Theo quan niệm của nhiều người, trận đánh xe tăng lớn nhất trong Thế chiến II xảy ra là trận Vòng cung Kursk diễn ra vào tháng 7/1943. Tuy nhiên, các nhà sử học gần đây nghiên cứu các tài liệu lưu trữ cho biết, có một trận đánh xe tăng khác, quy mô không kém xảy ra vào đầu cuộc Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại của Liên Xô, gần thành phố Senno của Belarus.Đầu tháng 7/1941, tình hình mặt trận đối với quân đội Liên Xô rất nguy cấp. Sau khi chiếm được thành phố Minsk và đánh bại các lực lượng chính của Phương diện quân Tây, quân Đức bắt đầu tiến về phía sông Dnepr và bờ tây sông Dvina.Ngày 3/7, tướng Franz Halder, người đứng đầu Bộ Tổng Tham mưu Đức, đã viết như sau trong nhật ký của mình: “Chúng ta có thể nói rằng nhiệm vụ tiêu diệt các lực lượng chủ lực trên bộ của Hồng quân Liên Xô trước Tây Dvina và sông Dnepr đã hoàn thành”.Để kiểm soát đầu cầu Dvina-Dnepr, đội hình tấn công của Lục quân Đức (Wehrmacht) đã tiến hành các cuộc tấn công theo hai hướng chính. Theo hướng thành phố Vitebsk là Quân đoàn cơ giới 39 từ Tập đoàn thiết giáp số 3 do Đại tá Đức Goth chỉ huy. Sư đoàn thiết giáp số 7 đi đầu đã đánh chiếm thị trấn Lepel vào ngày 4/7 và tiếp tục tiến về phía đông.Việc chiếm giữ Vitebsk là một nhiệm vụ ưu tiên để phát triển một cuộc tấn công tiếp theo. Còn theo hướng Orsha là Quân đoàn cơ giới 47 của Tập đoàn thiết giáp số 2, dưới sự chỉ huy của tướng Heinz Guderian, với Sư đoàn Thiết giáp số 18 đi đầu. Đồng thời, Sư đoàn Thiết giáp 17 được điều đến thành phố Senno.Bộ chỉ huy Liên Xô quyết định dùng lực lượng của Quân đoàn cơ giới 7 và 5 tấn công chống lại quân Đức. Cả hai quân đoàn, phối hợp với lực lượng hàng không, tập trung tấn công vào các hướng ở làng Ostrovno và thành phố Senno. Thời gian bắt đầu cuộc tấn công dự kiến vào sáng ngày 6/7.Quân đoàn cơ giới số 5 của Liên Xô có một sư đoàn cơ giới và hai sư đoàn xe tăng. Tổng cộng có 927 xe tăng trong biên chế quân đoàn. Hỗ trợ cho các hoạt động của Quân đoàn 5 là các trung đoàn Pháo binh 467 và 587.Quân đoàn cơ giới 7 có hai sư đoàn xe tăng (14 và 18) với 507 xe tăng. Cả hai quân đoàn cơ giới đều thuộc Tập đoàn quân 20. Sư đoàn Không quân hỗn hợp 23 và Sư đoàn máy bay ném bom số 12, có quân số từ 150 đến 300 máy bay, sẽ hỗ trợ trên không.Về phía Đức, Sư đoàn Thiết giáp số 7 và 17 đã tham gia trận đánh xe tăng và sau đó là Sư đoàn thiết giáp số 12 cũng được tăng cường tham gia cùng. Tổng phương tiện của quân Đức có khoảng 300 đến 400 xe tăng. Ngày 9/7, Sư đoàn thiết giáp 12, bao gồm 209 xe tăng tham chiến, được không quân của Quân đoàn 8 hỗ trợ dưới sự chỉ huy của tướng W.von Richthofen.Do không có sự hiệp đồng giữa các quân đoàn cơ giới, nên