Chính điều này đã sinh ra khái niệm máy bay tiêm kích ban đêm hay còn được gọi là máy bay tiêm kích mọi thời tiết được ra đời từ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Và khái niệm này được sử dụng để chỉ một loại máy bay có khả năng sử dụng được trong mọi điều kiện thời tiết xấu, tầm nhìn kém, bao gồm cả tác chiến vào ban đêm. Nguồn ảnh: Warhistory.Trước đây, tác chiến đêm là điều cực kỳ khó khăn nếu không muốn nói là bất khả thi với phần lớn các loại tiêm kích do tầm nhìn hạn chế và hầu như không có ánh sáng, nhất là vào những đêm không trăng. Điều này khiến cho các loại máy bay ném bom có thể thoải mái tác chiến vào ban đêm mà không sợ bị tiêm kích đối phương tấn công. Nguồn ảnh: Common.Để khắc phục được vấn đề này, hệ thống radar cỡ nhỏ đã được trang bị phía trước mũi máy bay - giúp cho phi công có thể "nhìn" thấy máy bay địch mà không cần tới ánh sáng bên ngoài. Nguồn ảnh: Wiki.Khi mới ra đời trong Chiến tranh Thế giới thứ 2, các hệ thống radar cho máy bay có kích thước quá lớn và trọng lượng nặng nề. Vậy nên chỉ có những loại máy bay chiến đấu hạng nặng mới có thể lắp được những hệ thống này. Nguồn ảnh: Mokvik.Do yêu cầu đặc biệt trong thiết kế máy bay chiến đấu ban đêm, loại chiến đấu cơ này được phát triển theo một hướng khác hoàn toàn so với tiêm kích và tiêm kích hạng nặng, trở thành một lớp máy bay riêng biệt. Nguồn ảnh: Wiki.Có thể kể tên một vài loại tiêm kích đêm nổi tiếng trong Chiến tranh Thế giới thứ hai như Bristol Beaufighter hay Havilland Mosquito của Anh hay P-61 của Mỹ hoặc Bf 110F4 của Đức quốc xã. Liên Xô về cuối chiến tranh cũng nâng cấp Yak-9M lên thành tiêm kích ban đêm và là một trong những loại tiêm kích đêm một động cơ hiếm hoi trong cuộc chiến này. Nguồn ảnh: Grill.Mặc dù vậy, do những thiếu sót về mặt công nghệ nên hệ thống radar dành cho máy bay tiêm kích đánh đêm ra đời trong thời điểm này vẫn có rất nhiều thiếu sót và chỉ là thiết bị bổ trợ cho hoạt động đánh đêm của phi công chứ không phải là thiết bị mang tính chủ chốt. Nguồn ảnh: Bird.Cụ thể, hầu hết các loại radar cỡ nhỏ sử dụng trên máy bay thời điểm này chỉ có thể phát hiện và theo dõi được tối đa ba mục tiêu của đối phương. Chủ yếu phi công chỉ sử dụng radar như thiết bị định hướng. Khi tiếp cận với máy bay địch, các phi công sẽ báo hiệu mặt đất bắn pháo sáng để lấy tầm nhìn giao tranh. Nguồn ảnh: BlacknWhite.Mục tiêu của những máy bay tiêm kích ban đêm trong cuộc chiến này cũng chủ yếu là máy bay ném bom của đối phương. Do có thể định hướng mục tiêu bằng toạ độ, máy bay ném bom có thể hoạt động bất kể ngày đêm. Nguồn ảnh: Pinterest.Trước khi các loại tiêm kích bay đêm ra đời, phòng không các nước trong Chiến tranh Thế giới thứ hai chủ yếu sử dụng pháo sáng và đèn pha rọi lên trời để lấy tầm nhìn cho tiêm kích đánh chặn. Tuy nhiên cách thức này khá không an toàn vì nguy cơ va chạm và đâm nhau trên không khi tầm nhìn kém là rất cao. Nguồn ảnh: Warhistory.Các loại tiêm kích mọi thời tiết hay tiêm kích ban đêm tiếp tục được coi là một lớp máy bay riêng biệt cho tới những năm 1960. Khi khoa học công nghệ phát triển đủ mạnh để mọi loại máy bay đều có thể mang theo được radar thì tiêm kích ban đêm và tiêm kích thông thường lại được gộp vào làm một. Nguồn ảnh: Tube.Tuy nhiên tới tận thời điểm hiện tại, dù tiêm kích đã không chia ngày - đêm như trước kia nhưng trình độ của phi công vẫn được chia ra hai loại, đó là phi công tác chiến trong mọi loại điều kiện thời tiết và phi công chỉ tác chiến ban ngày. Nguồn ảnh: WWII. Mời độc giả xem Video: Siêu máy bay vận tải hạng nặng của Đức quốc xã - loại vận tải cơ trọng tải lớn nhất Chiến tranh Thế giới thứ hai.
