủy Tây Ninh được giao nhiệm vụ tổ chức ám sát Ngô Đình Diệm khi lên thăm Tòa Thánh Tây Ninh để ký thỏa ước Bính Thân với giáo phái Cao Đài Tây Ninh.
Tuy nhiên, do thời gian quá gấp gáp và thiếu thông tin tình báo mang tính chiến lược nên ban Địch tình Tỉnh ủy Tây Ninh không thể nắm rõ được thời gian đi lại, địa điểm xuất hiện của Ngô Đình Diệm và không thể tổ chức ám sát theo lệnh của trên.
Tới Noel năm 1956, theo như thông lệ của hai năm trước đó, vào đúng 12h đêm Noel ngày 24/12, Ngô Đình Diệm đều xuất hiện ở Nhà thờ Đức Bà dự lễ mừng "Thiên Chúa giáng sinh". Lần này, cơ quan địch tình của ta có tay trong là một phiên dịch cho Cơ quan Viện trợ Mỹ được cho là sẽ có mặt bên cạnh Ngô Đình Diệm và sẵn sàng giúp đỡ thực hiện vụ ám sát nên chuẩn bị mọi công tác để tiến hành.
Đại tá Mười Thương khi ấy dùng tên Hà Minh Trí, được lựa chọn làm người nổ phát súng kết liễu Ngô Đình Diệm theo đúng kế hoạch. Đáng tiếc là vào phút chót, khi mà Hà Minh Trí tiếp cận sát gia đình Diệm - Nhu chỉ 12 mét trong lúc cử hành nghi lễ thì Ngô Đình Diệm lại không xuất hiện.
Ngày hôm sau, báo chí Sài Gòn đưa tin Ngô Đình Diệm đến dự lễ cầu nguyện tại Đức Huệ - Long An thay vì xuất hiện ở Nhà thờ Đức Bà như thông lệ trước đó.
Cả hai lần thực hiện ám sát hụt này, Hà Minh Trí đều xung phong làm người nổ phát súng kết liễu Ngô Đình Diệm nhưng đều... chưa có duyên gặp được mục tiêu.
Lần ám sát thứ ba, súng nổ nhưng... sai người! 
Đầu năm 1957, Ngô Đình Diệm dự lễ và cắt băng khánh thành Hộ chợ Kinh tế Trung phần Cao nguyên tại Buôn Mê Thuật. Thông tin được ban địch tình nắm rõ.
Nhận thấy đây là thời cơ ngàn vàng, ban địch tình bố trí vỏ bọc cho Hà Minh Trí làm một thương nhân từ Tây Ninh lên dự hội trợ. Kèm theo sự giúp đỡ của lực lượng thân cách mạng trong hàng ngũ cận vệ tổng thống, chuẩn bị sẵn sàng vũ khí để tuồn vào bên trong khu vực an ninh của Ngô Đình Diệm.
Đúng 9 giờ sáng ngày 22/2/1957, Ngô Đình Diệm dẫn đầu đoàn đại biểu tiến vào lễ đài dưới sự bảo vệ nghiêm ngặt của cận vệ và mật thám. Ngay khi tiếng hô chào cờ vang lên, Hà Minh Trí nhanh tay rút khẩu MAT-49 cưa nòng cưa báng nhắm thẳng Ngô Đình Diệm nhả đạn.
Đáng tiếc là khẩu tiểu liên từ thời Kháng chiến Chống Pháp này chỉ nổ được hai viên đạn trước khi... kẹt. Hà Minh Trí giữa vòng vây của cận vệ Ngô Đình Diệm không có cơ hội lên đạn bắn loạt thứ hai mà bị bắt ngay sau đó.
Hai phát đạn của Hà Minh Trí đi lệch mục tiêu, bắn trúng vào Bộ trưởng Cải cách Điền địa Đỗ Văn Công, Ngô Đình Diệm may mắn thoát chết và bình an vô sự.
Ke hoach am sat Ngo Dinh Diem cung khau tieu lien MAT-49 cua nong cua Dai ta “Muoi Thuong“-Hinh-2
Khẩu tiểu liên MAT-49 với đầy đủ nòng dài và báng súng. Ảnh: Museum.
Súng tiểu liên MAT-49

Đây là loại tiểu liên cực kỳ nổi tiếng do Pháp sản xuất từ năm 1949 để thay thế cho khẩu MAS-38 khi đó đã được coi là lỗi thời.

