Sáng 11/9, tàu khu trục ROKS Munmu the Great (DDH-976) của Hải quân Hàn Quốc cập Cảng Tiên Sa, bắt đầu chuyến thăm xã giao thành phố Đà Nẵng từ ngày 11 -14/9. Đây là lần thứ hai tàu chiến Hàn Quốc thăm thành phố Đà Nẵng. Lần đầu vào tháng 9/2017, gồm 2 tàu khu trục là: ROKS Kang Gam Chan (DDH-979) và ROKS Hwacheon (AOE-59). Nguồn ảnh: VOVTrong 5 ngày lưu lại Đà Nẵng, Đoàn sĩ quan và thủy thủ tàu khu trục Hàn Quốc đến chào xã giao lãnh đạo thành phố, lãnh đạo Bộ Tư lệnh Vùng 3 Hải quân. Các thuyền viên trên tàu sẽ tham quan thành phố Đà Nẵng. Nguồn ảnh: VOVROKS Munmu the Great là chiếc thứ 2 thuộc lớp tàu khu trục đa nhiệm Chungmugong Yi Sun-sin do Hyundai và Daewoo cùng chế tạo cho Hải quân Hàn Quốc dựa theo chương trình KDX. Nó có lượng giãn nước toàn tải lên tới 5.520 tấn, dài 150m, tốc độ tối đa 29 hải lý/h, thủy thủ đoàn 300 người. Nguồn ảnh: WikipediaMặc dù có lượng giãn nước nhỏ hơn so với các tàu khu trục Aegis của Mỹ, thế nhưng sức mạnh của Chungmugong Yi Sun-sin nói chung và Munmu the Great nói riêng đều "không phải dạng vừa". Trong ảnh, một chiếc tàu khu trục thuộc lớp này đang phóng tên lửa hải đối không SM-2 Block IIIA có tầm bắn gần 170km. Loại tàu này trang bị 32 quả đạn SM-2 đặt trong hệ thống phóng thẳng đứng Mk 41. Nguồn ảnh: WikipediaNgoài ra, con tàu còn được trang bị một bệ phóng tên lửa phòng không RIM-116 RAM được coi là rất hiệu quả với tên lửa hành trình chống hạm. Có thể xem nó như là “chốt chặn” cuối cùng trên tàu chiến của Hàn Quốc. Nguồn ảnh: WikipediaNgoài hệ thống phóng thẳng đứng (VLS) Mk41 của Mỹ, trên Munmu the Great, Hàn Quốc còn trang bị hệ thống VLS nội địa được gọi là K-VLS với 32 ống phóng cho phép triển khai 2 loại vũ khí cùng lúc. Mà một trong hai thứ đó là loại tên lửa đặc biệt nguy hiểm - Hyunmoo III. Nguồn ảnh: ROK MNDVới Hyunmoo III – Munmu the Great và các tàu “anh em” có khả năng thực hiện các đòn tấn công vào sâu trong lãnh thổ Triều Tiên. Tầm bắn của loại tên lửa này được cho là từ 500-1.500km. Nguồn ảnh: WikipediaK-VLS còn có thể chứa tối đa 8 tên lửa chống ngầm Hong Sang-Eo có giá tới 14 triệu USD/quả. Nguồn ảnh: YonhapLoại vũ khí săn ngầm cực kỳ đắt tiền này có tầm bắn 19km, nó không mang đầu đạn thông thường mà trang bị ngư lôi 324mm K745. Khi chiến đấu, Hong Sang-Eo sẽ mang ngư lôi tới địa điểm phát hiện tàu ngầm, K745 sẽ hạ cánh xuống mặt nước bằng dù và tự săn lùng đối phương.Sau cùng, tàu khu trục Munmu the Great được trang bị bệ phóng 8 tên lửa hành trình chống hạm SSM-700K Hae Sung. Nguồn ảnh: VOVĐây là phiên bản của tên lửa Harpoon do Mỹ sản xuất, chúng bắt đầu triển khai trên các tàu chiến Hàn Quốc từ năm 2006. Tên lửa có tầm bắn tối đa 150km, tốc độc cận âm 1.013km/h. Nguồn ảnh: WikipediaChiến hạm Hàn Quốc có khoang chứa máy bay khá lớn cho phép chở tới 2 trực thăng săn ngầm. Nguồn ảnh: VOVCận cảnh các anten radar chiến hạm Hàn Quốc đang ở thăm Đà Nẵng. Nguồn ảnh: VOVCác khí tài điện tử trên con tàu này chủ yếu do Mỹ, Hà Lan. Bên cạnh đó, Hàn Quốc cũng cố "bon chen" hệ thống quản lý tác chiến nội địa KDCOM-II, nhưng nó vốn là phiên bản của hệ thống tương tự trên tàu hộ vệ Type 23 của Anh. Nguồn ảnh: VOVMời độc giả xem video: Tàu khu trục Munmu the Great của Hàn Quốc tham gia chống cướp biển. (nguồn Arirang)
