Hơn 70 năm sau chiến tranh, Nga – Nhật đàm phán hoà bình

Google News

(Kiến Thức) - Chiến tranh Thế giới thứ hai kết thúc với sự kiện Nhật Bản đầu hàng Đồng Minh, tuy nhiên về mặt lý thuyết Moscow và Tokyo vẫn đang trong tình trạng chiến tranh vì hai quốc gia này chưa hề ký kết văn kiện hoà bình nào với nhau kể từ năm 1945.

Theo Reuters đưa tin từ thành phố cảng Vladivostok nằm ở Viễn Đông nước Nga, Moscow và Tokyo đã bất ngờ đạt được các điều khoản thoả thuận đầu tiên cho một hiệp định hòa bình chính thức, chấm dứt… tình trạng chiến tranh giữa hai nước kể từ Chiến tranh Thế giới thứ hai tới nay.
Ý tưởng trên được Tổng thống Nga Vladimir Putin đưa ra trong cuộc hội đàm với Thủ tướng Nhật Shinzo Abe hôm 12/9, bên lề Diễn đàn kinh tế phương Đông đang diễn ra tại Vladivostok.
Hon 70 nam sau chien tranh, Nga – Nhat dam phan hoa binh
 Lãnh đạo hai quốc gia. Ảnh: Reuters.
Đáp lại lời đề nghị này của Tổng thống Nga, Thủ tướng Abe cho rằng “hai nước nên sớm ký kết hiệp định hoà bình trước cuối năm nay”.
Nhật Bản và Nga hiện vẫn đang trong tình trạng chiến tranh kể từ sau Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nhà nước hợp pháp tiền thân của Nga là Liên Xô chưa từng chấm dứt chiến tranh với Nhật Bản dù trong quá khứ hai quốc gia này vẫn có các hoạt động giao thương về kinh tế, văn hoá với nhau.
Vấn đề đảo Sakhalin
Nằm ở phía Bắc Thái Bình Dương, đảo Sakhalin cách Hokkaido chỉ vài chục km về hướng Bắc. Trước khi Chiến tranh Thế giới thứ 2 nổ ra, Nhật Bản và Liên Xô mỗi quốc gia nắm quyền sở hữu một nửa hòn đảo này với Nhật sở hữu nửa phía Nam, Liên Xô sở hữu nửa phía Bắc. Trong ngày cuối cùng của Chiến tranh Thế giới thứ hai, Hồng quân Liên Xô đã tràn vào đảo Sakhalin và chiếm đóng toàn bộ hòn đảo này cho tới tận ngày nay.
Hon 70 nam sau chien tranh, Nga – Nhat dam phan hoa binh-Hinh-2
 Đảo Sakhalin (vòng tròn đỏ) với Liên Xô và Nhật mỗi nước sở hữu một nửa trước Chiến tranh Thế giới thứ hai.
Cả phía Nhật Bản và phía Nga hiện nay đều mong muốn có một giải pháp hợp tình – hợp lý cho vấn đề tranh chấp trên hòn đảo này. Phía Nhật khẳng định đây sẽ là một bước ngoặt trong quan hệ ngoại giao giữa hai nước, mở ra nhiều cơ hội cho Nhậ đầu tư vào các công ty của Nga – vốn dĩ đang cực kỳ đói vốn vì các lệnh trừng phạt và cấm vận của phương Tây.
Lịch sử không yên bình
Trong quá khứ, từ đầu thế kỷ 20 dưới thời Đế quốc Nga cho tới Liên Xô và Nga sau này, Moscow và Tokyo đã rất nhiều lần đối đầu quân sự trên quy mô lớn.
Đầu tiên phải kể tới cuộc chiến tranh Nga – Nhật lần thứ nhất diễn ra từ 10/2/1904 và kéo dài tới 5/9/1905. Đây được xem là cuộc đại chiến đầu thế kỷ 20 khi hai nhân vật chính trong cuộc chiến tranh này là hai đất nước Đế quốc đầy tham vọng vào thời bấy giờ. Mục tiêu của cả hai quốc gia trong cuộc chiến tranh này đều là giành quyền kiểm soát Mãn Châu và Triều Tiên.