các cuộc giao tranh diễn ra riêng lẻ. Quân đoàn cơ giới số 5 Liên Xô đã tiến vào khu vực lân cận các làng Tolpino và Zotovo. Cùng lúc, Quân đoàn cơ giới 7 tấn công tại ngã rẽ sông Chernogostnitsa. Cuộc tấn công bắt đầu vào ngày 6/7/1941. Trong ngày đầu tiên, Sư đoàn thiết giáp số 18 của Liên Xô đã đánh chiếm được thành phố Senno. Phân đội của Sư đoàn thiết giáp số 17 của Đức đóng ở đó phải rút lui. Tuy nhiên, Sư đoàn thiết giáp số 14 tiến đến gần sông Chernogostnitsa không thể vượt qua được hàng phòng ngự của quân Đức.Trong ngày hôm sau, các trận chiến ác liệt trên thành phố Senno đã diễn ra. Sư đoàn thiết giáp 18, với sự hỗ trợ của Quân đoàn cơ giới 5, đã tấn công Sư đoàn thiết giáp số 17 của Đức đang chiếm giữ thành phố. Tuy nhiên, Sư đoàn thiết giáp số 14 trên tuyến sông Chernogostnitsa bị tổn thất nghiêm trọng. Quân Liên Xô trong khu vực này đã mất một nửa số xe tăng.Trước diễn biến trên, ngày 8/7 sư đoàn thiết giáp 18 và Quân đoàn cơ giới 5 phải rút lui khỏi thành phố Senno. Đến 16 giờ 30 phút ngày 9/7/1941, theo lệnh của Tư lệnh Tập đoàn quân 20 tướng Pavel Kurochkin, quân đội Liên Xô ngừng tấn công vào quân Đức, rút về khu vực Orsha, phía bắc thành phố Vitebsk và chiếm giữ các vị trí phòng thủ.Trận chiến này, theo số liệu của nhà sử học người Nga Aleksei Isaev, quân đội Liên Xô đã mất 832 xe tăng và khoảng 646 binh sĩ trong trận Senno. Tổn thất của quân Đức là khoảng 300 xe tăng và 4 trung đoàn bộ binh. Tuy nhiên, điều này còn bị tranh cãi vì một số nhà sử học cho rằng phía Đức chỉ mất 27 xe tăng vì nhiều xe bị hỏng được khôi phục.Cuộc tấn công của Liên Xô kết thúc trong thất bại. Điều này góp phần làm suy yếu quân đội Liên Xô trong khu vực, sau đó mở đường cho cuộc tiến công của quân Đức. Quân Đức tìm thấy rất nhiều xe tăng bị bỏ rơi trong khu vực chiến đấu. Nhiều xe tăng bị hư hại đáng kể, nhưng trong một số trường hợp, nhiên liệu đã hết. Trong số các xe tăng này có KV-2, T-34, BT-7 và thậm chí cả xe tăng hóa chất (súng phun lửa) HT-130.Con trai của Stalin là Yakov Dzhugashvili khi đó đang là chỉ huy khẩu đội của Trung đoàn lựu pháo số 14 thuộc Sư đoàn thiết giáp số 14. Anh tham gia các trận chiến ở biên giới sông Chernogostnitsa và trong trận chiến anh đã bị quân Đức bắt làm tù binh.Theo các chuyên gia, những thất bại của lực lượng xe tăng Nga không phải do chất lượng vật liệu hoặc vũ khí kém, mà là do không có khả năng chỉ huy và thiếu kinh nghiệm điều động…Năm 2011, để vinh danh trận chiến này, một tượng đài xe tăng IS-3 đã được dựng lên ở thành phố Senno. Ngoài ra, một tấm biển tưởng niệm nằm trên đường cao tốc Beshenkovichi băng qua sông Chernogostnitsa, gần làng Sinegorje. Nguồn ảnh: Warhistory.