Khẩu tiểu liên này sử dụng cỡ đạn 9x19mm, có trọng lượng 3,5 kg khi không mang theo hộp tiếp đạn và có tốc độ bắn tối đa vào khoảng 600 viên mỗi phút.
Để đảm bảo bí mật khi cất giấu trong người cũng như có thể tuồn được khẩu tiểu liên này qua con mắt cú vọ của đám mật vụ tổng thống, khẩu MAT-49 của Hà Minh Trí đã được cưa nòng, cưa báng và có chiều dài chỉ còn 30cm - thuận tiện cho việc cất giấu dưới lớp áo khoác mỏng.
Đáng tiếc là do súng không có báng để tỳ, nòng được cưa bằng tay nên tính kỹ thuật của súng không còn được đảm bảo đã dẫn đến việc viên đạn đi chệch mục tiêu ở khoảng cách chỉ vài chục mét cũng như khiến súng bị hóc chỉ sau hai phát bắn.
Cuộc sống sau khi bị bắt
Sau khi bị bắt ông bị địch đưa về Sài Gòn để thẩm vấn, tuy nhiên do hoạt động cách mạng rất kín kẽ và giữ vững lời khai trước sau như một, Hà Minh Trí đã khiến địch tin rằng ông ra tay sát hại Ngô Đình Diệm là vì lý do xung đột tôn giáo giữa gia đình họ Ngô cùng với đạo Cao Đài, hoàn toàn không liên quan tới cách mạng.
Cũng nhờ vỏ bọc này, sau khi bị bắt giam ông được giam giữ ở Sài Gòn với chế độ đãi ngộ khá tốt như một tù nhân chính trị đối lập. Tới năm 1963 ông bị chuyển ra Côn Đảo.
Trờ về với đồng đội và được vinh danh
Sau cuộc đảo chính xảy ra ở Sài Gòn năm 1963 dẫn đến cái chết của Ngô Đình Diệm, Hà Minh Trí được tuyên bố trả tự do bởi khi này, phe đối lập chống đối Ngô Đình Diệm đã giành được chính quyền và coi Hà Minh Trí là "người cùng phe".
Hà Minh Trí chính thức được trả tự do vào tháng 3/1965 sau 8 năm 16 ngày bị giam giữ. Chỉ ba ngày sau khi được tự do, ông đã bắt được liên lạc với Đặc khu ủy Sài Gòn - Gia Định và được bố trí tiếp tục công tác phục vụ cách mạng ở ban an ninh khu Sài Gòn - Gia Định dưới cái tên mới là Nguyễn Văn Điền.
Ke hoach am sat Ngo Dinh Diem cung khau tieu lien MAT-49 cua nong cua Dai ta “Muoi Thuong“-Hinh-3
Hà Minh Trí bị địch bắt giữ tại Buôn Ma Thuột sau khi nổ hai phát súng ám sát Ngô Đình Diệm. Ảnh: Tư liệu.
Từ đó, ông tiếp tục công tác trong lực lượng công an, tới năm 1989 được phân công làm phó Ban nội chính Tỉnh ủy Tây Ninh, năm 1992 ông nhận nhiệm vụ Trưởng ban Tôn giáo Tây Ninh.
Năm 1999, ông nghỉ hưu và về sống cùng gia đình ở thị xã Tây Ninh.
Ông được Chủ tịch nước trao tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân năm 2005.

Video Kỷ niệm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Nguồn: GDQP.


Tuấn Anh

>> xem thêm

Bình luận(0)