Hon 70 nam sau chien tranh, Nga – Nhat dam phan hoa binh-Hinh-3
 Quân Nga rút chạy sau thất bại thảm hại với Nhật trong trận Phụng Thiên. Ảnh: Alami.
Cuộc chiến xảy ra ở Nam Mãn Châu thuộc Trung Quốc, xung quanh bán đảo Liêu Đông và Phụng Thiên, các cuộc xung đột quy mô lớn cũng diễn ra trên biển quanh khu vực biển Hoàng Hải và biển Nhật Bản.
Kết quả của Chiến tranh Nga Nhật lần thứ nhất là phần thắng thuộc về đất nước mặt trời mọc, Nhật Bản giành được quyền kiểm soát toàn bộ Triều Tiên và vùng Mãn Châu, Đế quốc Nga thất bại thảm hại cả về mặt quân sự lẫn ngoại giao.
Chiến tranh Nga Nhật lần thứ hai hay còn được gọi là Chiến tranh biên giới Xô – Nhật diễn ra trong thời gian từ năm 1932 tới năm 1939 mới chính thức kết thúc. Rút kinh nghiệm từ cuộc xung đột hồi đầu thế kỷ, lần này người Liên Xô đã chủ động đánh chậm và kéo dài thời gian chiến tranh. Nhật Bản do quá tin vào việc Liên Xô sẽ lại thua một lần nữa nên đã không chủ động trong việc phòng thủ dẫn tới thất bại nặng nề.
Cuộc chiến tranh Xô – Nhật được biết đến như màn dạo đầu của Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nó có ý nghĩa quan trọng không kém gì Nội chiến Tây Ban Nha, góp phần không nhỏ vào việc hình thành nên phe Trục – nơi mà các quốc gia bị kìm kẹp lâu ngày nay đã phát triển đủ lớn để đòi chia lại miếng bánh thuộc địa.
Sau khi Chiến tranh Xô – Nhật kết thúc, hai quốc gia không hề đặt bút ký kết bất cứ văn bản hoà bình nào mà chỉ ký kết hiệp ước không xâm phạm lẫn nhau – tương tự như hiệp ước được Đức ký với Liên Xô trước Chiến tranh Thế giới thứ hai.
Hon 70 nam sau chien tranh, Nga – Nhat dam phan hoa binh-Hinh-4
 Tù binh Nhật đầu hàng quân Nga. Ảnh: Warhistory.
Năm 1941, dù Đức đã xé bỏ hiệp ước và kéo quân xâm lược Liên Xô nhưng Nhật Bản vẫn đứng ngoài cuộc chiến, tôn trọng hoàn toàn các hiệp ước không xâm phạm được nước này ký với Moscow và chuyển hướng sang tấn công xuống khu vực Đông Nam Á cũng như gây chiến với Mỹ trên biển Thái BÌnh Dương.
Ngày 5/4/1945 – chỉ ít ngày trước khi Chiến tranh Thế giới thứ hai kết thúc ở châu Âu, Liên Xô tuyên bố đơn phương chấm dứt hiệp ước không xâm phạm lẫn nhau được nước này ký kết với Nhật Bản. Về mặt lý thuyết, tới ngày 13/4/1946 hiệp ước không xâm phạm lẫn nhau giữa Liên Xô và Nhật Bản mới kết thúc. Tuy nhiên vào ngày 9/8/1941, trước khi hiệp ước này hết hạn Liên Xô đã tuyên chiến một lần nữa với Nhật Bản khiến Tokyo bất ngờ. Chiến dịch Mãn châu được Liên Xô tung ra chỉ một giờ sau khi tuyên chiến.
Tới nay, về mặt lý thuyết hai nước vẫn đang trong tình trạng chiến tranh và có thể nổ súng gây chiến bất cứ lúc nào mà không cần tuyên chiến.

Mời độc giả xem video: Tổng thống Putin cùng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình làm bánh kếp tại Diễn đàn kinh tế Phương đông. (nguồn RT)

Tuấn Anh

>> xem thêm

Bình luận(0)