Thông tin về việc Israel bán lô 29 tiêm kích F-16 cho một công ty tư nhân của Canada đã khiến nhiều người bất ngờ, nhất là với mức giá quá rẻ của chúng.Cụ thể, toàn bộ lô hàng 29 chiếc tiêm kích qua sử dụng này được Israel bán cho đối tác nước ngoài với giá tổng cộng chỉ 100 triệu USD - tương đương với khoảng 3,3 triệu USD cho mỗi chiếc.Đây là mức giá quá hời và nhiều người tin rằng, các lô hàng "bán thanh lý" máy bay chiến đấu F-16 của Israel sau này sẽ là cơ hội tốt cho các lực lượng không quân trên thế giới.Tuy nhiên, các chuyên gia quân sự khẳng định, lô hàng tiêm kích F-16 giá rẻ thực chất không "ngon ăn" như mọi người nhầm tưởng.Nhìn qua, có thể thấy việc sở hữu chiến đấu cơ F-16 với cái giá chỉ hơn 3 triệu USD cho mỗi chiếc rõ ràng là một món hời lớn. Tuy nhiên vấn đề không chỉ dừng lại ở đó.Việc sở hữu một chiến đấu cơ đòi hỏi rất nhiều yêu cầu, và một trong số đó là hiện trạng của tiêm kích - nhất là khi mua hàng "đã qua sử dụng" như trong trường hợp này.Không rõ các tiêm kích F-16 của Israel được rao bán đã có tuổi thọ bay bao lâu, hiện đang ở trong tình trạng nào và thậm chí, việc chúng có bay được tiếp hay không vẫn còn là điều bí ẩn.Chưa kể tới việc, sở hữu tiêm kích F-16 cũng chỉ là một vấn đề, khía cạnh lớn hơn cần phải giải quyết đó là đào tạo phi công, nhân lực mặt đất và cung cấp vũ khí, hậu cần cho máy bay.Rõ ràng hợp đồng mua 29 chiếc máy bay chiến đấu F-16 của Israel với giá chỉ 100 triệu USD không bao gồm những "yếu tố kèm theo" cực kỳ quan trọng nói trên.Đó là chưa kể tới chuyện, Israel hoàn toàn có quyền từ chối bán kèm vũ khí cho các tiêm kích này, khi đó khách hàng sẽ phải chi thêm nhiều tiền hơn để nhập vũ khí từ các quốc gia thứ ba khác.Cuối cùng là về phiên bản tiêm kích F-16 mà Israel rao bán, thực chất chỉ toàn là phiên bản F-16A và F-16B - những phiên bản đầu tiên của loại tiêm kích này.Các chiến đấu cơ được lắp ráp theo phiên bản này dù có mới cũng đã ra đời từ những năm 80 của thế kỷ trước, khó có thể đáp ứng được nhu cầu tác chiến hiện đại.Tựu chung lại, việc sở hữu chiến đấu cơ F-16 với cái giá chỉ 3,3 triệu USD một chiếc là điều khá viển vông; khi mà khách hàng mua loại chiến đấu cơ này sẽ phải chi thêm rất nhiều tiền để có thể vận hành F-16 như một chiếc tiêm kích thực thụ.Suy cho cùng, các hợp đồng "bán thanh lý" tiêm kích chiến đấu này của Israel chỉ phù hợp với những công ty tư nhân - khách hàng sử dụng tiêm kích F-16 vào mục đích phi quân sự. Nguồn ảnh: Pinterest. Tiêm kích F-16V - phiên bản hiện đại nhất của chiến đấu cơ F-16 do Mỹ sản xuất.
Thông tin về việc Israel bán lô 29 tiêm kích F-16 cho một công ty tư nhân của Canada đã khiến nhiều người bất ngờ, nhất là với mức giá quá rẻ của chúng.
Cụ thể, toàn bộ lô hàng 29 chiếc tiêm kích qua sử dụng này được Israel bán cho đối tác nước ngoài với giá tổng cộng chỉ 100 triệu USD - tương đương với khoảng 3,3 triệu USD cho mỗi chiếc.
Đây là mức giá quá hời và nhiều người tin rằng, các lô hàng "bán thanh lý" máy bay chiến đấu F-16 của Israel sau này sẽ là cơ hội tốt cho các lực lượng không quân trên thế giới.
Tuy nhiên, các chuyên gia quân sự khẳng định, lô hàng tiêm kích F-16 giá rẻ thực chất không "ngon ăn" như mọi người nhầm tưởng.
Nhìn qua, có thể thấy việc sở hữu chiến đấu cơ F-16 với cái giá chỉ hơn 3 triệu USD cho mỗi chiếc rõ ràng là một món hời lớn. Tuy nhiên vấn đề không chỉ dừng lại ở đó.
Việc sở hữu một chiến đấu cơ đòi hỏi rất nhiều yêu cầu, và một trong số đó là hiện trạng của tiêm kích - nhất là khi mua hàng "đã qua sử dụng" như trong trường hợp này.
Không rõ các tiêm kích F-16 của Israel được rao bán đã có tuổi thọ bay bao lâu, hiện đang ở trong tình trạng nào và thậm chí, việc chúng có bay được tiếp hay không vẫn còn là điều bí ẩn.
Chưa kể tới việc, sở hữu tiêm kích F-16 cũng chỉ là một vấn đề, khía cạnh lớn hơn cần phải giải quyết đó là đào tạo phi công, nhân lực mặt đất và cung cấp vũ khí, hậu cần cho máy bay.
Rõ ràng hợp đồng mua 29 chiếc máy bay chiến đấu F-16 của Israel với giá chỉ 100 triệu USD không bao gồm những "yếu tố kèm theo" cực kỳ quan trọng nói trên.
Đó là chưa kể tới chuyện, Israel hoàn toàn có quyền từ chối bán kèm vũ khí cho các tiêm kích này, khi đó khách hàng sẽ phải chi thêm nhiều tiền hơn để nhập vũ khí từ các quốc gia thứ ba khác.
Cuối cùng là về phiên bản tiêm kích F-16 mà Israel rao bán, thực chất chỉ toàn là phiên bản F-16A và F-16B - những phiên bản đầu tiên của loại tiêm kích này.
Các chiến đấu cơ được lắp ráp theo phiên bản này dù có mới cũng đã ra đời từ những năm 80 của thế kỷ trước, khó có thể đáp ứng được nhu cầu tác chiến hiện đại.
Tựu chung lại, việc sở hữu chiến đấu cơ F-16 với cái giá chỉ 3,3 triệu USD một chiếc là điều khá viển vông; khi mà khách hàng mua loại chiến đấu cơ này sẽ phải chi thêm rất nhiều tiền để có thể vận hành F-16 như một chiếc tiêm kích thực thụ.
Suy cho cùng, các hợp đồng "bán thanh lý" tiêm kích chiến đấu này của Israel chỉ phù hợp với những công ty tư nhân - khách hàng sử dụng tiêm kích F-16 vào mục đích phi quân sự. Nguồn ảnh: Pinterest.
Tiêm kích F-16V - phiên bản hiện đại nhất của chiến đấu cơ F-16 do Mỹ sản xuất.