Theo quan niệm của nhiều người, trận đánh xe tăng lớn nhất trong Thế chiến II xảy ra là trận Vòng cung Kursk diễn ra vào tháng 7/1943. Tuy nhiên, các nhà sử học gần đây nghiên cứu các tài liệu lưu trữ cho biết, có một trận đánh xe tăng khác, quy mô không kém xảy ra vào đầu cuộc Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại của Liên Xô, gần thành phố Senno của Belarus.
Đầu tháng 7/1941, tình hình mặt trận đối với quân đội Liên Xô rất nguy cấp. Sau khi chiếm được thành phố Minsk và đánh bại các lực lượng chính của Phương diện quân Tây, quân Đức bắt đầu tiến về phía sông Dnepr và bờ tây sông Dvina.
Ngày 3/7, tướng Franz Halder, người đứng đầu Bộ Tổng Tham mưu Đức, đã viết như sau trong nhật ký của mình: “Chúng ta có thể nói rằng nhiệm vụ tiêu diệt các lực lượng chủ lực trên bộ của Hồng quân Liên Xô trước Tây Dvina và sông Dnepr đã hoàn thành”.
Để kiểm soát đầu cầu Dvina-Dnepr, đội hình tấn công của Lục quân Đức (Wehrmacht) đã tiến hành các cuộc tấn công theo hai hướng chính. Theo hướng thành phố Vitebsk là Quân đoàn cơ giới 39 từ Tập đoàn thiết giáp số 3 do Đại tá Đức Goth chỉ huy. Sư đoàn thiết giáp số 7 đi đầu đã đánh chiếm thị trấn Lepel vào ngày 4/7 và tiếp tục tiến về phía đông.
Việc chiếm giữ Vitebsk là một nhiệm vụ ưu tiên để phát triển một cuộc tấn công tiếp theo. Còn theo hướng Orsha là Quân đoàn cơ giới 47 của Tập đoàn thiết giáp số 2, dưới sự chỉ huy của tướng Heinz Guderian, với Sư đoàn Thiết giáp số 18 đi đầu. Đồng thời, Sư đoàn Thiết giáp 17 được điều đến thành phố Senno.
Bộ chỉ huy Liên Xô quyết định dùng lực lượng của Quân đoàn cơ giới 7 và 5 tấn công chống lại quân Đức. Cả hai quân đoàn, phối hợp với lực lượng hàng không, tập trung tấn công vào các hướng ở làng Ostrovno và thành phố Senno. Thời gian bắt đầu cuộc tấn công dự kiến vào sáng ngày 6/7.
Quân đoàn cơ giới số 5 của Liên Xô có một sư đoàn cơ giới và hai sư đoàn xe tăng. Tổng cộng có 927 xe tăng trong biên chế quân đoàn. Hỗ trợ cho các hoạt động của Quân đoàn 5 là các trung đoàn Pháo binh 467 và 587.
Quân đoàn cơ giới 7 có hai sư đoàn xe tăng (14 và 18) với 507 xe tăng. Cả hai quân đoàn cơ giới đều thuộc Tập đoàn quân 20. Sư đoàn Không quân hỗn hợp 23 và Sư đoàn máy bay ném bom số 12, có quân số từ 150 đến 300 máy bay, sẽ hỗ trợ trên không.
Về phía Đức, Sư đoàn Thiết giáp số 7 và 17 đã tham gia trận đánh xe tăng và sau đó là Sư đoàn thiết giáp số 12 cũng được tăng cường tham gia cùng. Tổng phương tiện của quân Đức có khoảng 300 đến 400 xe tăng. Ngày 9/7, Sư đoàn thiết giáp 12, bao gồm 209 xe tăng tham chiến, được không quân của Quân đoàn 8 hỗ trợ dưới sự chỉ huy của tướng W.von Richthofen.