Chính điều này đã sinh ra khái niệm máy bay tiêm kích ban đêm hay còn được gọi là máy bay tiêm kích mọi thời tiết được ra đời từ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Và khái niệm này được sử dụng để chỉ một loại máy bay có khả năng sử dụng được trong mọi điều kiện thời tiết xấu, tầm nhìn kém, bao gồm cả tác chiến vào ban đêm. Nguồn ảnh: Warhistory.
Trước đây, tác chiến đêm là điều cực kỳ khó khăn nếu không muốn nói là bất khả thi với phần lớn các loại tiêm kích do tầm nhìn hạn chế và hầu như không có ánh sáng, nhất là vào những đêm không trăng. Điều này khiến cho các loại máy bay ném bom có thể thoải mái tác chiến vào ban đêm mà không sợ bị tiêm kích đối phương tấn công. Nguồn ảnh: Common.
Để khắc phục được vấn đề này, hệ thống radar cỡ nhỏ đã được trang bị phía trước mũi máy bay - giúp cho phi công có thể "nhìn" thấy máy bay địch mà không cần tới ánh sáng bên ngoài. Nguồn ảnh: Wiki.
Khi mới ra đời trong Chiến tranh Thế giới thứ 2, các hệ thống radar cho máy bay có kích thước quá lớn và trọng lượng nặng nề. Vậy nên chỉ có những loại máy bay chiến đấu hạng nặng mới có thể lắp được những hệ thống này. Nguồn ảnh: Mokvik.
Do yêu cầu đặc biệt trong thiết kế máy bay chiến đấu ban đêm, loại chiến đấu cơ này được phát triển theo một hướng khác hoàn toàn so với tiêm kích và tiêm kích hạng nặng, trở thành một lớp máy bay riêng biệt. Nguồn ảnh: Wiki.
Có thể kể tên một vài loại tiêm kích đêm nổi tiếng trong Chiến tranh Thế giới thứ hai như Bristol Beaufighter hay Havilland Mosquito của Anh hay P-61 của Mỹ hoặc Bf 110F4 của Đức quốc xã. Liên Xô về cuối chiến tranh cũng nâng cấp Yak-9M lên thành tiêm kích ban đêm và là một trong những loại tiêm kích đêm một động cơ hiếm hoi trong cuộc chiến này. Nguồn ảnh: Grill.
Mặc dù vậy, do những thiếu sót về mặt công nghệ nên hệ thống radar dành cho máy bay tiêm kích đánh đêm ra đời trong thời điểm này vẫn có rất nhiều thiếu sót và chỉ là thiết bị bổ trợ cho hoạt động đánh đêm của phi công chứ không phải là thiết bị mang tính chủ chốt. Nguồn ảnh: Bird.
Cụ thể, hầu hết các loại radar cỡ nhỏ sử dụng trên máy bay thời điểm này chỉ có thể phát hiện và theo dõi được tối đa ba mục tiêu của đối phương. Chủ yếu phi công chỉ sử dụng radar như thiết bị định hướng. Khi tiếp cận với máy bay địch, các phi công sẽ báo hiệu mặt đất bắn pháo sáng để lấy tầm nhìn giao tranh. Nguồn ảnh: BlacknWhite.
Mục tiêu của những máy bay tiêm kích ban đêm trong cuộc chiến này cũng chủ yếu là máy bay ném bom của đối phương. Do có thể định hướng mục tiêu bằng toạ độ, máy bay ném bom có thể hoạt động bất kể ngày đêm. Nguồn ảnh: Pinterest.
Trước khi các loại tiêm kích bay đêm ra đời, phòng không các nước trong Chiến tranh Thế giới thứ hai chủ yếu sử dụng pháo sáng và đèn pha rọi lên trời để lấy tầm nhìn cho tiêm kích đánh chặn. Tuy nhiên cách thức này khá không an toàn vì nguy cơ va chạm và đâm nhau trên không khi tầm nhìn kém là rất cao. Nguồn ảnh: Warhistory.
Các loại tiêm kích mọi thời tiết hay tiêm kích ban đêm tiếp tục được coi là một lớp máy bay riêng biệt cho tới những năm 1960. Khi khoa học công nghệ phát triển đủ mạnh để mọi loại máy bay đều có thể mang theo được radar thì tiêm kích ban đêm và tiêm kích thông thường lại được gộp vào làm một. Nguồn ảnh: Tube.
Tuy nhiên tới tận thời điểm hiện tại, dù tiêm kích đã không chia ngày - đêm như trước kia nhưng trình độ của phi công vẫn được chia ra hai loại, đó là phi công tác chiến trong mọi loại điều kiện thời tiết và phi công chỉ tác chiến ban ngày. Nguồn ảnh: WWII.
Mời độc giả xem Video: Siêu máy bay vận tải hạng nặng của Đức quốc xã - loại vận tải cơ trọng tải lớn nhất Chiến tranh Thế giới thứ hai.