Sáng 11/9, tàu khu trục ROKS Munmu the Great (DDH-976) của Hải quân Hàn Quốc cập Cảng Tiên Sa, bắt đầu chuyến thăm xã giao thành phố Đà Nẵng từ ngày 11 -14/9. Đây là lần thứ hai tàu chiến Hàn Quốc thăm thành phố Đà Nẵng. Lần đầu vào tháng 9/2017, gồm 2 tàu khu trục là: ROKS Kang Gam Chan (DDH-979) và ROKS Hwacheon (AOE-59). Nguồn ảnh: VOV
Trong 5 ngày lưu lại Đà Nẵng, Đoàn sĩ quan và thủy thủ tàu khu trục Hàn Quốc đến chào xã giao lãnh đạo thành phố, lãnh đạo Bộ Tư lệnh Vùng 3 Hải quân. Các thuyền viên trên tàu sẽ tham quan thành phố Đà Nẵng. Nguồn ảnh: VOV
ROKS Munmu the Great là chiếc thứ 2 thuộc lớp tàu khu trục đa nhiệm Chungmugong Yi Sun-sin do Hyundai và Daewoo cùng chế tạo cho Hải quân Hàn Quốc dựa theo chương trình KDX. Nó có lượng giãn nước toàn tải lên tới 5.520 tấn, dài 150m, tốc độ tối đa 29 hải lý/h, thủy thủ đoàn 300 người. Nguồn ảnh: Wikipedia
Mặc dù có lượng giãn nước nhỏ hơn so với các tàu khu trục Aegis của Mỹ, thế nhưng sức mạnh của Chungmugong Yi Sun-sin nói chung và Munmu the Great nói riêng đều "không phải dạng vừa". Trong ảnh, một chiếc tàu khu trục thuộc lớp này đang phóng tên lửa hải đối không SM-2 Block IIIA có tầm bắn gần 170km. Loại tàu này trang bị 32 quả đạn SM-2 đặt trong hệ thống phóng thẳng đứng Mk 41. Nguồn ảnh: Wikipedia
Ngoài ra, con tàu còn được trang bị một bệ phóng tên lửa phòng không RIM-116 RAM được coi là rất hiệu quả với tên lửa hành trình chống hạm. Có thể xem nó như là “chốt chặn” cuối cùng trên tàu chiến của Hàn Quốc. Nguồn ảnh: Wikipedia
Ngoài hệ thống phóng thẳng đứng (VLS) Mk41 của Mỹ, trên Munmu the Great, Hàn Quốc còn trang bị hệ thống VLS nội địa được gọi là K-VLS với 32 ống phóng cho phép triển khai 2 loại vũ khí cùng lúc. Mà một trong hai thứ đó là loại tên lửa đặc biệt nguy hiểm - Hyunmoo III. Nguồn ảnh: ROK MND
Với Hyunmoo III – Munmu the Great và các tàu “anh em” có khả năng thực hiện các đòn tấn công vào sâu trong lãnh thổ Triều Tiên. Tầm bắn của loại tên lửa này được cho là từ 500-1.500km. Nguồn ảnh: Wikipedia
K-VLS còn có thể chứa tối đa 8 tên lửa chống ngầm Hong Sang-Eo có giá tới 14 triệu USD/quả. Nguồn ảnh: Yonhap
Loại vũ khí săn ngầm cực kỳ đắt tiền này có tầm bắn 19km, nó không mang đầu đạn thông thường mà trang bị ngư lôi 324mm K745. Khi chiến đấu, Hong Sang-Eo sẽ mang ngư lôi tới địa điểm phát hiện tàu ngầm, K745 sẽ hạ cánh xuống mặt nước bằng dù và tự săn lùng đối phương.
Sau cùng, tàu khu trục Munmu the Great được trang bị bệ phóng 8 tên lửa hành trình chống hạm SSM-700K Hae Sung. Nguồn ảnh: VOV
Đây là phiên bản của tên lửa Harpoon do Mỹ sản xuất, chúng bắt đầu triển khai trên các tàu chiến Hàn Quốc từ năm 2006. Tên lửa có tầm bắn tối đa 150km, tốc độc cận âm 1.013km/h. Nguồn ảnh: Wikipedia
Chiến hạm Hàn Quốc có khoang chứa máy bay khá lớn cho phép chở tới 2 trực thăng săn ngầm. Nguồn ảnh: VOV
Cận cảnh các anten radar chiến hạm Hàn Quốc đang ở thăm Đà Nẵng. Nguồn ảnh: VOV
Các khí tài điện tử trên con tàu này chủ yếu do Mỹ, Hà Lan. Bên cạnh đó, Hàn Quốc cũng cố "bon chen" hệ thống quản lý tác chiến nội địa KDCOM-II, nhưng nó vốn là phiên bản của hệ thống tương tự trên tàu hộ vệ Type 23 của Anh. Nguồn ảnh: VOV
Mời độc giả xem video: Tàu khu trục Munmu the Great của Hàn Quốc tham gia chống cướp biển. (nguồn Arirang)