Do không có sự hiệp đồng giữa các quân đoàn cơ giới, nên các cuộc giao tranh diễn ra riêng lẻ. Quân đoàn cơ giới số 5 Liên Xô đã tiến vào khu vực lân cận các làng Tolpino và Zotovo. Cùng lúc, Quân đoàn cơ giới 7 tấn công tại ngã rẽ sông Chernogostnitsa.
Cuộc tấn công bắt đầu vào ngày 6/7/1941. Trong ngày đầu tiên, Sư đoàn thiết giáp số 18 của Liên Xô đã đánh chiếm được thành phố Senno. Phân đội của Sư đoàn thiết giáp số 17 của Đức đóng ở đó phải rút lui. Tuy nhiên, Sư đoàn thiết giáp số 14 tiến đến gần sông Chernogostnitsa không thể vượt qua được hàng phòng ngự của quân Đức.
Trong ngày hôm sau, các trận chiến ác liệt trên thành phố Senno đã diễn ra. Sư đoàn thiết giáp 18, với sự hỗ trợ của Quân đoàn cơ giới 5, đã tấn công Sư đoàn thiết giáp số 17 của Đức đang chiếm giữ thành phố. Tuy nhiên, Sư đoàn thiết giáp số 14 trên tuyến sông Chernogostnitsa bị tổn thất nghiêm trọng. Quân Liên Xô trong khu vực này đã mất một nửa số xe tăng.
Trước diễn biến trên, ngày 8/7 sư đoàn thiết giáp 18 và Quân đoàn cơ giới 5 phải rút lui khỏi thành phố Senno. Đến 16 giờ 30 phút ngày 9/7/1941, theo lệnh của Tư lệnh Tập đoàn quân 20 tướng Pavel Kurochkin, quân đội Liên Xô ngừng tấn công vào quân Đức, rút về khu vực Orsha, phía bắc thành phố Vitebsk và chiếm giữ các vị trí phòng thủ.
Trận chiến này, theo số liệu của nhà sử học người Nga Aleksei Isaev, quân đội Liên Xô đã mất 832 xe tăng và khoảng 646 binh sĩ trong trận Senno. Tổn thất của quân Đức là khoảng 300 xe tăng và 4 trung đoàn bộ binh. Tuy nhiên, điều này còn bị tranh cãi vì một số nhà sử học cho rằng phía Đức chỉ mất 27 xe tăng vì nhiều xe bị hỏng được khôi phục.
Cuộc tấn công của Liên Xô kết thúc trong thất bại. Điều này góp phần làm suy yếu quân đội Liên Xô trong khu vực, sau đó mở đường cho cuộc tiến công của quân Đức. Quân Đức tìm thấy rất nhiều xe tăng bị bỏ rơi trong khu vực chiến đấu.
Nhiều xe tăng bị hư hại đáng kể, nhưng trong một số trường hợp, nhiên liệu đã hết. Trong số các xe tăng này có KV-2, T-34, BT-7 và thậm chí cả xe tăng hóa chất (súng phun lửa) HT-130.
Con trai của Stalin là Yakov Dzhugashvili khi đó đang là chỉ huy khẩu đội của Trung đoàn lựu pháo số 14 thuộc Sư đoàn thiết giáp số 14. Anh tham gia các trận chiến ở biên giới sông Chernogostnitsa và trong trận chiến anh đã bị quân Đức bắt làm tù binh.
Theo các chuyên gia, những thất bại của lực lượng xe tăng Nga không phải do chất lượng vật liệu hoặc vũ khí kém, mà là do không có khả năng chỉ huy và thiếu kinh nghiệm điều động…
Năm 2011, để vinh danh trận chiến này, một tượng đài xe tăng IS-3 đã được dựng lên ở thành phố Senno. Ngoài ra, một tấm biển tưởng niệm nằm trên đường cao tốc Beshenkovichi băng qua sông Chernogostnitsa, gần làng Sinegorje. Nguồn ảnh: Warhistory.